K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2017

Đã là người Việt Nam thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người.Đó có thể là những lời dân ca tình tứ,lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lện một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi.Vui có. buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có...mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đềui được diễn tả 1 cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao.tooi nhớ có một bài ca dao thế này:

Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trưx tình ở đây là một cô gái-một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ ng yêu.Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa-cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải.Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng 1 mình, thử hỏi sao không buiồn cho được! Quá mong ng yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh.Thế nhưng " trông cá cá lặn trông sao sao mờ". Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ.Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng.Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông.Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ.Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào.Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam":
Buồn trông con nhện giăng tơ
...
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đó chính là " buồn trông"- 1 điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao.Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa.Điệp từ " buồn trông " xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái.Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Ngoại cảnh mà như tâm cảnh.Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng.Bởi:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao.Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò".Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh.Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt-liệu có là ám chỉ tình yêu?Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng.Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai.Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng.Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi.Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái.Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, 1 nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian.Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là 1 không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào.Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.
Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau.Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.

Bài 1: Xác định phép nhân hoastrong cách câu thơ sau và phân tích tác dụnga,           Đêm qua đứng bờ ao        Trông cá đá lặn, trông sao sao mờ              Buồn trông con nhện trăm tơ        Nhện ơi! Nhện hỡi! Nhện chờ mối ai?              Buồn trông trênh trếch sao mai         Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai sao mờ?b,                Mẹ hỏi cây khơ-nia                   -Rễ...
Đọc tiếp

Bài 1: Xác định phép nhân hoastrong cách câu thơ sau và phân tích tác dụng

a,           Đêm qua đứng bờ ao

        Trông cá đá lặn, trông sao sao mờ

              Buồn trông con nhện trăm tơ

        Nhện ơi! Nhện hỡi! Nhện chờ mối ai?

              Buồn trông trênh trếch sao mai 

        Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai sao mờ?

b,                Mẹ hỏi cây khơ-nia

                   -Rễ mày uống nước đâu?

                  -Uống nước nguồn miền Bắc

Bài 2: Xác định phép ẩn dụ và phân tích tác dụng

a,              Thuyền về có nhớ bế chăng

            Bến thì 1 dạ khăng khăng đòi thuyền

b,                   Một thuyền, một bến, một dây

               Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chịu cùng

c,                      Gió đưa cây cải về trời

                Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay

 

 

0
Giúp mìn h với1. Bài 1:       Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá thường gặp và tác dụng như thế nào?2. Bài 2: Chỉ ra phép nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng?            Đêm qua ra đứng bờ ao,         Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.               Buồn trông con nhện chăng tơ,          Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?               Buồn trông...
Đọc tiếp

Giúp mìn h với

1. Bài 1:

      Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá thường gặp và tác dụng như thế nào?

2. Bài 2: Chỉ ra phép nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng?

            Đêm qua ra đứng bờ ao,

         Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.

               Buồn trông con nhện chăng tơ,

          Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

               Buồn trông chênh chếch sao mai,

          Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

                                                              ( Ca dao )

3. Bài 3: : Hãy chỉ ra phép nhân hoá (gạch chân ) và cho biết nó thuộc kiểu nhân hoá nào?

a. Những ngôi sao trên trời rỏ nước mắt xung quanh ba mẹ con.

b. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

c. Mỗi chiếc lá rụng có một tâm hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.

d. Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

e.     Lưng trần phơi nắng phơi sương

    Có manh áo cộc tre nhường cho con.

f. Đã dậy chưa hả trầu?

   Tao hái vài lá nhé

   Cho bà và cho mẹ

   Đừng lụi đi trầu ơi.

1
28 tháng 4 2020

1. -Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 

   -Có 3 kiểu nhân hóa

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật 

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người 

1 tháng 8 2017

Thơ nha không phải đoạn văn đâu tại mik đăng tự nhiên nó ra cái không thành thơ.

1 tháng 8 2017

Bài 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong những câu thơ sau :

a) Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

b) Buồn trông con nhện trăng tơ Nhện ơi , nhện hỡi , nhện chờ mối ai Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi,sao hỡi nhớ ai sao hờ ,

c) Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Bài làm

a, Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...

b, Buồn trông con nhện trăng tơ Nhện ơi , nhện hỡi , nhện chờ mối ai Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi,sao hỡi nhớ ai sao hờ ,

- Từ nhân hóa : trông , chờ .

- Kiểu nhân hóa : Dùng những từ chỉ hoạt động , trạng thái của con người để chỉ hoạt động trạng thái của con vật

=> Tác dụng : Làm cho hình ảnh con nhện hiện lên thật sinh động .

c, Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

- Từ so sánh : như

- Kiểu so sánh : Ngang bằng

=> Tác dụng : Làm lộ rõ được tình cảm anh em .

  BÀI TẬP CỦNG CỐ - BÀI NHÂN HOÁ         1. Bài 1:       Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá thường gặp và tác dụng như thế nào?2. Bài 2: Chỉ ra phép nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng?            Đêm qua ra đứng bờ ao,         Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.               Buồn trông con nhện chăng tơ,          Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối...
Đọc tiếp

 

 

BÀI TẬP CỦNG CỐ - BÀI NHÂN HOÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Bài 1:

      Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá thường gặp và tác dụng như thế nào?

2. Bài 2: Chỉ ra phép nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng?

            Đêm qua ra đứng bờ ao,

         Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.

               Buồn trông con nhện chăng tơ,

          Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

               Buồn trông chênh chếch sao mai,

          Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

                                                              ( Ca dao )

3. Bài 3: : Hãy chỉ ra phép nhân hoá (gạch chân ) và cho biết nó thuộc kiểu nhân hoá nào?

a. Những ngôi sao trên trời rỏ nước mắt xung quanh ba mẹ con.

b. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

c. Mỗi chiếc lá rụng có một tâm hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.

d. Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

e.     Lưng trần phơi nắng phơi sương

    Có manh áo cộc tre nhường cho con.

f. Đã dậy chưa hả trầu?

   Tao hái vài lá nhé

   Cho bà và cho mẹ

   Đừng lụi đi trầu ơi.

4. Bài 4: Hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 4 – 6 câu ) theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng phép nhân hoá.

 

0

a) Nhân hóa ở hai câu trên . 

Bác nồi đồng hát bính boong 

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

b) Phép nhân hóa ở câu : Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Thương nhau tre chẳng ở riêng .

Kiểu nhân hóa :  Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

c) Buồm trông con nhện giăng tơ 

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Kiểu nhân hóa : Xưng hô , trò chuyện với vật như đối với người .

Buồm trông chênh chếch sao mai ​ 

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.

Kiểu nhân hóa : Xưng hô , trò chuyện với vật như đối với người . 

27 tháng 6 2018

Bạn viết gì vậy , mình ko hiểu cho lắm

25 tháng 8 2017

tò vò mà nuôi con nhện

đến khi nó lớn , nó quên nhau đi

tò vò ngồi khóc tỉ ti

nhện ơi, nhện hỡi , nhện đi đằng nào?

thuộc phương thức biểu đạt :tự sự

=>nói về sự vô ơn ,quên công nuôi nấng của con nhện hay nói chính ra là con người

25 tháng 8 2017

tò vò mà nuôi con nhện

đến khi nó lớn , nó quên nhau đi

tò vò ngồi khóc tỉ ti

nhện ơi, nhện hỡi , nhện đi đằng nào?

thuộc phương thức biểu đạt nào và nhằm mục đích gì ?

- Phương thức biểu đạt : Tự sự

- Mục đích : nhằm nói về sự vô ơn , quên công ơn của con nhện hay nói cách khác ( bóng gió ) về sự vô ơn của con người đối với bậc cha mẹ .