Trong chương trình Văn 7 có rất nhiều bài thơ ngắn gọn mà chứa chan tình ý. "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ tứ tuyệt thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ... Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Vịêt Nam. Bác còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình thế cách mạng vô cùng gay go phức tạp. Cúôi năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch. Sau chiến thắng buớc đầu, một đêm trăng chiến khu, Bác Hồ ngồi làm việc giữa núi rừng. Bất chợt, lòng Bác nghe "tiếng hát xa": "Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà" Bài thơ đuợc viết theo thể tứ tuyệt. Đây là một bài thơ đẹp. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nguời lãnh tụ. Đó là một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Chính tâm hồn ấy đã khiến Bác kính yêu nghe "tiếng suối trong" thành "tiếng hát xa". Bác đã sử dụng thành công biện pháp so sánh trong hai câu thơ đầu. Chính cái tiếng hát ấy khiến Nguời dừng công việc. Nguời khám phá ra một cảnh vật chan hoà ánh trăng: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" Nếu câu thơ thứ nhất đưa nguời đọc đến với thanh âm trong trẻo thì câu thơ thứ hai lại vẽ nên một hình ảnh lấp lánh. Câu thơ này tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm là cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Cảnh vật thật nên thơ nhuốm màu sắc tiên cảnh. Nguời ngồi giữa vầng sáng ấy mang dáng lấp lánh một tiên ông... Âm thanh đẹp, cảnh đẹp, nhưng đẹp nhất chính là lòng yêu nuớc sâu nặng của Bác Hồ: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà" Đêm nay, giữa rừng núi Việt Bắc, Bác thao thức lo cho nuớc, cho dân. Và đã bao đêm rồi, Bác ko ngủ "vì lo nỗi nước nhà"? "Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác ko ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh" (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) "Cảnh khuya" là bài thơ tứ tuyệt miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Khép lại bài thơ, còn mãi trong em tâm hồn nhạy cảm, lònng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Bây giờ Bác đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng. Đất nuớc Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh như lòng Bác hằng mong uớc. Kính mong Bác hãy yên giấc ngủ, Bác Hồ ơi!
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay
Xoá sổ giun sán kí sinh trong cơ thể với mẹo từ thiên nhiên
Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày!
My Weight Loss
Kiếm 16 triệu mỗi 60 phút từ máy tính của bạn
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Kết luận Cảm nhận Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Trong chương trình Văn 7 có rất nhiều bài thơ ngắn gọn mà chứa chan tình ý. "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ tứ tuyệt thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ...
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Vịêt Nam. Bác còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình thế cách mạng vô cùng gay go phức tạp. Cúôi năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch. Sau chiến thắng buớc đầu, một đêm trăng chiến khu, Bác Hồ ngồi làm việc giữa núi rừng. Bất chợt, lòng Bác nghe "tiếng hát xa":
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà"
Bài thơ đuợc viết theo thể tứ tuyệt. Đây là một bài thơ đẹp. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nguời lãnh tụ. Đó là một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Chính tâm hồn ấy đã khiến Bác kính yêu nghe "tiếng suối trong" thành "tiếng hát xa". Bác đã sử dụng thành công biện pháp so sánh trong hai câu thơ đầu. Chính cái tiếng hát ấy khiến Nguời dừng công việc. Nguời khám phá ra một cảnh vật chan hoà ánh trăng:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nếu câu thơ thứ nhất đưa nguời đọc đến với thanh âm trong trẻo thì câu thơ thứ hai lại vẽ nên một hình ảnh lấp lánh.
Câu thơ này tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm là cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Cảnh vật thật nên thơ nhuốm màu sắc tiên cảnh. Nguời ngồi giữa vầng sáng ấy mang dáng lấp lánh một tiên ông... Âm thanh đẹp, cảnh đẹp, nhưng đẹp nhất chính là lòng yêu nuớc sâu nặng của Bác Hồ:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà"
Đêm nay, giữa rừng núi Việt Bắc, Bác thao thức lo cho nuớc, cho dân. Và đã bao đêm rồi, Bác ko ngủ "vì lo nỗi nước nhà"?
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác ko ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh"
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
"Cảnh khuya" là bài thơ tứ tuyệt miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Khép lại bài thơ, còn mãi trong em tâm hồn nhạy cảm, lònng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Bây giờ Bác đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng. Đất nuớc Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh như lòng Bác hằng mong uớc. Kính mong Bác hãy yên giấc ngủ, Bác Hồ ơi!
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay
Xoá sổ giun sán kí sinh trong cơ thể với mẹo từ thiên nhiên
Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày!
My Weight Loss
Kiếm 16 triệu mỗi 60 phút từ máy tính của bạn
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Kết luận Cảm nhận Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.