K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Sông Đà là tập tùy bút hay nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc. Đó kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của nhà văn.

Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái đò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ngợi ca vẻ đẹp của con người Tây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.

2. Thân bài

a. Nhân vật người lái đò sông Dà

* Vài nét về hình ảnh con sông Đà

- Hình ảnh sông Đà hiện lên thật hung dữ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

- Hình ảnh sông Đà vừa “hung bạo” vừa “trữ tình” là nền để người lái đò xuất hiện.

* Nhân vật người lái đò sông Đà

Ông lái đò:

- Ông là người anh hùng sông nước.

- Ông lái đò là nghệ sĩ tài hoa.

Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét, ông lái đò là , một “tay lái đò tài hoa”.

Cô lái đò:

Cô là một người phụ nữ Việt Nam yêu nước tha thiết, đảm đang, tháo vát, tâm hồn dạt dào cảm xúc và tràn ngập chất thơ.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân rất tài hoa. Nhà văn lược bỏ hầu hết các chi tiết về đời tư của ông lái đò, cô lái đò để đi sâu vào khắc họa ngoại hình, hành động của nhân vật.

b. So sánh với nhân vật Huấn Cao

Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.

Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.

c. Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao chúng ta dễ thấy được những nét chung và điểm khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.

* Nét chung:

- Nguyễn Tuân tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.

- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.

* Khác biệt:

- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, những nhân vật tài hoa nghệ sĩ được Nguyễn Tuân miêu tả có thế tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.

- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ồng đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở sinh sôi đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.

3. Kết bài

Qua Người lái dò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy nổi lên một Nguyễn Tuân tài hoa độc đáo, uyên thâm, tâm huyết, có tấm lòng yêu thương, tự hào da diết về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người miền Tây Bắc.

Hình ảnh sông Đà vừa “hung bạo” vừa “trữ tình”

B. BÀI LÀM

Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, ông có sở trường về tùy bút. Sông Đà là tập tùy bút hay nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc, là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc nãm 1958 của nhà văn. Ở Tây Bắc, ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân làm đường và đồng bào các dân tộc ít người. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã mang lại cho Nguyễn Tuân nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái đò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ngợi ca vẻ đẹp của con người Tây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.

Vẻ đẹp của nhân vật người lái đò trong bài tùy bút này được thể hiện ở nhiều góc cạnh khác nhau.

Trong tùy bút, hình ảnh sông Đà hiện lên thật hung dữ:

“Lúc này nước sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ muốn hất tung đi một cái thuyền đang phải đóng vai một cái nắp ấm của một ấm nước sôi khổng lồ. Ngấn mạn thuyền thấp hơn ngấn nước tứ vi bên ngoài, cạp mui thuyền cắm ngập dưới ngấn nước đang sôi trắng lên. Mặt sông cũng có ổ gà như mặt đường cạn, đi vào ổ gà sông là thuyền bị giật xuống bị dồi lên. Đã gọi là thác, tức là chỗ khúc sông phức tạp đó nhiều luồng nước. Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay, có luồng nước đi vào đúng luồng rồi nhưng mà không trúng tim luồng thì cũng vẫn có thể là thập tử nhất sinh như thường...”.

Nhưng hình ảnh sông Đà hiện lên không kém phần thơ mộng, trữ tình:

“Tôi có bay tạt qua sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con Tây Bắc hung bạo và trữ tình...”; “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phết vào bản đồ...”.

Hình ảnh con sông Đà vừa “hung bạo và trữ tình” là cái nền để người lái đò xuất hiện.

Ông lái đò là người anh hùng sông nước: trong cuộc chiến đấu gay go với con sông dữ, ông là người chỉ huy tài ba, trí dũng, can trường. Vượt qua hết các vực xoáy, luồng chết, cửa tử,... để đưa con đò đến nơi sóng yên nước lặng. Về tư thế: “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”, về phong thái: “tỉnh táo, tự tin, cố nén vết thương do sóng nước gây ra”, về hành động: “hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, “đánh đòn tỉa”, “đánh đòn âm vào chỗ hiểm”. Sau khi “phá xong cái trùng vi thạch trận, vòng thứ nhất”, ông không một phút “nghỉ tay nghỉ mắt”, phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn “chiến thuật". Khi nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông “ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Thế là những luồng tử đã “bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh”. Sau đó, ông bước vào trận chiến với “một trùng vây thứ ba”. Ông liền “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa” có bọn đá hậu vệ của con thác. Rồi “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Thế là hết thác. Sóng nước lại thanh bình.

Hơn nữa, ông lái đò còn là nghệ sĩ tài hoa. Trong nghề chèo đò vượt thác, ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở. Ở vòng đầu lũ đá ấy đã mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngọn sông nhưng ông đã thuộc lòng các cửa này. Ớ vòng thứ hai, cửa tử tăng lên để đúng lừa con thuyền của ông vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn nhưng ông vẫn cứ hiểu được điều nguy hiểm ấy. Ông khám phá ra cách chinh phục chúng: cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử, nhờ nhớ mặt bọn này nên đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến, ở trùng vây cuối cùng, mặc dù ít cửa hơn nhưng ông nhận ra rằng ở bên phải bên trái đều là luồng chết cả, lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cho nên, ông dùng đòn “phóng thẳng”. Thế là ông chiến thắng trọn trong cuộc đi qua cửa ải nước đủ tướng dữ, quân tợn vừa rồi. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét, ông lái đò là một “tay lái ra hoa”.

Nhân vật người lái đò sông Dà

Còn cô lái đò là một người phụ nữ Việt Nam yêu nước tha thiết, đảm đang, tháo vát, tâm hồn dạt dào cảm xúc và tràn ngập chất thơ: “...Một buổi chiều Quỳnh Nhai khác, tôi lại tìm đến một cô lái đò đã từng chở đò dọc đưa gạo kháng chiến từ Quỳnh Nhai về thác Tà Hè đổ lên kho quân lương. Cô lái đò châu Quỳnh Nhai giảng cho tôi hiểu biết thêm về ý nghĩa kiến trúc của cái thuyền then vút đuôi én trên sông Đà: “Các eng bảo thuyền giống con cá, bảo cái thuyền như một con cá nó quẫy mạnh đuôi trên mặt sông thì cũng được thôi. Chúng em chỉ biết cái đuôi thuyền nó vẫy lên cao như thế để có cái chỗ mà treo cái bu gà. Gà sống này, con nào đẹp lông và gáy hay, thì phải mua đến mười đồng bạc mới. Con gà sống là cái đồng hồ của người lái đò sông Đà đấy. Đi đường xa, qua bờ này bến khác, có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình. Hai bên bờ sông Đà, ai ai cũng biết hát cả đấy. Đang phát nương, nhìn xuống dòng sông Đà mà thấy thuyền các eng đi qua, là người phụ nữ Thái chúng em đều hát gửi xuống một hai câu và có khi hát cả một bài. Hồi Pháp chiếm đóng, tiếng hát của phụ nữ đều lánh xa bờ xa bến. Nhiều tiếng hát chạy xa lên tận đỉnh núi. Nay hòa bình, hết địch rồi tiếng hát mới lại xuống dần tới mặt bến...”.

Nhìn chung, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân rất tài hoa. Nhà văn lược bỏ hầu hết các chi tiết về đời tư của ông lái đò, cô lái đò để đi sâu khác họa ngoại hình, hành động của nhân vật.

Chúng ta thử so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao ( Chữ người tử tù). Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của

Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng. Huấn Cao viết chữ rất đẹp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (...). Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. Trong thị hiếu thẩm mỹ của cố nhân, từ Trung Hoa đến Việt Nam, viết chữ đẹp là một thủ pháp nghệ thuật và chơi chữ đẹp là một thú chơi cao khiết, tao nhã. Bởi vậy, qua những băn khoăn, tính toán, mưu mẹo, biệt đãi, nhẫn nhục, đau khổ, hốt hoảng, hi vọng, tuyệt vọng, hồi hộp, lo sợ, thành kính của viên quản ngục thì cái tài hoa quý hiếm của nhân vật Huấn Cao càng đươc tôn lên đỉnh cao chói lọi.

Về khí phách, Huân Cao không chịu vào luồn ra cúi, khòng chịu sống cảnh “cá chậu chim lồng”, ông đi làm giặc triều đình. Đến khi bị bắt đưa vào ngục tử tù, ông không tỏ ra mảy may sợ hãi hay hối tiếc. Cổ mang gông, chân vướng xiềng, bước vào ngục tử tù chờ ngày ra pháp trường, ông vẫn hiên ngang, đường hoàng như bước đi trên đường cái. Chính cái khí phách khác thường của ông đã làm cho ngục quan - một người đầy uy quyền đối với ông - phải tỏ ra “khép nép” khi vào gặp ông tại nhà lao. “Thiên lương” của ông vô cùng trong sáng: cái tài của Huấn Cao chính là nơi phát lộ cái tâm của ông. Tiền bạc, uy quyền không hề lung lạc được ông: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông đúng là một nhân cách lí tưởng: “Bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.

