Ba tiếng hội đồng chuột là tiếng cười châm biếm, chế giễu của dân gian. Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo cũng là một trong những chuyện hội dồng chuột ấy.
Làng chuột hội họp đông đủ, bàn việc rất hệ trọng. Chiếu trên ngất ngưỡng ông Cống. Chiếu giữa có hai anh Nhắt. Chiếu cuối của anh Chù, dù hôi hám nhưng cũng là tráng đinh.
Chương trình nghị sự do ông Cống trình bày là bàn chuyện đeo nhạc cho Mèo để làng chuột được báo động từ xa mà an tâm làm ăn. Hay quá! Cao kiến quá!", cả làng chuột reo lên khi ông Cống dứt lời.
Mấy ngày sau, nhạc đã mua về. Làng chuột lại nhóm họp để cử "người" đi đeo nhạc vào cổ Mèo. Ai sẽ được vinh dự lĩnh ấn tiên phong?
Người đầu tiên được cả làng chuột đồng thanh nhất trí giới thiệu là ông Cống. Nhưng ông vểnh râu khước từ cho đó là "việc làm tầm thường" không xứng với danh hiệu cao quý của mình.
Anh Nhắt được cử đi. Anh nhanh nhẹn được cả làng chuột tín nhiệm. Anh bảo là giữa làng chuột thì anh vẫn là người có vai vế "ở chiếu trên". Việc tẹp nhẹp ấy dành cho bọn "đàn em"...
Cuối cùng Chù được vinh dự nhận công việc vinh quang "đeo nhạc cho Mèo".
Chù thấp cổ bé họng, chối không được, phải cõng cái nhạc ra đi. Gặp Mèo, Chù đánh bạo đến gần. Mèo liền nhe nanh giương vuốt, gầm gừ. Chù cắm đầu tháo chạy, vứt cái nhạc lại, không biết cái nhạc bon đi đâu! Cả làng chuột vừa thấy Chù chạy về, vô cùng sợ hãi bỏ chạy tán loạn.
Cái hay, cái thú ở truyện ngụ ngôn này là ở ba tình tiết. Một, ông Cống dâng ý kiến đeo nhạc cho Mèo. Hai cả làng chuột đùn đẩy nhau. Ba, Chù phải cõng nhạc đi. Mới gặp Mèo, Chù sợ quá vứt nhạc lại hổn hển chạy về... Cả làng chuột bạt vía kinh hôn, mạnh ai nấy chạy, lo bảo toàn tính mạng của mình.
Đeo nhạc cho Mèo cứ ngỡ là một sáng kiến, nhưng chỉ là một ý đồ viển vông, không thực tế. Trong cuộc sống, mọi kế hoạch, mọi "sáng kiến" phải mang tính khả thi mới có giá trị. Đó là bài học luận lí hàm chứa trong truyện cười — ngụ ngôn Đeo nhạc cho Mèo.
Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày. Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình. Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế). Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những kẻ cùng đinh.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát. Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá).
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Ba tiếng hội đồng chuột là tiếng cười châm biếm, chế giễu của dân gian. Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo cũng là một trong những chuyện hội dồng chuột ấy.
Làng chuột hội họp đông đủ, bàn việc rất hệ trọng. Chiếu trên ngất ngưỡng ông Cống. Chiếu giữa có hai anh Nhắt. Chiếu cuối của anh Chù, dù hôi hám nhưng cũng là tráng đinh.
Chương trình nghị sự do ông Cống trình bày là bàn chuyện đeo nhạc cho Mèo để làng chuột được báo động từ xa mà an tâm làm ăn. Hay quá! Cao kiến quá!", cả làng chuột reo lên khi ông Cống dứt lời.
Mấy ngày sau, nhạc đã mua về. Làng chuột lại nhóm họp để cử "người" đi đeo nhạc vào cổ Mèo. Ai sẽ được vinh dự lĩnh ấn tiên phong?
Người đầu tiên được cả làng chuột đồng thanh nhất trí giới thiệu là ông Cống. Nhưng ông vểnh râu khước từ cho đó là "việc làm tầm thường" không xứng với danh hiệu cao quý của mình.
Anh Nhắt được cử đi. Anh nhanh nhẹn được cả làng chuột tín nhiệm. Anh bảo là giữa làng chuột thì anh vẫn là người có vai vế "ở chiếu trên". Việc tẹp nhẹp ấy dành cho bọn "đàn em"...
Cuối cùng Chù được vinh dự nhận công việc vinh quang "đeo nhạc cho Mèo".
Chù thấp cổ bé họng, chối không được, phải cõng cái nhạc ra đi. Gặp Mèo, Chù đánh bạo đến gần. Mèo liền nhe nanh giương vuốt, gầm gừ. Chù cắm đầu tháo chạy, vứt cái nhạc lại, không biết cái nhạc bon đi đâu! Cả làng chuột vừa thấy Chù chạy về, vô cùng sợ hãi bỏ chạy tán loạn.
Cái hay, cái thú ở truyện ngụ ngôn này là ở ba tình tiết. Một, ông Cống dâng ý kiến đeo nhạc cho Mèo. Hai cả làng chuột đùn đẩy nhau. Ba, Chù phải cõng nhạc đi. Mới gặp Mèo, Chù sợ quá vứt nhạc lại hổn hển chạy về... Cả làng chuột bạt vía kinh hôn, mạnh ai nấy chạy, lo bảo toàn tính mạng của mình.
Đeo nhạc cho Mèo cứ ngỡ là một sáng kiến, nhưng chỉ là một ý đồ viển vông, không thực tế. Trong cuộc sống, mọi kế hoạch, mọi "sáng kiến" phải mang tính khả thi mới có giá trị. Đó là bài học luận lí hàm chứa trong truyện cười — ngụ ngôn Đeo nhạc cho Mèo.
Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày. Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình. Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế). Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những kẻ cùng đinh.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát. Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá).