Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là kinh nghiệm của riêng em khi đi thi Văn lớp 12. Điều đặc biệt chú ý là luôn giữ bình tĩnh nha. Dù có trúng "tủ" hay không thì vẫn phải bình tĩnh gạch ý ra trước ( những điều mình nhớ và suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu khi mình đọc đề ). Viết ngắn gọn cấu trúc làm bài ra tờ giấy ví dụ NLVH sẽ bao gồm mở, thân, kết. Trong phần làm thân cần đầy đủ các ý như giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung yêu cầu đề bài và đưa nhận định nếu có). Những thứ tưởng như hết sức đơn giản vậy thôi mà khi thi rất dễ mất điểm đó. Với cả khi có người xin giấy trong phòng thì cứ bơ đi mà tập trung làm bài, không có gì áp lực về số trang Văn mình viết được cả. Làm bài có thế nào cũng nên dành ra 3 - 5 phút trước khi đánh trống hết giờ để kiểm tra lại bài nhé. Có những lỗi ngớ ngẩn khó lường lắm ( bạn chị từng viết nhầm PTBĐ là Tự luận may mà phút cuối giờ nhìn lại đã sửa kịp thành đáp án đúng là "Nghị luận" không thì suýt bay 0,5 vô cùng quý giá). Một điều quan trọng nữa dù có "tủ" thì các bài khác cũng phải nắm được đại ý đến 70% nha. Bộ thường có nước đi không ngờ tới lắm, thậm chí cũng cần chú ý cả tiểu tiết trong tác phẩm ( năm ngoái bài CTNX có hỏi vào một tiểu tiết có nhiều học sinh không nhớ nó có trong bài ). Cuối cùng là chúc các em tự tin dành được kết quả cao nhất trong kì thi quyết định này nhé.
P/s: Nhả vía 9+ Văn thi THPTQG cho mọi người nha
Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
Biện pháp so sánh:
+ Tiếng thác nước nghe như oán trách…
+ Sóng nước như thế quân liều mạng…
+ Con sông Đà tuôn dài như một áng trữ tình…
+ Bờ sông hoang dại… cổ tích tuổi xưa
→ Sông Đà hiện lên vừa thơ mộng, trữ tình, vừa dữ dội, bạo tàn
b, Phép lặp trong đoạn thơ
Câu 1 và 2: CN (đây) - VN (là của chúng ta)
Câu 3, 4, 5: Những Danh từ- Định tố
Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với đất nước của nhà thơ.
Nhân vật | Từ ngữ miêu tả | Đặc điểm nhân vật |
Thúy Vân | Em gái ngoan | Thương và nghe lời chị, người phụ nữ đẹp, nhân hậu |
Kim Trọng | Người rất mực chung tình | Dù sống với Thúy Vân nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về Thúy Kiều |
Hoạn Thư | Người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt | Người đàn bà nham hiểm, luôn hành động mọi cách để đạt được mục đích |
Thúc Sinh | Sợ vợ | Luôn lép vế, cúi đầu trước vợ |
Từ Hải | Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ Là ân nhân, người yêu của Kiều, sau đó cũng vì Kiều mà “chết đứng” | |
Tú Bà | Nhờn nhợt | Sống bằng nghề buôn phấn bán người |
Mã Giám Sinh | Mày râu nhẵn nhụi | Bản chất sỗ sàng, con buôn thể hiện ngay bằng hành động |
Sở khanh | Chải chuốt, dịu dàng | Bề ngoài bóng bẩy nhưng lừa lọc, bội tình |
Bạc Bà, Bạc Hạnh | Miệng thề xoen xoét | Lừa lọc, điêu trá |
- Một số từ ngữ miêu tả nhân vật của tác giả có thể thay thế được
- Từ ngữ miêu tả nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Tú Bà thì khó thay đổi, vì không ai dùng từ chính xác, sắc sảo như Nguyễn Du được.
A. Mở bài
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng chảy của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã thực sự chảy từ các thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người mỗi đời người trong một gia đình phải là khúc sông trong một dòng sông truyền thống: "chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
B. Thân bài
1. Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt
Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con mà kết tinh là ở hình tượng chú Năm.
a. Chú Năm
Chú Năm không chỉ là người ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
- Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (Qua những câu hò, cuốn sổ gia đình).
b. Má Việt: Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống.
- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi, người sực mùi lúa gạo- thứ mùi của đồng áng của cần cù mưa nắng".
- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và để tranh đấu.
- Người mẹ ấy không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
2. Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt
- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa kịp cầm súng còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội trả thù cho ba má.
- Việt là chàng trai mới lớn lộc ngộ, vô tư
- Chất anh hùng ở Việt: Không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: Không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ.
"Rồi trăm sông ......... nước ta"
=> Điều đó có nghĩa là, từ một dòng sông của gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
=> Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
C. Kết bài
Nêu ý kiến của bản thân về câu nói của Nguyễn Thi.
câu hỏi: Cách đơn giản nhất để thoát khỏi cái hoàn cảnh này là không tưởng tượng nữa
câu hỏi: mình ko biết
câu hỏi: Chỉ cần bác tài xuống xe và đi qua cầu
- Họ và tên ; Lớp: Nguyễn Thị Mai - lớp 7A
- Link Hoc24 ( trang cá nhân ): Góc học tập của Nguyễn Thị Mai | Học trực tuyến
-Link facebook ( nếu bạn nào không có facebook thì lấy gmail nhé!): Mình ko có fb nên lấy gmail : maimoonie2004@gmail.com
Họ và tên: Lê Nguyên Hạo
Lớp: 7/7
Link hoc24: Góc học tập của Lê Nguyên Hạo | Học trực tuyến
Link fb: Nguyên Hạo
Gmail: nguyenhao.1712.2004@gmail.com
Câu 1: Đặc điểm thi pháp có trong câu tục ngữ sau:
Tục ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra một chân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của nhân dân, tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội ...
* Câu: Cá mè đè cá chép.
- Từ ngữ, vần và nhịp:
+ Vần: vần liền nối hai vế với nhau: mè – đè
+ Nhịp: 2/3
- Thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa
- Giá trị câu tục ngữ: Câu tục ngữ cho ta thấy cá lớn ăn hiếp cá bé.
* Câu: Người ta là hoa đất.
- Từ ngữ, vần và nhịp:
+ Vần: vần liền nối hai vế với nhau: mè – đè
+ Nhịp: 2/3
- Thủ pháp ngệ thuật: ẩn dụ
- Giá trị câu tục ngữ: Câu tục ngữ này cho thấy mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Cần có sự trân trọng về giá trị con người. Đó không chỉ là một lời ca ngợi mà còn là một sự khẳng định, một luận điểm đúng đắn sôi nổi thu hút nhiều suy nghĩ của những người xung quanh.
Câu 2: Phân tích truyện Cây Khế dưới góc nhìn thi pháp
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam quả thật là rất phong phú. Mỗi câu chuyện lại mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc và có giáo dục rất lớn đối với thế hệ học sinh. Cây khế là một trong những câu chuyện như vậy.
Truyện “Cây khế” là một câu chuyện cổ tích thần kỳ trong nhóm Thần kỳ- loài vật- sinh hoạt và có dấu ấn rất rõ nét đối với người đọc. Ta thấy tác phẩm này với tư cách thần kỳ và lựa chọn những thi pháp nổi trội nhất của nó, chúng ta dễ dàng tiếp cận trước hết với 3 yếu tố cơ bản của một tác phẩm truyện: Cốt truyện/ kết cấu – nhân vật – tình tiết. Bên cạnh đó chúng ta có thể xem xét thêm về các yếu tố thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ....trong câu truyện đều ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người. Truyện “Cây khế” về thi pháp kết cấu của câu chuyện được xây dựng theo trình tự nhân quả (hay trình tự thời gian) các sự việc liên tiếp xuất hiện theo trình tự trước sau. Người kể chuyện là người đứng bên ngoài chuyện trên nguyên tắc biết hết mọi điều về câu chuyện và thực hiện hành vi kể lại. Kết cấu truyện phụ thuộc vào cốt truyện và đồng nhất với cốt truyện. Điểm nổi bật của thi pháp cốt truyện trong truyện Cây Khế là thi pháp nhân vật. Ở đây các tác giả dân gian đã xây dựng các nhân vật theo loại nhân vật chức năng. Những tính cách của các nhân vật này là biểu hiện của các nguyên lý thế giới. Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, thiện thắng ác...Tính chất chức năng của nhân vật biểu hiện ở chỗ nó xây dựng lên để thực hiện chức năng của mình, ngoài ra không làm gì khác.
Nhân vật chính trong câu chuyện là hai anh em, cây khế và con chim phượng hoàng. Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó nhưng vợ chồngngười em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ dủ để dựng một túp lều với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài của cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến vậy ?
Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ để dựng túp lều nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm song và chăm sóc cho cây khế- tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khosnayf của hai vợ chồng quả thật là đáng quý và đáng học hỏi.
