Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đó là bài Nam Quốc sơn hà, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Tống lần hai thời nhà Lý.
Ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Bài thơ dược ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Tống đang diễn ra quyết liệt. Bài thơ có ý nghĩa như sau:
- Khi thế giặc mạnh hơn ta, bài thơ đã cổ vũ mạnh mẽ vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt là binh lính. Với việc bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.
- Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.
- Nội dung bài thơ khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Như vậy, bài thơ có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.
- Đặc điểm:
+ Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.
+ Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..
+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...
- Ý nghĩa
+ Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.
+ Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú và đa dạng
Văn minh Đại Việt là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ 10 và kéo dài đến thế kỷ 15. Trong thời gian này, Đại Việt (tên gọi của Việt Nam thời đó) đã phát triển về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.
Ý nghĩa của văn minh Đại Việt đối với lịch sử Việt Nam có thể được phân tích như sau:
Xây dựng nền văn hóa độc đáo: Văn minh Đại Việt đã tạo ra một nền văn hóa độc đáo, phản ánh bản sắc dân tộc Việt Nam. Điển hình là văn học, kiến trúc, âm nhạc, mỹ thuật, tôn giáo và các truyền thống văn hóa khác.
Phát triển kinh tế: Văn minh Đại Việt đã phát triển nền kinh tế đa dạng, bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và chế tạo. Các sản phẩm của Đại Việt đã được xuất khẩu sang các nước láng giềng và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Xây dựng hệ thống chính trị ổn định: Văn minh Đại Việt đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, bao gồm các triều đại nhà Lý, Trần, Lê và các triều đại nhỏ khác. Các triều đại này đã đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời giữ vững độc lập và tự chủ trong quan hệ với các nước láng giềng.
Tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống: Văn minh Đại Việt đã tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là tình yêu nước, lòng trung thành với vua chúa và tôn giáo.
Tóm lại, văn minh Đại Việt đã để lại một di sản văn hóa, kinh tế và chính trị vô giá cho lịch sử Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ.
- Kích lệ tinh thần chiến đấu của nhân ta. Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.