Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
trả lời:
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-39231n.aspx
https://vndoc.com/bai-viet-lop-7-so-2-hay-viet-1-bai-van-bieu-cam-cua-em-ve-1-loai-cay-nao-do-ma-em-yeu-thich/download
https://doctailieu.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-canh-khuya
https://vndoc.com/van-mau-lop-7-cam-nghi-ve-nguoi-me-than-yeu-cua-em/download
trên là 4 link của các bài từ 1 đến 4 bạn vào link và tham khảo
học tốt
Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.
- Cảm nhận về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá...
- Trình bày cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh của Lý Bạch .
- Hóa thân làm Cò mẹ (Dựa theo bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm).
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.
Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:
Cúi đầu nhớ cố hương
Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.
Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi
Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với
Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.
Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.
Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.
Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cùng vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng tỏa sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiết tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, từ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
tham khảo
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Tham khảo
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Nhằm khơi dậy niềm tự hào, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mĩ Sơn. Tạo điều kiện để học sinh nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề, sự tự tin trước đám đông, sự linh hoạt trong xử lý tình huống, kĩ năng làm việc nhóm đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh giỏi bộ môn Tiếng Anh trong toàn huyện có cơ hội giao lưu, giao tiếp với người bản ngữ. Ngày 21 tháng 5 năm 2015, Phòng Giáo dục và đào tạo Duy Xuyên đã tổ chức một buổi ngoại khóa với chủ đề "Giáo dục di sản- Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh và giáo viên Tiếng Anh ". Trong buổi ngoại khóa này, những thầy, cô giáo đến từ trung tâm Anh ngữ GLC Hội An đã góp thêm cho buổi ngoại khóa những hoạt động vô cùng thú vị và hấp dẫn.
Bắt đầu hành trình đi đến những khu tháp cổ, đến với những điệu múa Apsara đầy cảm xúc, thầy và trò đến từ các trường THCS trên toàn huyện được bắt thăm và bắt đầu tham gia các trò chơi. Đầu tiên phải kể đến là hoạt động chia nhóm và tìm mật mã của nhóm. Học sinh phải nói bằng Tiếng Anh để đi tìm đồng đội của mình, mỗi nhóm gồm 25 thành viên và một giáo viên nước ngoài. Tất cả cùng hành trình đến địa điểm ngoại khóa là khu tháp G, khu tháp vừa được trùng tu đứng nghiêng mình dưới hàng cây rợp bóng.
Bắt đầu buổi ngoại khóa là phần làm quen, nhảy theo người hướng dẫn. Sau đó là phần thi rung chuông vàng dành cho học sinh với những nội dung kiến thức về những danh lam thắng cảnh của Việt Nam đặc biệt là Di sản văn hóa thế giới Mĩ Sơn. Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi bằng tiếng Anh. Sự căng thẳng xuất hiện trên gương mặt các em khi bạn nào cũng muốn vận dụng hết khả năng tiếng Anh của mình để trả lời các câu hỏi. Phần cứu trợ của giáo viên cũng không kém phần hấp dẫn. Hoạt động diễn ra đầy ngẫu hứng với phần thưởng thắng cuộc dành cho 10 em cuối cùng.
Hoạt động tiếp theo dành cho giáo viên với tên gọi "Back to the board". "Guessing game" giáo viên dùng cả động tác, điệu bộ và ngôn ngữ làm sao cho độ mình giành điểm số cao nhất. Không khí thi đua luôn tràn ngập xóa tan cái nóng hầm hập, cái nắng rát da giữa thung lũng Mĩ Sơn.
Để tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh giao tiếp không những với giáo viên trung tâm Anh ngữ GLC mà cả với những du khách tại Mĩ sơn. Ban tổ chức đã kết thúc buổi ngoại khóa với hoạt động "Taking pictures with more than ten foreigners". Các đội phải đi mời ít nhất mười người nước ngoài cùng chụp ảnh tại một khu tháp A,B,C,D mà họ bốc xăm được. Nhìn ai cũng nhiệt tình và cởi mở chắc hẳn du khách không thể chối từ. Cuối cùng đội nào cũng mang về cho mình những bức ảnh đẹp và nhiều hơn số lượng qui định.
Kết thúc hoạt động ngoại khóa với một bữa trưa thật vui nhộn và sảng khoái. Vừa ăn, các thành viên vừa bàn luận sôi nổi về trò chơi diễn ra buổi sáng và tất nhiên ai nấy đều vẫn ý thức để nói bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt
Dẫu là một hoạt động mới, dẫu đâu đó còn có một số thành viên chưa mạnh dạn tham gia nhưng là một người của Ban tổ chức, tôi thầm nghĩ đây quả thật là một hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua những hoạt động trong buổi ngoại khóa tiếng Anh, các em không những tiếp thu thêm những kiến thức không có trong sách vở, trong các bài giảng mà còn lĩnh hội được mọi tri thức từ các vấn đề xã hội, từ cuộc sống xung quanh, các em có cơ hội gần gữi với thầy cô của mình hơn. Và đặc biệt hơn hết đó là các em được thực hành, phát triển và nâng cao tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả qua các trò chơi, bài hát, đố vui, các em được tiếp thu thêm những từ mới với các cách diễn đạt mới, khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi những hoạt động ngoại khóa như những giờ học tiếng Anh ngoài lớp, tạo cho các em cảm giác thoải mái, dễ chịu, đồng thời tạo cho các em động lực học một cách tự giác chứ không phải học theo kiểu đối phó. Chính những buổi ngoại khóa tiếng Anh đã biến tiếng Anh của các em thành một công cụ giao tiếp thực sự chứ không phải là một môn học.
Cảm ơn những người bạn đồng nghiệp đến từ đất nước Anh, Mĩ của trung tâm Anh ngữ GLC Hội An ! Các bạn đã mang đến cho thầy trò huyện Duy Xuyên những điều bất ngờ và vô cùng thú vị. Cảm ơn những người dẫn chương trình đầy ngẫu hứng. Cảm ơn những thầy cô và các em học sinh đã tham gia nhiệt tình. Hẹn một hoạt động mới trong năm học đến.
Sống trong mái trường Mai Động thân yêu, em đã gắn bó với bạn bè và thầy cô với bao kỉ niệm cua tuổi học trò. Nhưng thú vị nhất là buổi vui chơi do Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức nhân nhịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua.
Hôm đó là ngày 20-11, sân trường được trang hoàng rực rỡ. Từ cổng vào tới lễ đài, cờ hoa chăng khắp nơi, tất cả như trẻ hẳn ra, ai cũng náo nức và hớn hở. Tấm bảng to có gắng dòng chữ đỏ tươi: “Thắm tình thầy cô được treo trang trọng trên cao. Mới bảy giờ sáng mà sân trường nhộn nhịp, quần áo đủ màu, đẹp và vui vô cùng. Trên loa các ca khúc quen thuộc nôi nhau dập dìu làm không khí càng thêm rộn ràng, háo hức.
Sau bài khai mạc và một số lời phát biểu, là chính thức bước vào lễ hội.
Mở đầu là màn trình diễn của các lớp tự giới thiệu về mình. Ai cũng nói ra những nét rất đặc trưng và thú vị để giới thiệu về đội của mình. Có lẽ các lớp 6 được mọi người ưa thích hơn cả. Các em vừa nhỏ nhắn, xinh xắn lại vừa hồn nhiên và tự tin. Giọng nói thì thánh thót, cử chỉ tuy điệu bộ nhưng rất dễ thương của các em luôn mang đến cho mọi người nụ cười thích thu và những tràng vỗ tay cổ vũ giòn giã. Ai cũng tức cười khi thấy các em đã cố gắng khiêm tốn mà vẫn không giấu nổi lời đề cao những thành tích trước đây của mình. Dù sao đúng cạnh sự chững chạc, cứng cỏi của các anh chị lớp trên thì các em nhỏ lớp 6 vẫn chiếm được tình cảm đặc biệt của khán giả cũng như Ban Giám khảo. Vì vậy khi tuyên bố màn trình diễn của lớp 6 giành giải nhất thì cả sân trường đều vui vẻ vỗ tay tán thưởng.
