K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

Hê-ra-clét là một nhân vật trong truyện "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" trích từ thần thoại Hy Lạp. Nhân vật này được miêu tả là một người phàm nhưng lại có sức mạnh "sánh tựa thần linh". Hê-ra-clét đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách trong hành trình đi tìm táo vàng, nhưng anh không bao giờ từ bỏ và luôn sẵn sàng đương đầu với mọi chông gai. Điều này cho thấy y chí và nghị lực phi thường của anh trong việc chinh phục mục tiêu

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Nhân vật Hê-ra-clet là người dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực

+ Dũng cảm: giao đấu với Ăng-tê, giương cung bắn đại bàng giải phóng cho Pro-mê-tê.

+ Thông minh: lấy được quả táo vàng và khiến thần Át-lát mắc lừa

+ Nghị lực: vượt qua bao khó khăn, thử thách nhưng chưa từng nản chí.

3 tháng 3 2023

* Trong đoạn trích Hê–ra–clet đi tìm táo vàng

- Trích dẫn gián tiếp: Các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp

- Chú thích: chú thích chân trang

* Trong văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

- Trích dẫn trực tiếp: Những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn (VD: “mở cửa”; “của ngon vật lạ”, …)

- Chú thích: Chú thích chính văn (Sử dụng dấu ngoặc đơn để chú thích trong văn bản, VD: (lụa) (kén cá, chọn canh)); chú thích chân trang.

6 tháng 3 2023

Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

- Năng lực phi thường thế hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.

- Trí tuệ của Hê-ra-clét thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.

- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét được thể hiện roc nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiển đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

Nhân vật anh hùng trong thần thoại

Nhân vật anh hùng trong sử thi

Có sức mạnh phi thường, đại diện cho các thế lực tự nhiên, thông minh, dũng cảm và lập nhiều chiến công

Có tài năng, sức mạnh, phẩm chất anh hùng gắn, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng, khát vọng chinh phục tự nhiên

5 tháng 3 2023

- Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ: “Ra-ma buộc tội” đặt nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.

- Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo … Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo. 

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. 

- Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

 Cuộc sống xung quanh ta không phải toàn màu hồng như chúng ta nghĩ chính vì lẽ đó không phải ai sinh ra đều có cuộc sống hạnh phúc. Một danh nhân đã nói: "Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Thật vậy, nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công trong cuộc sống như: thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,... Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận khiến bao người phải cảm phục.

     Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng vẫn có “Những người không chịu thua số phận”. Đó là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa. Chắc trong chúng ta cũng biết đến cậu học trò Nguyễn Ngọc Kí, vốn là một tấm gương sáng cho nghị lực vươn lên khó khăn. Tấm gương Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay khiến cho Nguyễn Ngọc Kí gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cậu không từ bỏ, quyết tâm rèn luyện học tập bằng chính đôi chân của mình trở thành một giá giáo ưu tú xuất sắc như cậu từng ao ước. Không chỉ có Nguyễn Ngọc Kí, mà nhiều tấm gương như Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn... Từ những câu chuyện đó chúng ta thấy được một tinh thần nghị lực kiên cường phấn đấu không mỏi mệt. Họ chính là biểu tượng, tượng đài cho những con người không chịu thua số phận mà chúng ta không khỏi khâm phục, ngưỡng mộ và tôn trọng họ.

     Trước hết, theo chúng ta, điều gì đã thúc đẩy họ có cho mình một nghị lực phi thường như vậy? Đối với những con người gặp hoàn cảnh khó khăn ấy, họ nhận thức được so với những người bình thường khác họ gặp phải trở ngại, khó khăn, khác biệt gì. Chình vì họ nhận thức được bản thân mình đang gặp trở ngại gì, vì thế họ khao khát ước muốn hào nhập, muốn sống cuộc sông như những người bình thường khác. Họ muốn bản thân mình không hề yếu kém hơn ai trong mắt những người xung quanh. Sự khao khát cùng với những lời động viên chân thành từ những người thân, bạn bè, và những người xung quanh cũng tạo nên động lực để họ cố gắng hết mình, biến ước mơ của mình đã hóa thành nghị lực, sự quyết tâm cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được những gì bản thân mình mong muốn. Hay có thể nói chính sự “không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.

     Không những thế những người không chịu thua số phận ấy, họ đã biến chính những khuyết điểm của bản thân mình trở thành sức mạnh, trở thành những nỗ lực để họ quyết tâm làm mọi việc. Họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích. Họ khao khát được đóng nhiều đóng góp nhiều cho xã hội bằng nhiều cách khác nhau: phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội… Họ là những tấm gương sáng, tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người…

     Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương để chúng ta học tập. Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộc đời mình, có niềm tin vào cuộc sống… Những con người như Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay không chân, nhưng anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi người biết đến như một tấm gương của sự vượt khó… Vua đầu bếp Christine Hà, cô gái người Việt bị mù nhưng đam mê nấu nướng đạt giải thưởng vua đầu bếp Mỹ. Không đao to búa lớn, đấy chính là cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống Họ chính là những tấm gương điểm hình chứng minh cho sự lỗ lực, nghị lực quyết tâm phi thường của mình khiến chúng ta cần phải noi theo.

     Bên cạnh những tấm gương vươn lên trong học tập đáng tự hào ấy vẫn có những con người sống thực dụng, lười nhác, mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phản ứng tiêu cực… Sống hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc. Đó là những con người đáng phê phán trong xã hội ta.

      Vậy trước những tấm gương đó chúng ta cần phải làm gì với những con người đã và đang gặp khó khăn trong cuộc sống ấy. Chúng ta hãy chung tay gíup đỡ, động viên những con người khuyết tật, những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sông. Mỗi chúng ta cần học tập ở chính sự nỗ lực và quyết tâm phi thường không ngừng phấn đấu của họ để bản thân chúng ta cũng như họ, cố gắng hết mình cống hiến cho đất nước để hoàn thành trách nghiệm của chính bản thân mình và cũng chính là để cho cuộc sông của mình thêm ý nghĩa.

     Những con người vươn lên hoàn cảnh ấy là một tấm gương để chúng ta phản chiếu chính bản thân mình, là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những con sống chưa đúng. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng hết mình dựng xây lên một đất nước tươi đẹp. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình, chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn mong muốn!

6 tháng 5 2022

Tham khảo 

Dù chỉ là một trích đoạn ngắn từ “Truyện Kiều” nhưng “Trao duyên” đã góp phần thể hiện thành công những vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều và tài năng sáng tác của thiên tài Nguyễn Du. Đoạn trích là tiếng lòng tha thiết của Kiều về hoàn cảnh bi đát của gia đình, của phận mình và của tình yêu đầu đời đẹp đẽ. Đặc biệt, khi thể hiện nỗi xót xa của nàng Kiều cho duyên phận với chàng Kim, Nguyễn Du đã gây được ấn tượng trong tám câu thơ cuối đoạn trích:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Trong việc cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên nói riêng hay toàn bộ đoạn trích nói chung, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm.

Nguyễn Du (sinh năm 1765 – mất năm 1820) còn được người đời biết đến với tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Thể hiện sự tự hào về Nguyễn Du, độc giả từ bao đời vẫn không ngớt lời ca ngợi vì đại thi hào đã có rất nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà.

Là người con của vùng đất Hà Tĩnh – vùng đất sản sinh biết bao nhân kiệt cho đất nước, Nguyễn Du nổi danh với các tác phẩm được sáng tác ở cả chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán, ông có những tập thơ nổi tiếng như: “Thanh Hiên tiền hậu tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”. Còn về chữ Nôm, có thể kể đến một số tác phẩm như: “Truyện Kiều”, “Văn tế thập loại chúng sinh”, “Thác lời trai phường nón”…

Sở dĩ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác là do Nguyễn Du đã dùng vốn sống của mình để phản ánh trong tác phẩm hiện thực cuộc đời, không chỉ vậy nhà thơ còn bộc lộ tấm lòng nhân đạo rất vĩ đại của ông. Thực chất những tác phẩm chữ Hán của ông là những dòng tự sự về cuộc đời đầy sóng gió, bi kịch của chính ông: những biến động dữ dội của một thời đại lịch sử trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX đã khiến gia đình sống đời lưu lạc, tan tác.

Sống trong xã hội đó, Nguyễn Du được tận mắt chứng kiến những ái ố của cuộc đời thông qua hình ảnh của những thân phận nhỏ bé phải chịu cảnh chèn ép tàn nhẫn, độc ác của các thế lực đen tối trong xã hội. Một cách tổng thể, người đọc có thể cảm nhận được không chỉ ở những tác phẩm chữ Hán mà trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du đều hiển hiện rõ rệt tấm lòng chân thành của Nguyễn Du với cuộc đời.

Ông phản ánh hiện thực nhưng cốt là để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những kiếp người sống trong đau khổ triền miên. Trong những phận người mà Nguyễn Du thường viết về họ, ông rất quan tâm đến những người phụ nữ sống kiếp cầm ca, phải đem tài sắc làm thú vui cho người đời. Và một thành công lớn mà Nguyễn Du đã làm được ở những sáng tác của mình mà chúng ta không thể không nhắc tới là ông đã vượt lên một cách ngoạn mục những định kiến của xã hội phong kiến để nỗ lực khẳng định giá trị cao đẹp của con người.

Là một đoạn được trích từ “Truyện Kiều”, “Trao duyên” gồm 34 câu thơ. Đây là những câu thơ nằm ở vị trí từ câu 723 đến câu 756 trong kiệt tác tác phẩm. Đoạn trích hướng người đọc đến nhân vật trung tâm là Thúy Kiều trong một hoàn cảnh rất đỗi đặc biệt: Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha sau khi gia đình bị vu oan.

Trong đêm trước ngày phải xa gia đình để theo phường buôn phấn bán hương, Kiều đã nhờ em gái của mình là Thúy Vân thay Kiều trả nghĩa cho Kim Trọng; phần còn lại của đoạn trích là những dòng viết về tâm tư nỗi niềm của Thúy Kiều khi nghĩ về cuộc đời mình và khi nhớ đến Kim Trọng.

Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy đây là những dòng tâm trạng đau khổ cùng cực của nàng Kiều sau khi Trao duyên

Sau khi đã nói hết nỗi lòng của mình với em gái, Kiều đã nhìn lại cuộc đời mình rồi đau đớn nhận ra sự thật phũ phàng là so với quá khứ thì hiện tại có một sự đối lập đến xót xa:

“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”

Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy trong câu thơ trên, việc Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan” đã mang lại sự biểu đạt rất hiệu quả. Thông qua hình ảnh ấy, tác giả đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc của nàng Kiều về bi kịch hiện tại. Kiều bàng hoàng chua xót khi so với thời quá khứ – những năm tháng Kiều đã thật hạnh phúc với mối tình đầu đời như hoa như mộng, bây giờ còn lại chỉ là những đau đớn tủi phận khi biết bao nhiêu hẹn ước tươi đẹp trở thành hư vô.

 

“Trâm” và “gương” vốn tượng trưng cho những hình ảnh đẹp đẽ của người con gái đến tuổi để ý đến dung nhan của bản thân khi tình yêu gõ cửa trái tim. Nhưng những gì Kiều trân trọng, nâng niu để mong đến một ngày có thể cùng Trọng mãi mãi kề bên (để có thể hiện thực hóa những gì mà nàng và người yêu đã từng thề nguyền hẹn ước từ thời khắc “Kể từ khi gặp chàng Kim” – “Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”) bỗng chốc chỉ trong phút giây, tai ương ập đến, tất cả những mong ước vỡ tan thành mây thành khói.

“Muôn vàn ái ân” không thể cân đo đong đếm ở miền ký ức thơ mộng có sự hiện diện của Thúy Kiều và Kim Trọng mà nàng nhắc đến ở câu thơ tiếp theo như càng làm tăng thêm sự đối lập so với những đau khổ mà nàng vừa nhắc đến ở câu thơ trước đó. Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy nhìn vào tình cảnh của Kiều để thấy những gì mà nàng phải chịu đựng ở độ tuổi xuân sắc lẽ ra vốn vẫn còn được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc của mẹ cha mới thấy thương, thấy xót hơn cho nàng.

Không chỉ bản thân Kiều mà ngay cả người đọc cũng không khỏi lo lắng, hoang mang cho những tháng ngày sắp tới mà Kiều phải vượt qua. Đối chiếu giữa thực tại và một thời đã xa, đau khổ có dâng trào thành từng dòng nước mắt thì Kiều cũng không thể làm nó trở về trạng thái bình yên xưa cũ, thế nên nàng chỉ còn có thể ngậm ngùi để tìm cách an ủi, động viên chính mình và người yêu:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”

Nói ra những lời ấy, Kiều thật mong Trọng cũng chấp nhận cho duyên tình giữa chàng và Kiều chỉ là những ký ức ngắn ngủi dù tươi đẹp biết bao. Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy rằng khi cậy nhờ em “xót tình máu mủ thay lời nước non” mà giúp nàng giữ duyên, Kiều cũng đã rất thành khẩn khi bảo em “ngồi lên” để mình “lạy”, giờ đây, lại thêm một lần thành khẩn, nhưng Kiều gửi cái “lạy” tạ lỗi đến một người rất quan trọng với nàng là chàng Kim. Từng lời nói, từng hành động của Kiều được thể hiện trong thơ đã giúp hiện hữu ở trang viết của Nguyễn Du hình ảnh người con gái mang nặng nghĩa tình với mối tình dang dở nhưng không có cách nào cứu vãn nó.

Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên trong hai câu thơ tiếp theo, dường như Nguyễn Du đã tạo cơ hội đã Kiều có thể trút hết nỗi lòng mà khóc nức nở cho thân phận của mình:

“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Có lẽ từ đầu buổi “trao duyên” đến thời điểm thổn thức trong tiếng khóc nàng, Kiều đã rất cố gắng để kìm giữ hết sức có thể để bình tĩnh nói cho trọn vẹn điều nàng mong muốn. Đến khi nhận mong muốn em gái thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng có lẽ đã được chấp thuận, rồi nàng cẩn thận dặn dò Thúy Vân, Thúy Kiều mới cho phép bản thân mình có thể thương xót cho nàng một cách thành thật nhất, tự nhiên nhất.

Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy Kiều tự ý thức được một điều là số phận của nàng không khác gì màu vôi bạc. Trước đây, khi Kiều được sống êm đềm trong mái ấm gia đình, Kiều có thể chưa bao giờ tưởng tượng ra được viễn cảnh ê chề giống như ngày hôm nay Kiều chứng kiến. Nhưng thật lòng mà nói, chắc ngay cả tưởng tượng, Kiều cũng không hẳn tưởng ra những đau khổ phũ phàng lại ập đến cuộc đời mình nhanh vội như vậy, nhanh đến mức Kiều còn chưa kịp trải đời để có thể ứng phó.

Thế nên Kiều phải đối diện với nó trong bàng hoàng và sự hoang mang tột độ. Rồi nỗi đau cứ thế mà tăng lên thêm mãi khi Kiều còn nhận thấy một tương lai mù mịt, tăm tối không biết sẽ như thế nào. Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy rằng Kiều cảm nhận được đó là một tương lai “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tháng ngày sắp tới mờ mịt và có lẽ với Kiều, những gì còn lại sau những đau thương đầu đời có lẽ chỉ là những hình ảnh thân thương, quý giá về gia đình, người yêu mà Kiều lưu lại trong trí.

Cuối cùng, nỗi đau khổ, tuyệt vọng cứ tuôn trào mạnh mẽ thành tiếng gọi người yêu đầy tha thiết nhưng lại đau đến xé lòng:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Mỗi một thanh âm về tiếng gọi người yêu mà Kiều thốt lên chắc hẳn cũng là ngần ấy lần nàng quặn thắt tâm can mà đau đớn xót xa. Những từ diễn tả sự xót xa tủi phận cứ liên tiếp xuất hiện và được xâu lại thành chuỗi: “ngắn ngủi”, “lỡ làng”, “thôi thôi”, “Kim lang”, “phận sao phận” đã tạo thành những cơn sóng của đau thương ồ ạt bủa vây lấy người con gái đáng thương mà nàng đã gắng hết sức không để cho nó quật ngã.

Thế nhưng, có lẽ sức người có hạn, gắng gượng bao nhiêu nàng cũng không thể che giấu đi những tổn thương mà nàng đang gánh chịu. Vậy nên cố gắng cuối cùng của sự gắng gượng chính là tiếng gọi Kim Trọng để rồi sau đó, nàng nhận lỗi và nói lời tạ từ với Trọng, đó cũng là lời tự trách bản thân mình trong day dứt, dằn vặt.

Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, người đọc cũng thấy tiếng kêu thốt lên ấy đã hòa trong tiếng nấc thể hiện Kiều thương mình nhưng nhiều hơn cả là sự xót xa dành cho chàng Kim. Trong sự tan vỡ của tình yêu của hai người, Kiều nhận hết trách nhiệm, lỗi lầm về mình và tự gán cho mình là kẻ phụ bạc. Việc Kiều lấy hết can đảm để thốt lên lời thú nhận đó đã làm hiện lên ở nàng những vẻ đẹp đáng trân trọng.

Đó là vẻ đẹp của người con gái rất đỗi cao thượng trong tình yêu, dẫu bị hoàn cảnh xô đẩy, dồn đuổi đến cùng đường để đưa ra quyết định tưởng chừng không thể đau xót hơn nữa – quyết định bán mình. Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy Kiều vẫn xem mình là người đáng phê phán vì đã phụ bạc một tình yêu tuy mới chớm nở nhưng đã rất đậm sâu. Đó chính là phẩm chất đáng quý nơi Kiều khiến ta mỗi lúc mỗi yêu quý nàng hơn.

Nhìn tổng thể khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy Nguyễn Du đã nêu bật lên sự tha thiết, trân trọng của Thúy Kiều đối với tình yêu thông qua hành động “trao duyên”. Cũng bằng cách thể hiện đó, Nguyễn Du đã bộc lộ rõ những vẻ đẹp ở phẩm chất của người con gái đầu lòng họ Vương: vừa là một mẫu người nêu gương đạo đức khi lấy chữ hiếu làm đầu, vừa là một hình ảnh nữ nhân lý tưởng khi có ý thức và nỗ lực hết mình để thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu dành cho tình yêu đích thực của mình.

Bên cạnh những nội dung đã điểm qua ở trên, điều làm nên sự thành công trong việc chuyển tải những thông điệp mà tác giả gửi gắm còn nằm ở nghệ thuật của đoạn trích. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã vận dụng thật hiệu quả nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật ở nhân vật những phẩm chất đáng trọng. Bên cạnh đó, khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc lựa chọn hình thức độc thoại nội tâm để bộc bạch những tâm tư cùng với nỗi niềm chất chứa trong lòng của nàng Kiều.

Như vậy, với những ý nghĩa về nội dung và giá trị về nghệ thuật nói trên, đoạn trích “Trao duyên” nói chung và tám câu thơ cuối đoạn trích nói riêng đã giúp cho người đọc có thể phần nào đồng cảm và thấu hiểu cho nỗi lòng của nhân vật Thúy Kiều. Đó cũng là tình cảm dành cho những kiếp nữ nhân tài hoa nhưng bị sự cay nghiệt của số phận dồn ép đến tận cùng. Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều rằng dù cho tình cảnh có ngang trái, éo le đến nhường nào, ở họ vẫn toát lên những vẻ đẹp đáng quý.