Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
quảng nam hay cãi , quảng ngãi hay lo ,bình định nằm co , thừa thiên ăn hết ... nhớ k cho mình nha
CA DAO,TỤC NGỮ VỀ QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
- Ðất Quảng nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Ðào chưa nhấm đã say. ...
- Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo. Bình Ðịnh nằm co, Thừa Thiên ăn hết...
- Học trò trong Quảng ra thi. ...
- Ai đi phố Hội, Chùa Cầu. ...
- Thương nhau chớ quá e dè, ...
- Rằng xa: cửa ngõ cũng xa. ...
- Chiều chiều mây phủ ải vân. ...
- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
1. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
2.Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
3.Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
4.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
5.Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
6.Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
7.Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.
mình bt 7 câu thôi thông cảm nha.
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn ,nước mắt và trộn cơm
Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân lại buồn
Câu ca dao số 1: Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
-Tình cảm mà bài một diễn tả là "tình cảm gia đình"
- Về hình thức, bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử.
- Về biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.
- “Công cha” được so sánh với núi “ngất trời”. “Nghĩa mẹ” được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao. Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là nghĩa tình cao cả, ko thể kể xiết
- Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.
Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày, thức đủ năm canh…”
" Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"
Hok tốt~
Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ỗ đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.
Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.
Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.
Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:
Em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.
Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Ví dụ:
Thân em như con cá rô thia
Ra sống mắc lưới, vào đìa mắc câu.
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.
Ở bài ca dao này, dùng từ “em” thích hợp hơn cụm từ “thân em”. Vì đây không phải là ca dao than thân. Hơn nữa, hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do (mỗi câu kéo dài trên mười tiếng), nếu câu thứ ba dùng từ “em” thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn.
Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng”và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy.
Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.
Ca dao luôn mang chất kiệu của đời sống vào từng vần thơ. Vẻ đpẹ của quê hương cũng như niềm tự hào về vùng đất như một bức tranh sơn mài cũng đã được đưa vào rất nhều trong những bài ca dao chủ đề quê hương đất nước. Đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên đất nước ta.
Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cách đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Những từ ngữ địa phương dược vận dụng sáng tạo taneg thêm tính dân tộc cho bài ca dao.
Và trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" xuất hiện rất nhiều trong những câu ca dao than thân hay một số bài thơ khác:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
"Thân em như tấm lụa đào"
Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn.... Nó vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm cũng như là nghệ thuật đỉnh cao trong sử dụng từ ngữ của tác giả dân gian.
Bài ca dao với giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha làm hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.
Ruột ngựa, phổi bò. Chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm. ... Dạy ta sống ở đời phải đề cao lương thiện, biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình.
TRẢ LỜI:
Ý nghĩa của câu tục ngữ: RUỘT NGỰA, PHỔI BÒ là ( dân gian kết hợp cả hai lối ví von, so sánh) : “Thẳng như ruột ngựa” và “Hổng như phổi bò” để chỉ người tính tình bộc trực, thẳng thắn, không giấu được điều gì trong lòng.
@#@ NguyenThiBaoThuan @#@
Năm nay tôi học lớp 6 có biết bao thầy giáo, cô giáo đã dạy cho tôi biết cảm nhận cái đẹp, những góc nhìn cuộc đời dưới nhiều con mắt khác nhau mà tôi đều vô cùng ghi nhớ, mang ơn. Nhưng có lẽ người giáo viên mà tôi cảm thấy gần gũi, yêu thương như có sợi dây đồng cảm vô hình liên kết giữa tôi và cô chính là cô Nguyễn Thị Minh Hằng – cô giáo chủ nhiệm của tôi. Ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6, biết tin giáo viên chủ nhiệm là một cô giáo giảng dạy bộ môn tiếng anh, tôi hơi hồi hộp, tò mò và có cảm giác thinh thích là lạ như linh cảm về một cô giáo mà sau này với tôi là một người mẹ hiền từ, tình cảm.
Cô có dáng người dong dỏng cao. Em cũng không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Nước da cô trắng hồng, mái tóc đen mượt óng ả luôn được buông xuống quá vai. Thỉnh thoảng, những làn gió mát thổi qua làm những gợn mây trên mái tóc ấy bồng bềnh nhấp nhô như sóng gợn. Đôi mắt cô to và đen lay láy ẩn dưới cặp lông mày thanh mịn. Em cứ tưởng như lúc nào cô cũng trang điểm nhưng kì thực không phải. Khuôn mặt cô trắng mịn như được thoa một lớp phấn hồng. Nụ cười luôn nở trên đôi môi hồng tươi mỗi khi tiếp xúc với mọi người, càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của cô. Mỗi lúc cô nói chuyện, hay giảng bài trên lớp thì giọng cô phát ra âm hơi khàn khàn rất thu hút người nghe.
Mỗi ngày đến trường đối với tôi là một ngày vui, niềm vui ấy khó để diễn tả được. Tôi được đi học, được vui chơi với bạn bè, được cô giáo quan tâm chăm sóc. Cô giáo như người mẹ thứ hai của tôi, người mẹ hiền từ phúc hậu, dạy tôi những điều hay lẽ phải, biết cố gắng học tập, biết yêu thương mọi người. Đối với mọi học sinh dù là ngoan ngoãn hay nghịch ngợm cô đều dành tình cảm quan tâm sâu sắc. Suốt cả năm học cô tận tâm dạy dỗ chúng tôi. Có những bài giảng rồi mà chưa hiểu, cô từ từ giảng lại chậm và kĩ hơn cho đến khi chúng tôi thực sự hiểu rồi mới chuyển sang phần luyện tập. Người mẹ hiền từ ấy, đôi khi cũng rất nghiêm khắc răn dạy chúng tôi. Đó là khi chúng tôi sai, là khi lười biếng không học bài hay chưa ngoan. Những lúc như thế, tôi hiểu rằng, vì cô muốn chúng tôi tốt hơn, ngoan hơn mà thôi. Tấm lòng của cô dành cho chúng tôi thật không có lời nào tả hết được.
Ngày 20/11 đang đến gần, trong lòng tôi với biết bao cảm xúc: là sự trân trọng đối với những người mẹ hiền từ, 2000 những người suốt cả cuộc đời chở hết lứa học sinh này đến lứa học sinh khác đến bến bờ tương lai. Tôi cũng có một người mẹ hiền – đó là cô giáo tôi. Tôi muốn gửi thật nhiều lời tri ân, lời cảm ơn chân thành, tình cảm gắn bó của tôi đến với cô. “ Cô ơi, con xin hứa sẽ cố gắng học tập ngoan ngoãn để không phụ công cha mẹ thầy cô. Cuối cùng con xin chúc cô và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống và cô trò mình mãi gắn bó thân thiết, cô nhé!!”
Tham khảo nha
Trong cuộc đời mỗi con người, để thành công thì không thể nào thiếu đi những bóng dáng người thầy. Người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong tim em cũng có một người thầy cho riêng mình. Đó chính là thầy Minh - thầy giáo dạy môn Toán của tôi.
Thầy năm nay cũng đã gần bốn mươi. Thầy rất cao, khoảng 1m75. Khuôn mặt đầy nét cương nghị. Thầy thường mặc áo sơ mi trắng khi đi dạy, quần âu, dép xăng đan đơn giản. Mùa đông, thầy mặc một cái áo gió bên ngoài nữa là ổn. Tóc thầy còn đen, chưa bạc cái nào. Thầy quanh năm chỉ để một kiểu tóc, không hề thay đổi. Thầy có nụ cười rất duyên. Mỗi khi thầy cười, cả lớp cũng muốn cười theo. Em chưa thấy thầy bật cười thành tiếng bao giờ, chỉ là một nụ cười mỉm nhẹ. Mỗi lần cười, ánh mắt và gương mặt thầy đều bừng sáng. Làn da trắng cũng ửng đỏ lên trên gương mặt thầy mỗi khi cười. Thầy rất tâm huyết với học sinh. Thầy luôn cố gắng tìm tòi những bài toán hay, lạ để thúc đẩy sự phát triển về toán học của chúng em.
Từ ngày thầy mới tiếp nhận dạy môn Toán của lớp, em yêu Toán hẳn. Thầy đã truyền được cái lửa, cái tình yêu toán học của mình cho chúng em. hàng ngày thầy đến lớp, bước vào với một tâm thế đầy lửa của một người thầy yêu học trò. Cái thước dài để thầy vẽ hình lúc nào cũng có mặt. Tay thầy cầm phấn rất đẹp. Những nét chữ uyển chuyển được viết lên bảng một cách nhanh chóng. Chữ thầy rất rõ ràng, thầy vẽ hình, viết con số cũng rất đẹp.
Em rất yêu quý thầy bởi cái tâm thế của người dạy học. Những tâm huyết của thầy luôn là món quà vô giá mà thầy đã dành cho chúng em.