Ông trời đã không phụ lòng người, quả không sai đến mùa quả chin, cây khế trước nhà sai trĩu quả, như là thành quả cho công laocuar hai vợ chồng đã chăm chỉ sớm hôm. Thế nhưng, bỗng đâu một con đại bang to lớn từ đâu bay đến , xà xuống cây ăn lấy ăn để. Hai vợ chồng lo sợ và bất lực chỉ biết cầu xin chim đừng ăn nữa. Nhưng con chim đại bàng kia vẫn không ngừng ăn, trước khi bay đi chi tiết ly kỳ đã xảy ra. Đại bàng biết nói “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bang quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim nói. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện để người em nhận được món quà vô cùng gia strij, nhưng đó cũng là những gì mà vợ chồng người em xứng đáng nhận được. đó cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành.
Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vợ chồng người anh khi thấy em mình đang nghèo rớt bỗng nhiên nay lại mua đất làm nhà, rồi mua ruộng làm ăn thì thấy làm ngạc nhiên và lân la hỏi dò. Vợ chồng người em thật thà kể lại cho người anh nghe. . Khi thấy gia đình người em giàu có vợ chồng người anh không dừng lại sự tham lam đố kị. Sự quỷ quyệt của người anh bộc lộ theo từng cấp độ tình huống truyện. Khi thì không cho người em bất cứ thứ gì quý giá, nay nghe tin em được chim thần trả ơn thì lại muốn chiếm lấy “ Cây khế tạo vàng” Nó thể rõ hơn khi người anh đã đổi cả gia tài của mình lấy mảnh đất của người em. Người anh, bản tính tham lam không bao giờ thay đổi, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim thần cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là đủ thay vì may tíu ba gang anh ta đã may túi tới mười hai gang, ra tới đảo đã bị vàng làm cho mờ mắt nhét vàng vào đầy người, khệ nệ leo lên lung chim thần nhưng cuối cùng đã bị rơi xuống biển. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo lời chim thần.
Câu chuyện đã dẫn dụ người đọc hòa vào thế giới của những phép màu sảng khoái ly kỳ. Yếu tố kỳ ảo như một “nhân vật” đồng hành suốt truyện với các sắc thái biểu hiện trực tiếp hoặc ẩn thân. Cốt truyện xây dựng trên xung đột thiện và ác và quan niệm về lẽ sống công bằng của con người trong cuộc sống chung ở cuộc đời.. Truyện Cây khế bắt đầu sự hiền lành, lương thiện, chăm chỉ làm việc của người em nhưng khi cha mẹ mất, anh hai lấy vợ chỉ chia cho em một mảnh ruộng nhỏ có túp lều trên mảnh đất đó chỉ có một cây khế. Và để chống lại cái ác, “cái thiện’ lên tiếng cùng với sự trợ lực của của yếu tố thần kỳ là chim Phượng hoàng đã đưa người em trai đi lấy vàng và trở về an toàn có cuộc sống hạnh phúc. Con chim ‘thần’ trong truyện của “Cây khế” là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt.
Như vậy nhờ thi pháp văn học mà qua cốt truyện Cây khế dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Câu chuyện cây khế là câu chuyện rất hay, một câu chuyện về bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền gặp lành đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là phải giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.
Kết thúc câu chuyện thật thú vị. Đáng đời kẻ tham lam, phải mất mạng chỉ vì quá tham vàng. Nếu anh ta chỉ may chiếc túi ba gang thì đâu đến nỗi phải bỏ mạng. Thế nhưng tâm tính con người đâu dễ gì thay đổi. Đó là cái giá mà người anh phải trả sau những già đã làm với người em và trả giá cho bản tính tham lam của mình.
Cây khế với một kết thúc có hậu dành cho người chính nghĩa, chăm chỉ lương thiện và kẻ tham lam xảo quyệt đã phải lãnh hâu quả. Đó là bài học về cách làm người mà thế hệ cha ông gửi gắm qua từng câu chữ. Hãy cứ chăm chỉ lương thiện, sống đúng với những giá trị rồi sẽ có ngày thu được quả ngọt, còn những kẻ chỉ biết đến bản thân mình, gian manh tham lam thì cuối cùng cũng mất tất cả và phải chịu quả báo.
Còn người anh vì tham lam khi được chim thần đưa đi lấy vàng đã thể hiện rõ sự tham lam từ lúc may túi mười hai gang, chưa dừng lại ở đó còn nhét đầy vàng vào khắp người nên khi đến giữa biển gặp gió to, song lớn, nặng quá chim không thể chống đỡ nổi nên bị rơi xuống biển chết là một kết thúc xứng đáng.