Vì vậy, khi chưa hiểu được các phẩm chất tốt đẹp của ngục quan (biết trân trọng, thật lòng yêu cái đẹp dù phải sống trong hoàn cảnh xấu xa) thì Huấn Cao có thái độ cứng rắn với ông. Đến lúc cảm được “cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ngục quan, Huấn Cao mềm lòng thốt lên: “Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Và Huấn Cao sẵn sàng cho ngục quan những dòng chữ cuối cùng của một đáng tài hoa, một bậc anh hùng nghĩa sĩ trong một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có ở chốn lao tù”: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên một tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phỉến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

“Ỏ đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo bức lụa trắng với những nét vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá vậy. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ trên đây bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹp sáng ngời của nhân cách Huấn Cao. Trong không khí trang trọng, thiêng liêng, trong cảm hứng sáng tạo mãnh liệt, mê say, ông Huấn Cao đã quên hẳn gông xiềng, nhà ngục chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt, quên cả cái chết đang chờ đợi mình. Tâm hồn ông hoàn toàn hướng tới sư bất tử của cái đẹp, cái “thiên lương” trong sáng. Lời khuyên nhủ của ông đối với quản ngục đã thể hiện quan niệm biện chứng của ông giữa cái tâm và cái tài, giữa cái đẹp và cái thiện. Trong nhân sinh quan cao vời của ông, người nghệ sĩ say mê cái đẹp trước hết phải là người phải biết đặt “thiên lương” lên vị trí tột cùng. Lời di huấn thiêng liêng ấy của Huấn Cao về nghệ thuật, về đạo lí làm người đã được quan ngục bái lĩnh bằng tất cả tấm lòng chân thực của mình và người đời trân trọng lắng nghe.

Có thế nói, cảnh ông Huấn Cao cho chữ là sự chiến thắng kiêu hùng của ánh sáng đối với bóng tối, của “thiên lương” đối với tội ác, của cái chân - thiện - mỹ đốì với cái xấu xa, thô bỉ. Hơn nữa, đó còn là biểu tượng của việc tài hoa lên ngôi trong cảnh lao tù. Người tử tù đang tiến dần đến cõi chết, nhưng còn tài hoa của họ đang hăng hái, ung dung bước vào cõi bất tử, vĩnh hằng.

Nhìn chung, vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đôi với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.

Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao chúng ta dễ thấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám. Về nét chung (tính thống nhất): Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Ông vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện: điện ảnh, hội họa, điêu khắc.. Ông vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo, giàu có. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Mặt khác, các phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng, đối ngữ, liệt kê... được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện, về nét riêng (tính khác biệt): Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Các nhân vật ông Nghè, ông Cử. ông Huấn Cao ( Vang bóng một thời), ông Thông phu, cô đào Tám (lư đồng mắt cua) là những minh chứng sinh động. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân. Đó là anh bộ đội Tây Bắc ngụy trang bằng hoa đào, đuổi giặc giữa rừng đào. Đó là người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu trồng đào trong xà lim hay cô nhân quán Quảng Bình ngồi gác máy bay dưới gốc hoàng mai. Đó là những cô gái lái đò sông Đà trên những chiếc thuyền đuôi én cao vút... Đặc biệt là ông lái đò sông Đà vượt thác sông Đà “tay lái ra hoa”. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Khi ấy, ở Nguyễn Tuân, hầu như cái gì cùng trở thành “chủ nghĩa”: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cảm giác, chủ nghĩa tài tử, chủ nghĩa ẩm thực..., và bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa độc đáo. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn ra cái đẹp của con người dưới góc độ của những vấn đề xã hội (Xòe). Cụ thể là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở sinh sôi; đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn hóa của chế độ mới.

Qua Người lái đò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy nổi lên một Nguyễn Tuân tài hoa độc đáo, uyên thâm, tâm huyết, có tấm lòng yêu thương, tự hào da diết về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Ca ngợi sự gan góc, thông minh, dũng cảm, kiên cường, tài hoa nhân hậu của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao. Người lái đò sông Đà thật sự là một bài ca lãng mạn, trong sáng, hào sảng về lao động và về vẻ đẹp của con người trong lao động.

28 tháng 4 2019

Anynomous_Boss 

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Sông Đà là tập tùy bút hay nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc. Đó kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của nhà văn.

Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái đò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ngợi ca vẻ đẹp của con người Tây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.

2. Thân bài

a. Nhân vật người lái đò sông Dà

* Vài nét về hình ảnh con sông Đà

- Hình ảnh sông Đà hiện lên thật hung dữ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

- Hình ảnh sông Đà vừa “hung bạo” vừa “trữ tình” là nền để người lái đò xuất hiện.

* Nhân vật người lái đò sông Đà

Ông lái đò:

- Ông là người anh hùng sông nước.

- Ông lái đò là nghệ sĩ tài hoa.

Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét, ông lái đò là , một “tay lái đò tài hoa”.

Cô lái đò:

Cô là một người phụ nữ Việt Nam yêu nước tha thiết, đảm đang, tháo vát, tâm hồn dạt dào cảm xúc và tràn ngập chất thơ.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân rất tài hoa. Nhà văn lược bỏ hầu hết các chi tiết về đời tư của ông lái đò, cô lái đò để đi sâu vào khắc họa ngoại hình, hành động của nhân vật.

b. So sánh với nhân vật Huấn Cao

Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.

Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.

c. Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao chúng ta dễ thấy được những nét chung và điểm khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.

* Nét chung:

- Nguyễn Tuân tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.

- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.

* Khác biệt:

- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, những nhân vật tài hoa nghệ sĩ được Nguyễn Tuân miêu tả có thế tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.

- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ồng đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở sinh sôi đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.

3. Kết bài

Qua Người lái dò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy nổi lên một Nguyễn Tuân tài hoa độc đáo, uyên thâm, tâm huyết, có tấm lòng yêu thương, tự hào da diết về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người miền Tây Bắc.

B. BÀI LÀM

Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, ông có sở trường về tùy bút. Sông Đà là tập tùy bút hay nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc, là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc nãm 1958 của nhà văn. Ở Tây Bắc, ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân làm đường và đồng bào các dân tộc ít người. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã mang lại cho Nguyễn Tuân nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái đò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ngợi ca vẻ đẹp của con người Tây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.

Vẻ đẹp của nhân vật người lái đò trong bài tùy bút này được thể hiện ở nhiều góc cạnh khác nhau.

Trong tùy bút, hình ảnh sông Đà hiện lên thật hung dữ:

“Lúc này nước sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ muốn hất tung đi một cái thuyền đang phải đóng vai một cái nắp ấm của một ấm nước sôi khổng lồ. Ngấn mạn thuyền thấp hơn ngấn nước tứ vi bên ngoài, cạp mui thuyền cắm ngập dưới ngấn nước đang sôi trắng lên. Mặt sông cũng có ổ gà như mặt đường cạn, đi vào ổ gà sông là thuyền bị giật xuống bị dồi lên. Đã gọi là thác, tức là chỗ khúc sông phức tạp đó nhiều luồng nước. Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay, có luồng nước đi vào đúng luồng rồi nhưng mà không trúng tim luồng thì cũng vẫn có thể là thập tử nhất sinh như thường...”.

Nhưng hình ảnh sông Đà hiện lên không kém phần thơ mộng, trữ tình:

“Tôi có bay tạt qua sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con Tây Bắc hung bạo và trữ tình...”; “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phết vào bản đồ...”.

Hình ảnh con sông Đà vừa “hung bạo và trữ tình” là cái nền để người lái đò xuất hiện.

Ông lái đò là người anh hùng sông nước: trong cuộc chiến đấu gay go với con sông dữ, ông là người chỉ huy tài ba, trí dũng, can trường. Vượt qua hết các vực xoáy, luồng chết, cửa tử,... để đưa con đò đến nơi sóng yên nước lặng. Về tư thế: “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”, về phong thái: “tỉnh táo, tự tin, cố nén vết thương do sóng nước gây ra”, về hành động: “hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, “đánh đòn tỉa”, “đánh đòn âm vào chỗ hiểm”. Sau khi “phá xong cái trùng vi thạch trận, vòng thứ nhất”, ông không một phút “nghỉ tay nghỉ mắt”, phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn “chiến thuật". Khi nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông “ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Thế là những luồng tử đã “bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh”. Sau đó, ông bước vào trận chiến với “một trùng vây thứ ba”. Ông liền “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa” có bọn đá hậu vệ của con thác. Rồi “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Thế là hết thác. Sóng nước lại thanh bình.

Hơn nữa, ông lái đò còn là nghệ sĩ tài hoa. Trong nghề chèo đò vượt thác, ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở. Ở vòng đầu lũ đá ấy đã mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngọn sông nhưng ông đã thuộc lòng các cửa này. Ớ vòng thứ hai, cửa tử tăng lên để đúng lừa con thuyền của ông vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn nhưng ông vẫn cứ hiểu được điều nguy hiểm ấy. Ông khám phá ra cách chinh phục chúng: cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử, nhờ nhớ mặt bọn này nên đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến, ở trùng vây cuối cùng, mặc dù ít cửa hơn nhưng ông nhận ra rằng ở bên phải bên trái đều là luồng chết cả, lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cho nên, ông dùng đòn “phóng thẳng”. Thế là ông chiến thắng trọn trong cuộc đi qua cửa ải nước đủ tướng dữ, quân tợn vừa rồi. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét, ông lái đò là một “tay lái ra hoa”.

Còn cô lái đò là một người phụ nữ Việt Nam yêu nước tha thiết, đảm đang, tháo vát, tâm hồn dạt dào cảm xúc và tràn ngập chất thơ: “...Một buổi chiều Quỳnh Nhai khác, tôi lại tìm đến một cô lái đò đã từng chở đò dọc đưa gạo kháng chiến từ Quỳnh Nhai về thác Tà Hè đổ lên kho quân lương. Cô lái đò châu Quỳnh Nhai giảng cho tôi hiểu biết thêm về ý nghĩa kiến trúc của cái thuyền then vút đuôi én trên sông Đà: “Các eng bảo thuyền giống con cá, bảo cái thuyền như một con cá nó quẫy mạnh đuôi trên mặt sông thì cũng được thôi. Chúng em chỉ biết cái đuôi thuyền nó vẫy lên cao như thế để có cái chỗ mà treo cái bu gà. Gà sống này, con nào đẹp lông và gáy hay, thì phải mua đến mười đồng bạc mới. Con gà sống là cái đồng hồ của người lái đò sông Đà đấy. Đi đường xa, qua bờ này bến khác, có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình. Hai bên bờ sông Đà, ai ai cũng biết hát cả đấy. Đang phát nương, nhìn xuống dòng sông Đà mà thấy thuyền các eng đi qua, là người phụ nữ Thái chúng em đều hát gửi xuống một hai câu và có khi hát cả một bài. Hồi Pháp chiếm đóng, tiếng hát của phụ nữ đều lánh xa bờ xa bến. Nhiều tiếng hát chạy xa lên tận đỉnh núi. Nay hòa bình, hết địch rồi tiếng hát mới lại xuống dần tới mặt bến...”.

Nhìn chung, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân rất tài hoa. Nhà văn lược bỏ hầu hết các chi tiết về đời tư của ông lái đò, cô lái đò để đi sâu khác họa ngoại hình, hành động của nhân vật.

Chúng ta thử so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao ( Chữ người tử tù). Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của

Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng. Huấn Cao viết chữ rất đẹp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (...). Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. Trong thị hiếu thẩm mỹ của cố nhân, từ Trung Hoa đến Việt Nam, viết chữ đẹp là một thủ pháp nghệ thuật và chơi chữ đẹp là một thú chơi cao khiết, tao nhã. Bởi vậy, qua những băn khoăn, tính toán, mưu mẹo, biệt đãi, nhẫn nhục, đau khổ, hốt hoảng, hi vọng, tuyệt vọng, hồi hộp, lo sợ, thành kính của viên quản ngục thì cái tài hoa quý hiếm của nhân vật Huấn Cao càng đươc tôn lên đỉnh cao chói lọi.

Về khí phách, Huân Cao không chịu vào luồn ra cúi, khòng chịu sống cảnh “cá chậu chim lồng”, ông đi làm giặc triều đình. Đến khi bị bắt đưa vào ngục tử tù, ông không tỏ ra mảy may sợ hãi hay hối tiếc. Cổ mang gông, chân vướng xiềng, bước vào ngục tử tù chờ ngày ra pháp trường, ông vẫn hiên ngang, đường hoàng như bước đi trên đường cái. Chính cái khí phách khác thường của ông đã làm cho ngục quan - một người đầy uy quyền đối với ông - phải tỏ ra “khép nép” khi vào gặp ông tại nhà lao. “Thiên lương” của ông vô cùng trong sáng: cái tài của Huấn Cao chính là nơi phát lộ cái tâm của ông. Tiền bạc, uy quyền không hề lung lạc được ông: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông đúng là một nhân cách lí tưởng: “Bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.

Vì vậy, khi chưa hiểu được các phẩm chất tốt đẹp của ngục quan (biết trân trọng, thật lòng yêu cái đẹp dù phải sống trong hoàn cảnh xấu xa) thì Huấn Cao có thái độ cứng rắn với ông. Đến lúc cảm được “cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ngục quan, Huấn Cao mềm lòng thốt lên: “Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Và Huấn Cao sẵn sàng cho ngục quan những dòng chữ cuối cùng của một đáng tài hoa, một bậc anh hùng nghĩa sĩ trong một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có ở chốn lao tù”: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên một tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phỉến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

“Ỏ đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo bức lụa trắng với những nét vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá vậy. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ trên đây bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹp sáng ngời của nhân cách Huấn Cao. Trong không khí trang trọng, thiêng liêng, trong cảm hứng sáng tạo mãnh liệt, mê say, ông Huấn Cao đã quên hẳn gông xiềng, nhà ngục chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt, quên cả cái chết đang chờ đợi mình. Tâm hồn ông hoàn toàn hướng tới sư bất tử của cái đẹp, cái “thiên lương” trong sáng. Lời khuyên nhủ của ông đối với quản ngục đã thể hiện quan niệm biện chứng của ông giữa cái tâm và cái tài, giữa cái đẹp và cái thiện. Trong nhân sinh quan cao vời của ông, người nghệ sĩ say mê cái đẹp trước hết phải là người phải biết đặt “thiên lương” lên vị trí tột cùng. Lời di huấn thiêng liêng ấy của Huấn Cao về nghệ thuật, về đạo lí làm người đã được quan ngục bái lĩnh bằng tất cả tấm lòng chân thực của mình và người đời trân trọng lắng nghe.

Có thế nói, cảnh ông Huấn Cao cho chữ là sự chiến thắng kiêu hùng của ánh sáng đối với bóng tối, của “thiên lương” đối với tội ác, của cái chân - thiện - mỹ đốì với cái xấu xa, thô bỉ. Hơn nữa, đó còn là biểu tượng của việc tài hoa lên ngôi trong cảnh lao tù. Người tử tù đang tiến dần đến cõi chết, nhưng còn tài hoa của họ đang hăng hái, ung dung bước vào cõi bất tử, vĩnh hằng.

Nhìn chung, vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đôi với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.

Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao chúng ta dễ thấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám. Về nét chung (tính thống nhất): Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Ông vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện: điện ảnh, hội họa, điêu khắc.. Ông vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo, giàu có. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Mặt khác, các phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng, đối ngữ, liệt kê... được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện, về nét riêng (tính khác biệt): Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Các nhân vật ông Nghè, ông Cử. ông Huấn Cao ( Vang bóng một thời), ông Thông phu, cô đào Tám (lư đồng mắt cua) là những minh chứng sinh động. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân. Đó là anh bộ đội Tây Bắc ngụy trang bằng hoa đào, đuổi giặc giữa rừng đào. Đó là người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu trồng đào trong xà lim hay cô nhân quán Quảng Bình ngồi gác máy bay dưới gốc hoàng mai. Đó là những cô gái lái đò sông Đà trên những chiếc thuyền đuôi én cao vút... Đặc biệt là ông lái đò sông Đà vượt thác sông Đà “tay lái ra hoa”. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Khi ấy, ở Nguyễn Tuân, hầu như cái gì cùng trở thành “chủ nghĩa”: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cảm giác, chủ nghĩa tài tử, chủ nghĩa ẩm thực..., và bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa độc đáo. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn ra cái đẹp của con người dưới góc độ của những vấn đề xã hội (Xòe). Cụ thể là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở sinh sôi; đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn hóa của chế độ mới.

Qua Người lái đò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy nổi lên một Nguyễn Tuân tài hoa độc đáo, uyên thâm, tâm huyết, có tấm lòng yêu thương, tự hào da diết về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Ca ngợi sự gan góc, thông minh, dũng cảm, kiên cường, tài hoa nhân hậu của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao. Người lái đò sông Đà thật sự là một bài ca lãng mạn, trong sáng, hào sảng về lao động và về vẻ đẹp của con người trong lao động..

Đây là cs bn cho Milk hả?