Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa, vì:
+Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền của nhân dân Việt Nam vừa giành được từ tay phát xít Nhật khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
+Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa. Khi được quân Anh che chở, Pháp đã nổ súng khiêu khích, giết hại dân thường ngay ngày 1-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn xuống đường mừng ngày độc lập.
+Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi như : ta đã kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho 15 000 quân Pháp ra bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân độ Nhật, sau đó kí thêm với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, chấp nhận cho chúng một quyền lợi nữa…nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
+Trong bối cảnh lịch sử “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa, Đảng và Chính phủ , đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quyết tâm “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.
b.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đnáh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
Tính nhân dân của cuộc kháng chiến thể hiện rõ trang các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946; Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tối ngày 19-12-1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947)
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người, sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.
- Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.
- Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.
- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: nghĩa là, lấy sức người, sức của của toàn dân tộc để phục vụ kháng chiến, phát huy tiềm năng vốn có của cả dân tộc. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng không được ỷ lại, phụ thuộc vào sự giúp đỡ đó.
- Lấy sức ta mà giải phóng cho ta” là quan điểm xuyên suốt tiến trình cách mạng của nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là con đường duy nhất để tăng cường sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
Đáp án A
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông Dương là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
* Tính chính nghĩa:
- Đường lối nêu rõ mục đích của cuộc kháng chiến là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
- Thể hiện trực tiếp qua 3 văn kiện chính: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20 - 12 - 1946), Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (22 - 12 - 1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (9 - 1947).
* Tính nhân dân:
- Đường lối khẳng định cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Nêu cao tinh thần toàn dân đánh giặc, “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”.