Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích khổ đầu chủa bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai
Mùa xuân là chim hót trên cành cây
Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai
Thoáng trên mắt môi bao nụ cười...
Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ’’ của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và “sống” hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái “nhỏ” ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:
Ồ!tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...
(Tố Hữu)
Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: “Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!”.
“Từng giọt long lanh”... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và “trông thấy” được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái “lộc” của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.
Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc “Mùa xuân nho nhỏ”, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...
"Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc".
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời".
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
+ Đảo từ 'mọc' lên đầu câu, nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của bông hoa tím nhỏ bé
+ Nhân hóa: gọi chim 'ơi' như gọi một người bạn thân thiết của mình thể hiện sự yêu mến thiên nhiên của tác giả
+) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Tiếng hót của chim trở thành những'giọt long lanh rơi'. Lúc này t/g không chỉ còn cảm nhận tiếng chim bằng mắt nữa mà còn bằng cả xúc giác.Tiếng chim thật xúc động, đẹp và ấn tượng biết chừng nào
Qua đó ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu mến, nâng niu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời của Thanh Hải
1.
Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến… Người viết hồi kí chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thức mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Hơn nữa, bản thân người viết hồi kí luôn luôn được mô tả trình bày ở bình diện thứ nhất.
2.
Chất trữ tình của một tác phẩm thường được toát lên từ các phương diện: đối tượng, nội dung và phương thức thể hiện. Có thể phân tích chất trữ tình của đoạn trích Trong lòng mẹ qua những mặt cụ thể sau:
- Đối tượng, nội dung thể hiện:
+ Tình huống và nội dung câu chuyện.
+ Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng. Trong quá trình diễn biến này, mọi cảm xúc (nỗi xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết) đều bị dồn nén rồi được đẩy lên ngày một cao và đến cực điểm.
- Phương thức thể hiện:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: các so sánh đều gây ấn tượng và giàu sức gợi cảm.
+ Lời văn giàu cảm xúc; nhiều khi mê say khác thường.
a. - Phép nhân hoá: Thời gian chạy qua tóc mẹ
> Thời gian trôi qua vô cùng nhanh.
- Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao
-> Diễn tả chân thực cảm giác nônnao của niềm kính trọng, biết ơn và lẫn cả nỗi thương yêu, xót xa của con khi nhìn mái tóc của mẹđã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh mướt, đen óng như xưa...
b. Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lức để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con.
lam on tra loi nhanh ho minh voi
minh can phai nop ngay bay h
a,trong dam gi dep bang sen
la xanh bong trang lai chen nhi vang
nhi vang bong trang la xanh
gan bun ma chang hoi tanh mui bun
hay chi ra cac bien phap nghe thuat va nwu ngan gon tac dung cua tung bphap nghe thuat
a,trong dam gi dep bang sen
la xanh bong trang lai chen nhi vang
nhi vang bong trang la xanh
gan bun ma chang hoi tanh mui bun
Người dân Việt Nam có lẽ không ai không thuộc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (đã trích dẫn ở trên). Và đương nhiên, bài thơ đó gắn liền trong tiềm thức của độc giả như một biểu tượng về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Bài ca dao được khen ngợi bởi sự “chơi chữ”, phối màu rất hài hòa “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh” . Tuy nhiên, theo G.S Trần Đình Sử, chính việc chỉ chú ý đến màu sắc trong bài ca dao đã khiến giá trị của loài hoa sen bị hạ thấp.
Trên thực tế, hoa sen không hề thu hút bởi màu sắc hài hòa nhã nhặn mà chủ yếu loài hoa đó khiến người ta phải lưu luyến, vấn vương bởi thứ mùi hương nhẹ nhàng, thanh tao, quý phái.
Chính cái đẹp vô hình của hoa sen đã thổi hồn cho bao nét đẹp văn hóa của người Việt. Tương truyền, mỗi sáng tinh mơ, chúa Trịnh Sâm thường cho người ra Hồ Tây, hứng từng giọt sương trên lá sen để pha trà. Những giọt sương tinh khiết kết tinh của đất trời, qua một đêm lại được ngấm thêm cái hương thanh, hương lành từ lá sen khiến cho ấm trà mạn của người Việt trở nên thiêng liêng, trong trẻo hơn bao giờ hết.
Cũng chẳng phải vô tình mà người ta thường dùng lá sen để gói cốm - một thứ quà của lúa non. Thứ quà, thứ hương mộc mạc của cánh đồng được sen ấp iu, gìn giữ, phả vào đấy một mùi hương thoát tục khiến những hạt cốm đã thanh, nay còn thanh hơn, đã ngọt, nay còn ngọt hơn.
Vậy mà bài thơ trên chỉ đề cập đến màu sắc - tức hình thức của hoa chứ không hề nhắc đến phẩm chất nội tại cũng như chính thứ đã tạo ra sự đặc biệt - hương thơm của loài hoa đó. Vậy, bài thơ đã có một thiếu sót rất lớn khi chỉ ca ngợi hình thức của hoa sen. Như G.S Trần Đình Sử đã chia sẻ: “Khen như thế chẳng khác nào thấy một cô gái đẹp mà chỉ khen cô ấy ăn mặc chỉnh tề, ngoan ngoãn, không khen sắc đẹp là cái hiếm có nhất. Vì sao tác giả bài thơ lại mù điếc về mùi thơm như vậy?”
Có thể nhiều người sẽ cho rằng luận điểm trên đưa ra là thiếu sót bởi câu cuối cùng của bài thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đề cập đến vấn đề hương thơm của hoa một cách gián tiếp. Tuy gần bùn tanh hôi nhưng hoa sen vẫn giữ nguyên cho mình một “khoảng cách cao quý” để không bị ám thứ mùi trần tục của bùn tanh đó.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì mùi hương của hoa sen trong câu thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng chỉ được nhắc đến khi có sự đối sánh với cái hôi tanh của bùn mà không hề quan tâm đến hương thơm của chính loài hoa đó.
b)
giay do buon khong tham
muc dong trong nghien sau
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.