K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2024

## Thầy Hamen - Hình ảnh người thầy mẫu mực trong "Buổi học cuối cùng"

Đoạn trích "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về nhân vật thầy Hamen – một người thầy yêu nghề, yêu nước, tận tụy với học trò và tràn đầy lòng tự hào dân tộc.  Hình ảnh thầy Hamen không chỉ là một nhân vật trong tác phẩm, mà còn trở thành biểu tượng cho sự hy sinh thầm lặng của những người thầy trong thời chiến tranh,  góp phần khơi dậy lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ.

Điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh là sự thay đổi bất ngờ trong diện mạo và thái độ của thầy Hamen.  Thông thường, thầy thường nghiêm khắc, dễ nổi cáu,  thậm chí phạt học trò vì những lỗi nhỏ.  Nhưng trong buổi học cuối cùng, thầy lại có vẻ trang trọng và xúc động khác thường.  Bộ lễ phục đen nghiêm chỉnh, giọng nói trầm ấm và đầy cảm xúc, tất cả đều thể hiện sự nghiêm trang, trang nghiêm của một buổi học đặc biệt, cũng là sự thể hiện lòng tự trọng và niềm tiếc nuối sâu sắc của thầy trước sự mất mát của quê hương.  Sự thay đổi này cho thấy thầy Hamen không chỉ là một người thầy dạy chữ mà còn là một người yêu nước sâu sắc, luôn đau đáu trước vận mệnh đất nước.

Sự yêu nghề của thầy Hamen được thể hiện một cách rõ nét trong suốt buổi học.  Thầy không chỉ dạy bài học một cách nghiêm túc mà còn truyền đạt kiến thức một cách say sưa và đầy nhiệt huyết.  Những lời lẽ của thầy về tiếng Pháp, về tầm quan trọng của việc học tiếng mẹ đẻ,  được thầy nhấn mạnh một cách đầy xúc động, khiến cho những học trò nhỏ bé như Fri-đơ-rich cũng cảm nhận được tình yêu ngôn ngữ, tình yêu quê hương sâu sắc của thầy. Thầy Hamen không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người truyền lửa yêu nước, khơi dậy ý thức dân tộc trong lòng học trò.  Sự tận tâm của thầy, sự hy sinh thầm lặng khi dành trọn vẹn buổi học cuối cùng để dạy dỗ học trò là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu nghề cao cả của thầy.

Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp của nhân vật thầy Hamen không chỉ là tình yêu nghề, mà còn là lòng yêu nước nồng nàn, thầm kín.  Sự tiếc nuối, xót xa của thầy trước số phận của quê hương được thể hiện một cách tinh tế qua từng lời nói, hành động.  Những lời thầy nói về tiếng Pháp, về văn hóa Pháp, về lịch sử Pháp chứa chan nỗi niềm đau đớn,  nhưng đồng thời cũng thể hiện một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt.  Thầy Hamen là người mang trong mình trọng trách giữ gìn và bảo vệ văn hóa dân tộc, ngay cả khi đất nước đang lâm nguy.  Hình ảnh thầy Hamen trong buổi học cuối cùng trở thành một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của người dân Pháp trong cuộc chiến tranh gian khổ.

Tóm lại, hình ảnh thầy Hamen trong "Buổi học cuối cùng" là một hình ảnh đẹp đẽ, giàu cảm xúc,  là biểu tượng cho người thầy mẫu mực, yêu nghề, yêu nước,  luôn tận tụy với học trò và hết lòng vì dân tộc.  Qua nhân vật thầy Hamen, tác giả An-phông-xơ Đô-đê không chỉ kể một câu chuyện về một buổi học đặc biệt mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, về lòng tự hào dân tộc và sự hy sinh thầm lặng của những người thầy trong thời chiến.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cậu bé Phrang trong “buổi học cuối cùng” đã có những suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy giáo và thái độ với việc học tiếng Pháp:

- Đầu tiên cậu ngạc nhiên vì:

+ Sự im lặng của lớp học “mọi sự đều bình lặng y như một buổi sang chủ nhật”

+ Vì thành phần tham dự của lớp học “ dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi”, sự tham dự của những cụ già trong làng khiến Phrăng ngạc nhiên hơn cả.

+ Cậu bé còn ngạc nhiên vì sao hôm nay thầy lại ăn mặc trang trọng và dịu dàng với mình, không hề trách mắng ngay cả khi Phrang đi học muộn

- Khi biết được đây là “buổi học cuối cùng” thì cậu choáng váng sau đó là tiếc nuối, ân hận vì:

+ Chẳng bao giờ còn được học tiếng Pháp nữa.

+ Tiếc thời gian ham chơi trước đây.

+ Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.

- Và Phrăng đã xấu hổ, tự giận mình vì thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học và không học thuộc bài trong giờ phút thiêng liêng ấy “lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên”

- Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”

- “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.

24 tháng 12 2022

                      Bài làm                                                                                  Nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là cây bút quen thuộc với nhiều bạn đọc trên khắp thế giới . Các tác phẩm của ông chủ yếu khai thác đề tài về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ ở quê hương . Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sang tác " Người thầy đầu tiên " . Truyện đã khắc họa thành công nhân vật An-tư-nai một cô bé có tấm lòng nhân ái cùng tinh thần hiếu học đáng quý .                                          Đọc đoạn trích , ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình , tính cách An-tư-nai . Song qua những hành động lời nói , suy nghĩ của nhân vật , ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của cô bé . Trước hết , An-tư-nai là cô bé có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện , tốt bụng . Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu xúc phạm bằng mấy lời lẽ hành động xấu xí , cô bé căm ghét đến mức muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ . Khi biết thầy phải vất vả tích trữ củi để sưởi ấm lớp học , cô bé không ngần ngại mà trút ki-giắc ở trường . An-tư-nai cũng luôn quan tâm giúp đỡ tới mọi người xung quanh . Giữa trời đông buốt giá , cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và đất tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn . Có thể thấy An-tư-nai là 1 cô bé luôn sáng ngời vẻ đẹp như " dòng suối nhỏ của thầy "                                                                                     Ngay từ giây phút được ngồi học dưới mái trường của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã chất chứa tấm lòng ngưỡng mộ quý mến người thầy đầu tiên của mình : " tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy " . Sau này , rời xa quê hương trở thành một viện sĩ , An-tư-nai vẫn luôn khác sâu trong tâm trí sự quan tâm , dạy bảo từ thầy Đuy-sen . Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy " không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người nhất là tuổi trẻ đều cần biết câu chuyện này " .              Cuộc đời con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường mạnh mẽ , vượt lên số phận . Mặc dù mồ côi cha mẹ phải sống cùng chú thím nhưng cô bé vẫn chứa chan tinh thần lạc quan nghị lực. Dưới sự dạy bảo , giúp đỡ của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã có cơ hội lên thành phố học tập . Tại đây , cô bé không ngừng cố gắng học hành tích lũy tri thức để sau này trở thành viện sĩ.                                                                                                                   Với việc sử dụng kết hợp nhiều người kể chuyện : họa sĩ và tôi  nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ tâm tư tình cảm của nhân vật An-tư-nai . Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình .                                                                                   Theo dòng chảy thời gian tác phẩm " Người thầy đầu tiên " sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn nhiều ý nghĩa . Qua đoạn trích , nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai .

26 tháng 6 2016

Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình, sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.

- Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc, đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

21 tháng 8 2023

Nhân vật mà em yêu thích nhất trong tác phẩm Buổi học cuối cùng chính là thầy giáo Ha-men bởi đây là nhân vật đã để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về một người thầy giáo có lòng yêu nghề mãnh liệt, cũng như yêu nước vô cùng sâu sắc, chân thành. Trong buổi học cuối cùng, thầy đã ăn mặc thật trang trọng, lịch sử : chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Buổi học cuối cùng diễn ra với những lời giảng đầy bổ ích, những lời tâm sự của thầy với học trò đã cho thấy một trái tim giàu yêu thương, trách nhiệm và tình yêu với đất nước. Thầy giáo Ha-men chính là người thầy mẫu mực và vĩ đại, là một tấm gương về tình yêu dành cho ngôn ngữ dân tộc, cho đất nước.

16 tháng 9 2023

Phrăng là nhân vật mà em rất yêu thích trong truyện Buổi học cuối cùng. Cậu hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà cậu đãhiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.

Viết 1 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau : Mẹ tôi ngồi xếp bằng giữa đống hàng hóa bề bộn, tỉ mỉ đếm tiền bán hàng hôm nay. Học bài xong, tôi cất tập vở lên kệ rồi lom khom dọn mớ hàng lại một góc căn phòng trọ cuối dãy. Ngoài trời mưa rơi lắc rắc. Cơn giông ban nãy làm đứt dây điện ở đầu hẻm. Tôi với tay lấy nến trên kệ, đốt một...
Đọc tiếp

Viết 1 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau :

 Mẹ tôi ngồi xếp bằng giữa đống hàng hóa bề bộn, tỉ mỉ đếm tiền bán hàng hôm nay. Học bài xong, tôi cất tập vở lên kệ rồi lom khom dọn mớ hàng lại một góc căn phòng trọ cuối dãy. Ngoài trời mưa rơi lắc rắc. Cơn giông ban nãy làm đứt dây điện ở đầu hẻm. Tôi với tay lấy nến trên kệ, đốt một ngọn, cắm ở giữa phòng. Mẹ nói tôi khỏi xếp, mai mẹ đi bán sớm, nhà cửa lại gọn ghẽ. Tôi cười khì, vẫn xếp. Tôi thích sự gọn gàng, ngăn nắp, dù chỗ ở của tôi với mẹ chỉ là một căn phòng thuê trong khu trọ của những người lao động, chiều chiều lại rộn rã tiếng nói cười.

“Năm nay cuối cấp, cố mà học để vào đại học”, mẹ nói với tôi bằng giọng ấm trầm. Mắt mẹ vẫn không rời mớ tiền trên tay. Nhìn xấp tiền dày vậy chứ toàn tiền lẻ, hai ngàn, năm ngàn, mười ngàn, gom lại thành xấp. Mẹ tôi tính toán kỹ càng, trừ tiền vốn, lời được bao nhiêu mẹ cất vào chiếc hộp gỗ, tờ nào theo tờ nấy. Tôi nhìn mẹ qua ánh nến. Mẹ tôi hiền lắm. Mái tóc mẹ xõa một bên vai, dù không còn suôn mượt và óng dài nhưng vẫn đủ để khắc đậm hình ảnh của mẹ tôi.

Mỗi sáng, tôi thức dậy đi học, mẹ gánh hàng rong đi bán trước cổng trường tôi, trước công ty may đối diện trường học. Mẹ thường kêu tôi đi trước, mẹ đi sau, hoặc ngược lại. “Đi chung với mẹ, bạn bè cười, tội nghiệp con”, mẹ tôi nói vậy. Giả bộ dụi dụi, trách gió thổi mạnh làm mắt tôi cay rát, tôi nói: “Bán hàng rong thì đã sao. Mình sống lương thiện, không hổ thẹn với lòng là được rồi, mẹ ha”. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thích những khi mẹ cười. Hai mẹ con bước đi. Đòn gánh trên vai mẹ lắc lư. Nắng vàng ngập lối.

Chúng tôi đã sống với nhau những tháng ngày bình yên như thế. Ngày mà chúng tôi về con phố này, thuê căn phòng trọ cuối dãy, sâu trong hẻm, là ngày sinh nhật lần thứ tám của tôi. Tám tuổi, tôi chưa biết nhiều về cuộc đời, chưa hiểu vì sao hồi ấy người sinh ra tôi bỏ tôi bơ vơ ở cái chợ còm dưới chân cầu bê tông. Hình bóng người đó cũng đã xa dần trong tôi tự lúc nào. Tôi không muốn nhắc tới, nhưng thi thoảng đầu óc trống rỗng tôi lại nhớ tới và nghĩ vu vơ. Chắc là người đó không thương tôi như mẹ. Chứ nếu thương tôi thì đâu nỡ bỏ tôi giữa chợ đời, đã nắm lấy tay tôi dù cuộc sống có khổ nghèo, dù người đời khinh khi, coi thường. Mẹ dặn tôi không được trách người sinh ra mình, dù là trong suy nghĩ. Có lẽ người đàn bà ấy có một niềm riêng gì đó, một nỗi khổ nào đó nên không thể nào bước tiếp cùng tôi.

Mẹ tôi luôn nhân hậu, ngay cả trong suy nghĩ lẫn hành động.

Tôi gọi mẹ là mẹ, thương mẹ vô cùng, dù chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhiều lần nằm bên mẹ, trong những đêm mưa thốc trên mái tôn. Cả dãy trọ vắng tanh, chỉ có ánh đèn đường chăm chỉ hắt xuống con đường lát đá mấp mô. Mẹ hỏi tôi “Con có nhớ mẹ không?”. Tôi cười đáp: “Mẹ đang nằm kế bên con mà nhớ gì?”. Mẹ nói tiếp: “Không phải, mẹ ruột của con kìa”. Tôi lặng đi rồi thì thào: “Con không biết nữa. Nói nhớ cũng không đúng, mà nói quên cũng sai. Chắc tại lâu quá rồi, con không còn nhớ rõ đường nét trên khuôn mặt. Cả giọng nói và mùi hương trên cơ thể con cũng quên mất”.

Tôi gặp mẹ trong nắng chiều nhàn nhạt. Một người phụ nữ lỡ thời bán hàng rong dưới chân cầu đã rửa tay, rửa mặt cho tôi – khuôn mặt lấm lem vì bùn đất và vì tôi khóc nhiều sau khi lạc mất đôi tay ấm mềm.

“Về với mẹ, mẹ thương, mẹ nghèo thật nhưng mẹ sẽ nuôi con nên người” – Tôi không bao giờ quên câu nói ấy khi mẹ ôm tôi vào lòng. Vẫn cái cảm giác ấm áp và hạnh phúc như lần đầu mẹ ôm đứa trẻ cơ nhỡ vào lòng. Có tôi, đôi vai mẹ càng nặng quằn. Tuy vậy, chưa bao giờ mẹ để tôi thiệt thòi với chúng bạn.
AI GIẢI NHANH GIÚP MIK MÌNH VOTE 5 SAO NHA

 

3
31 tháng 10 2023

hetcuu r em à

 

1 tháng 11 2023

Nói về Mẹ, không có từ ngữ nào có thể tả được hết vẻ đẹp và sự hy sinh, tình cảm yêu thương của mẹ giành cho các con của mình. Đã có biết bao bài thơ, bài văn viết về mẹ, nói lên những sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử nhưng có rất ít bài nói về sự báo đáp của con với mẹ. “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật là một bài thơ thay vì quá đề cao công lao của mẹ thì đã hướng người đọc vào việc báo đáp công ơn của mẹ.

 

Điệp từ “Cho con gánh” đã lặp lại năm lần trong toàn bộ bài thơ. Lý do có câu nói đó là vì Mẹ đã cả đời gánh con. Không chỉ tần tảo nuôi con khôn lớn, không chỉ là ngọn núi vững chắc cho con dựa vào, không chỉ là những câu hát ru đưa con vào yên bình, Mẹ đã hy sinh vì con rất nhiều. Mẹ không phải là một danh từ riêng nhưng luôn được viết hoa một cách trang trọng dù đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
……………
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
………….
Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy

 

Những câu thơ tuy với từ ngữ đơn giản nhưng đã miêu tả được những công lao to lớn của mẹ. Cả cuộc đời mẹ chỉ có con là trọng tâm. Mẹ gánh con cả cuộc đời, bất chấp gian nan, sương gió cuộc đời, lặn lội sớm mai. Người xưa thường nói “Một mẹ có thể nuôi được mười con nhưng mười con chưa chắc đã nuôi được một mẹ” quả đúng như vậy. Dù có sống hơn mẹ nửa đời người nhưng con cái chưa chắc đã báo hiếu hết được công lao cho mẹ.

vote t nhaa!

22 tháng 1 2020

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0