K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

- Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

20 tháng 5 2019

Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi:

Ngao ngán, xót xa trước sự xa xút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử của riêng ông. Hai câu thơ như lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

30 tháng 4 2019

HS cần nêu được nội dung sau:

- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.

- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.

4 tháng 11 2019

Câu thơ cuối đối lập hoàn toàn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng

- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.

+ Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong

- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân

→ Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay

1 tháng 1 2024

Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của tác giả đối với những người khốn khổ, bất hạnh. Đoạn trích chất chứa bao nỗi niềm thống khổ của một số phận có cuộc sống éo le, thể hiện khát vọng về cuộc sống với bao tình yêu thương giữa người với người.

18 tháng 11 2019

* Câu thơ mở “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

- Gợi lên cảm giác trách móc, đó cũng là lời mời tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ

- Có thể hiểu: nhà thơ như tự trách mình, và khao khát của người đi xa mong trở về

- Sử dụng từ “về chơi” gợi lên sự gần gũi, thân mật, chân tình hơn

- Câu hỏi trong vọng tưởng ấy làm sống dậy trong tâm hồn nhà thơ:

+ Khao khát, kỉ niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp đẽ và đáng yêu

+ Hình ảnh người con gái thôn Vĩ, nơi có người nhà thơ thương mến

* Hai câu thơ tiếp vừa tả cảnh, vừa gợi tình:

+ Những ấn tượng mạnh mẽ còn lưu lại trong trí nhớ của tác giả

+ Câu thơ như bao quát tầm nhìn của người quan sát: hình ảnh hàng cau thẳng tắp trong nắng sớm

+ Quan sát tinh tế: thấy được sự giao hòa của cảnh vật

+ Câu thơ gợi được cái nắng gió của miền Trung, nắng chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh

- Gợi lên được vẻ đẹp của nắng nơi đây, nắng mới lên trong trẻo, tinh khiết, có cảm giác làm bừng sáng sự hồi tưởng của nhà thơ

- Câu thơ thứ ba gợi lên cái nhìn gần gũi của những người đang đi trong khu vườn tươi đẹp của thôn Vĩ

+ Cây cối bao quanh nhà cửa tạo thành cấu trúc xinh xắn đầy tính thẩm mĩ vườn – nhà

+ Từ “mướt” gợi lên sự chăm sóc tươi tốt đầy sức sống của vườn cây, cái sạch sẽ láng bóng của những chiếc lá dưới ánh mặt trời

* Câu thơ cuối có sự hiện hữu của con người làm cho cảnh vật thêm sinh động

+ Sự xuất hiện của con người ý nhị, kín đáo, đúng với bản chất người Huế nhẹ nhàng

+ Khuôn mặt chữ điền: khuôn mặt phúc hậu, cương trực, ngay thẳng

→ Hàn Mặc Tử gợi được cái thần thái của thôn Vĩ: cảnh đẹp, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