Tiếp theo là phần thi Trả lời nhanh. Ở đây, tiếng gõ trống thỉ nhau vang lên để giành quyền trả lời. Phần này các anh chị lớp 9 đứng đầu cũng phải thôi. Họ vừa nhiều tuổi, vừa tích lũy được nhiều kiến thức hơn, nên các đội khác khó đứng trên được. Nhìn các anh chị trả lời mà chúng em vừa tin cậy vừa hi vọng. Mong mai sau mình cũng giỏi như thế.
Phần thi Điền kinh sôi nổi hơn cả. Tiếng cười tiếng nói, lời động viên cổ vũ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên rộn rã cả sân trường. Lớp 6 thì đá cầu. Quả cầu xanh đỏ sặc sỡ bay lên bay xuống nhịp nhàng theo đôi chân của người đá. Nhiều em đá giỏi và đẹp như màn biểu diễn ngoạn mục vậy. Lớp 7 lại thi chạy tiếp sức. Nghe thì tưởng to lớn, thực tế chi có góc sân trường với đủ các chướng ngại vật bày ra để thể hiện quyết tâm và sự xử lí khéo léo của các "vận động viên’’. Đôi khi có em ngã, khán giả lại ồ lên vừa vui vẻ vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Cười vui xong ai nấy lại động viên để cuộc thi giữ được không khí sôi động cần thiết. Riêng lớp 8 thì thi Nhảy dây. Trò chơi này rất đa dạng và phong phú về người dự thi và phong cách tham dự. Họ nhảy đẹp và khéo như một vũ điệu ấy, người nhảy uyển chuyển, dẻo dai như diễn viên múa. Đặc biệt, con trai tham gia trò chơi này tuy không mềm mại như bạn nữ nhưng lại dẻo dai và cẩn thận. Tiếng dây đen đét, tiếng chân thình thịch và tiếng nói cười, cỗ vũ, ngợi khen,… hòa trộn vào nhau đầy hấp dẫn và hồi hộp. Trò chơi mang tính thể thao rõ nhất là kéo co. Sau nhiều cuộc đấu, còn lại cuối cùng là hai lớp 9B và 9D. Sự nỗ lực và quyết tâm của hai đội đã làm cho không khí trở nên quyết liệt và gay cấn vô cùng. Khán giả cũng phân chia thành hai phe cổ động rất tích cực. Hò hét, động viên và cổ vũ là những âm thanh vang lên không ngớt. Đứng ngoài chẳng rõ lời gì, chỉ có người trong cuộc mới biết họ nói với nhau điều gì. Tham gia vào đây cứ như uống rượu vậy, ai cũng say sưa và tự nguyện sát cánh bên nhau để giành thắng lợi. Ai đã chứng kiến giây phút căng thẳng này thì thấy thú vị hơn cả là lúc công bố giải. Sự nỗ lực in hằn trong cánh tay ghì dây, chân xoạc ra cho vững, ánh mắt tập trung cao độ… Người dự chẳng muốn có đội thua. Mong thắng để sung sướng, cười reo nhưng không hẳn muốn thấy người khác buồn và khóc.
Kết thúc cuối cùng là trò về đích. Đây là những giây phút quyết định cuối cùng. Ai cũng hồi hộp mong chờ. Ban Giám khảo tuyên bố giải thưởng và bế mạc cuộc vui trong bài hát truyền thống của trường.
Ra về, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui. Một ngày lễ lớn thay vì những bài diễn văn dài, lời chúc tụng cứng nhắc là sự thể hiện tài năng và nhiệt huyết của học sinh. Đây là kết quả bao ngày dạy dỗ của thầy cô và sự rèn luyện, phấn đấu của học trò. Chúng em, ai cũng thấy vui thích và bổ ích với những ngày vui như thế.