K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2022

Tham khảo

Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.

- Công thương nghiệp đã phát triển: máy móc được sử dụng trong sản xuất, trung tâm dệt, luyện kim ra đời, các hải cảng lớn tập nập tàu buôn... nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.

Tình hình chính trị - xã hội

- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.

- Xã hội: gồm 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Quý tộc nắm giữa những chức vụ tối cao. Tăng lữ và Quý tộc được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo là giai cấp khổ nhất. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

=> Nhận xét: Chế độ quan chủ suy yếu, tăng lữ - quý tộc nắm mọi quyền hành, chiếm ruộng đất; đảng cấp thứ ba nghèo khổ, không có quyền lực chính trị bèn nổi dậy đấu tranh.

19 tháng 3 2017

Đây là bài giải của bạn, bạn tham khảo và hoàn thiện bài làm của mình bạn nhé.

a) Tình hình về kinh tế, chính trị và xã hội :

Bạn tham khảo tại đường link này bạn nhé : http://cadasa.vn/khoi-lop-10/tinh-hinh-chinh-tri-kinh-te-van-hoa-duoi-trieu-nguyen.aspx

b) Nhận xét, đánh giá chung :

- Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

19 tháng 3 2017

Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc, bạn cứ gửi câu hỏi lên nhé. :)

15 tháng 7 2017

Chọn A

29 tháng 3 2018

Đáp án: B

30 tháng 12 2017

Đáp án D

25 tháng 3 2022

a.tham khảo:

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp dân gian:

+ Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển.

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

+ Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng,…) ngày càng phát triển.

+ Các làng nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương),…

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

+ Đầu thế kỉ XV, chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu.

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Các chợ làng, chợ chùa, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi.

+ Giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công ngày càng nhộn nhịp.

+ Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.

- Ngoại thương:

+ Giao lưu buôn bán với nước ngoài phát triển, chủ yếu là với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

+ Nhiều bến cảng được xây dựng và hoạt động tấp nập như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Thị Nại (Bình Định),…

+ Ở vùng biên giới Việt - Trung hình thành nhiều điểm trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng trao đổi phong phú: lụa là, giấy bút, hương liệu, vàng ngọc,…

+ Tuy nhiên, vào thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương phát triển ngoại thương. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.

25 tháng 3 2022

b. Nguyên nhân:

- Nhờ nghệ thuật lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung

- Nhờ tinh thần chiến đấu hăng say, kiên cường của quân sĩ

- Nhờ truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.

Ý nghĩa thắng lợi:

- Dân tộc ta đã bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân.

Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù phải điêu tàn và khẳng định nước Nam đã có chủ.

12 tháng 4 2017
Kinh tế Chính trị

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.

Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
12 tháng 4 2017

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.

Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.
b) Tình hình chính trị
Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.



12 tháng 4 2017

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.
Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.
“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...
Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.

13 tháng 4 2017

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.
Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.
“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...
Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.