“Thương vợ” – một trong những bài thơ chất chứa nồng nàn bao cảm xúc của một người chồng dành cho vợ mình giữa cuộc đời bao vất vả, lo toan. Người chồng ấy không phải ai khác mà chính là tác giả của bài thơ: Trần Tế Xương. Ông đã dành cho vợ mình những tình cảm rất chân thành qua lời thơ giản dị mà sâu sắc.
    Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trẻ với những tác phẩm đã trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.    Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.      Trong những câu thơ đầu, ông miêu tả rất chân thực về cuộc sống và gánh vác nặng nhọ của vợ mình. Nghề của bà là buôn bán, quanh năm ngày tháng lặn lội ở “mom sông” – nơi có nhiều hiểm nguy rình rập. Ông Tú ngày đêm bận bịu với đèn sách, với thơ ca, vậy mà vẫn để tâm đến công việc của vợ mình, khác hẳn với những người đàn ông khác trong chế độ nam quyền cùng thời. Ông là người có tri thức, lại thấu hiểu sự đời. Vì thế, ông hiểu hơn ai hết những nỗi vất lo toàn mà vợ mình đang gánh.      Ông đã dành cho vợ những lời thơ rất giản dị với hình ảnh và từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc. Ông hiểu rằng, vợ mình vất vả như vậy là vì phải “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đủ là đủ ăn đủ mặc, đủ ấm, đủ không thiếu thứ gì. Ông tự đặt mình cân xứng với “năm con” để khắc họa thêm trọng trách lớn lao mà bà Tú đang đảm đương. Không phải ông hạ mình trước vợ, càng không phải ông thấp hèn, kém cỏi mà vì cái nghiệp văn chương của ông lúc bấy giờ không phải là thời thịnh nên không thể dựa vào đó mà lo toan cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền được. Trong lời thơ của ông còn thầm có sự biết ơn, trân trọng sâu sắc đến người vợ đảm đang, tảo tần, giàu hi sinh. Bởi thế, ông mới hiểu những ngày bà “lặn lội”, “eo sèo” trong cuộc bán buôn, bon chen đầy vất vả, ganh đua.      Có người đặt ra câu hỏi, tại sao ông hiểu vợ mình vất vả như vậy mà lại không đứng lên làm giúp bà? Những vần thơ của ông có mang lại cơm áo gạo tiền cho bà đỡ vất vả? Ông hiểu biết, ông có tri thức sao lại để vợ mình phải vất vả vậy? Câu hỏi trái ngang thật khó trả lời. Bởi trong thời thế ấy, ông không thể bỏ cây bút mà lao vào làm lụng chân tay cùng bà được. Mình bà gánh vác cả năm con đã là một gánh nặng lắm rồi, lại thêm cả một ông chồng. Liệu rằng người phụ nữ ấy có gục ngã, có kêu than?     Một lần nữa, Tế Xương dành cho vợ mình những lời thơ rất đáng trân trọng, nâng niu. Ông cảm mến và cảm thông với nỗi niềm vất vả của vợ, ông thấu hiểu sự cam chịu của bà. Càng biết ơn vợ bao nhiêu, ông lại càng oán than bản thân mình bấy nhiêu. Ông tự chửi mình “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông không làm được gì giúp bà ngoài tình thương yêu và lòng thương cảm sâu sắc. Có lẽ đối với bà Tú như vậy cũng đã là đủ lắm rồi. Bởi thân phận người phụ nữ xưa ai cũng khổ, cũng chìm nổi long đong, nhưng chẳng mấy ai được chồng thương và thấu hiểu như bà. Chỉ là do thời thế nên ông không giúp được gì cho vợ.      Bên cạnh những tình cảm chân thành dành cho bà Tú, Tế Xương cũng thầm bày tỏ niềm đồng cảm, xót xa với những thân phận đồng cảnh với bà. Bởi thế, ông ví vợ mình với “thân cò” –  một hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam khi nói về số phận vất vả của người nông dân. Dù họ có phải “lặn lội”, phải “eo sèo” hay dù thế nào đi chăng nữa, những “thân cò” vẫn ngày đêm miệt mài kiếm sống.      Vậy, vì mục đích gì mà họ lại cam chịu như vậy? Không phải vì bị ép buộc, mà vì tình yêu thương lớn lao và cao cả họ dành cho gia đình. Sự hi sinh ấy thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao. Nhưng không phải ai cũng có nỗi lòng thấu hiểu như nhà thơ Tế Xương. Sống trong xã hội nam quyền nhưng ông không tự cho mình được quyền thong dong, được hưởng thụ thoải mái mọi thứ và được trà đạp lên người phụ nữ. Ở xã hội ấy, có những người vợ bị coi là nô lệ, là người ở, nhưng Tế Xương thì không. Bà Tú đã đi vào thơ ông với ý nghĩa là một người vợ đích thực, một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh. Ông thương vợ và ngược lại cũng trách mình làm chồng mà “hờ hững cũng như không”.      Đúng như cái tên mà tác giả đã đặt cho bài thơ “Thương vợ”, Tế Xương đã dành những tình cảm chân thành nhất dành cho vợ. Không giúp được vợ nhưng ông mong sao những tình cảm của mình sẽ làm bà vơi đi mệt mỏi sau bao ngày lặn lội vất vả mưu sinh.
6 tháng 12 2019

- Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương

- Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp