K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2019

Số phận con người là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nga Sô-lô-khốp. Tác phẩm nói về cuộc đời và số phận của những con người nhỏ bé, những hạt cát vô danh trong cuộc đời rộng lớn, thông qua câu chuyện ta không chỉ đồng cảm với số phận của những con người nhỏ bé bị dòng đời vùi dập, che lấp mà còn tìm thấy cho riêng mình những bài học vô cùng quý giá, mà một trong số đó chính là bài học về nghị lực và tuổi trẻ.Câu chuyện vừa là một bản bi ca về số phận con người lại vừa là một bản anh hùng ca về nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và số phận. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta sự đồng cảm, xót thương nhưng nhiều hơn cả vẫn là sự khâm phục, trân trọng; mang đến cho mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thứ thách. Có những nỗi đau sẽ vẫn là nỗi đau nếu như con người không thể tự thoát ra khỏi chúng nhưng nhờ có nó mà con người trưởng thành hơn lên. Cuộc sống chính là môi trường tốt nhất để con người tự rèn luyện. Nếu như bản thân mỗi người không tự rèn luyện cho mình có một nghị lực, một sức mạnh tiềm tàng thì sẽ khó có thể đương đầu với tất cả những khó khăn phía trước. Điều này đáng suy nghĩ nhất đối với những người trẻ tuổi. Là những người đang bước vào cuộc đời, còn nhiều những bỡ ngỡ, mỗi khó khăn đối với một người từng trải là bình thường thì với người chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống có thể trở nên vô cùng phức tạp. Nếu như không tự rèn luyện nghị lực cho mình thì người đó sẽ dễ dàng bị gục ngã và có thể không bao giờ có thể gượng dậy được nữa. Ta nhớ đến tấm gương của một người thầy giáo tật nguyền mang tên Nguyễn Ngọc Kí. Tạo hoá đã tỏ ra bất công khi trao cho ông một thân thể không toàn vẹn. Khát khao đi học để trở thành người có ích nhưng đôi tay lại bị tật nguyền, bằng nghị lực, ông đã không chỉ vượt qua mặc cảm tự ti về chính bản thân mình, mà còn vượt qua nổi đau đớn về thể xác cũng như những khó khăn trong suốt thời gian học tập để rèn luyện cho đôi chân có thể cầm bút, viết nên những dòng chữ run rẩy đầu tiên. Cứ thế, cố gắng, từng ngày, từng ngày một, Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết thành thạo mà còn có thể làm mọi việc bằng đôi chân khéo léo. Và trở thành người thầy giáo được quí trọng đó là phần thưởng xứng đáng cho con người có nghị lực phi thường. Đó sẽ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, đủ nghị lực để tránh xa những cám dỗ, để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập của chính bản thân mình. Trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, vai trò của thế hệ trẻ không chỉ là góp tay vào xây dựng đất nước mà còn phải đưa đất nước sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Khi ấy, mỗi người trẻ tuổi không chỉ phải nỗ lực học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ học vấn mà càng cẩn phải hình thành và bồi dưỡng ở bản thân nghị lực lớn, trở thành người có ích cho xã hội.“Số phận con người” là bản anh hùng ca của con người trước sự phũ phàng của số phận, bản anh hùng ca tôn vinh nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh. Thông qua hình tượng nhân vật trung tâm Xô-cô-lốp, tác phẩm mang đến cho chúng ta bài hoc lớn về nghị lực trong cuộc sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ, những con người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Có nghị lực, chúng ta sẽ có sức mạnh để vượt qua tất cả bởi “Trên đời này làm gì có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải).

9 tháng 2 2020

Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương. Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh đáng thương nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống. Tình yêu thương góp phần xoa dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương, xóa bỏ hận thù. Một xã hội ngập tràn tình yêu thương thì đó là một xã hội bình đẳng, văn minh, bác ái. Khi lòng yêu thương trở thành chuẩn mực của xã hội thì cái ác sẽ bị đẩy lùi, chiến tranh sẽ không còn và lửa hòa bình sẽ ấm áp thắp lên trong mỗi căn nhà bình dị. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Nhiều tướng cướp hoàn lương cũng bởi vì có sự khoan hồng của pháp luật, sự yêu thương của con người trong cộng đồng. Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn nơi như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Kính gửi các thầy,cô giáo trên hoc24. Thời gian để học tập dưới mái trường là một quãng đường dài, một chặng đường đầy gian nan.Một năm học của chúng em nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, nếu không có những người thầy, người cô chèo lái con đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, bến bờ của tương lai thì chúng em sẽ không có được như ngày hôm nay.Một năm mới có...
Đọc tiếp

Kính gửi các thầy,cô giáo trên hoc24.

Thời gian để học tập dưới mái trường là một quãng đường dài, một chặng đường đầy gian nan.Một năm học của chúng em nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, nếu không có những người thầy, người cô chèo lái con đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, bến bờ của tương lai thì chúng em sẽ không có được như ngày hôm nay.Một năm mới có một ngày lễ đặc biệt này, vì vậy em muốn gửi đến các thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất!

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những đứa học trò chúng em thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... Sẽ mãi theo chúng em trên bước đường đời.Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo; Không thầy đố mày làm nên; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. Hãy ghi nhớ công ơn thầy cô và làm những điều tuyệt vời nhất như những bông hoa tươi thắm kính tặng thầy cô của chúng ta nhé các bạn!

Em xin chúc các thầy cô luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt thật nhiều những thành tích tốt. Chúc hoc24 sẽ ngày phát triển mạnh, có nhiều bạn biết đến để phát triển khả năng và chứng tỏ năng lực của bản thân mình. Em cũng xin cảm ơn người đã tổ chức tạo ra góc học online. Nó vừa à nơi để học vừa là nơi để giao lưu, trò chuyện. Chúc các thầy cô có một ngày 20-11 tràn đầy niềm vui.

Bài tập Ngữ văn

Bài tập Ngữ văn

13
20 tháng 11 2016

hay cực

20 tháng 11 2016

đồng ý

18 tháng 3 2016

DÀN Ý

1. Đất nước nằm ngay trong bản thân của mỗi người, là một phần trong đời sống của mỗi người.

- Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước

- Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình

2. Tác giả biện chứng về tinh thần đoàn kết gắn với sự trưởng thành của đất nước.

Khi hai đứa cầm tay

Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn to lớn

- Chú ý khai thác khái niệm cầm tay, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đoàn kết và sự phát triển của đất nước 

3. Sự trường tồn của đất nước gắn liền với sự tiếp nối của các thế hệ công dân.

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

- Chú ý khai thác mối quan hệ giữa Con ta - đất nước mơ mộng trong tương lai => Chứa đựng niềm tin vào sự trường tồn và tươi đẹp của Đất nước

4. Ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước

Phải biết gắn bó và san sẽ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời.”

- chú ý khai thác giọng điệu tự nhủ - nhắn nhủ và nghệ thuật điều kiểu câu cầu khiến “Phải biết...”, giả thích khái niệm “hóa thân” 

5. Đánh giá chung:

            - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm : Trữ tình - chính luận.

21 tháng 8 2018

Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong đoạn thơ này. Nhờ đó, khổ thơ ấy cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh (làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhả cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài).

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ...
Đọc tiếp

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

(Trích Đất nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118-119

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

(Đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn)

5
22 tháng 6 2017

1.Mở bài:

+Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+Dẫn vào yêu cầu của đề: trích câu đầu câu cuối đoạn thơ và nội dung đoạn trích.

2.Thân bài:

a.Khái quát:

-Vị trí xuất xứ đoạn thơ: Nằm ở phần đầu (những cảm nhận chung về Đất Nước), đoạn thơ nói về những định nghĩa mới mẻ về Đất Nước và lí giải nguồn gốc của người Việt.

b.Cụ thể:

(Chú ý kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật:)

*Quan điểm mới mẻ của tác giả về đất nước là được nhìn trong cái nhìn của bề rộng không gian địa lí và được nhìn trong chiều dài lịch sử:

- Đất Nước được cảm nhận gắn liền với không gian:

+ Không gian riêng: Nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn.

+Không gian chung: Dân ta đoàn tụ

+ Không gian hiện thực: Bờ sông nơi hò hẹn, con đường anh đến trường.

+ Không gian thần thoại: Chim về, Rồng ở, chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, cá ngư ông móng nước biển khơi…

=>định nghĩa về đất nước không chỉ gắn với không gian gần gũi thân thuộc (là nơi anh đến trường, em tắm, hẹn hò, nhung nhớ) mà còn gắn với không gian từ trong tiềm thức của con người (những câu chuyện thần thoại)

=>Cách định nghĩa Đất nước hết sức sáng tạo: được tạo nên từ hai thành tố Đất - Nước, rồi có sự gắn kết hòa hợp. việc sử dụng các biện pháp điệp từ, liệt kê, những chất liệu dân gian...)

- Chiều dài thời gian lịch sử: “ đằng đẵng”, từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ đến nay, thậm chí thế hệ con cháu sau này

+Lí giải cội nguồn của người dân Việt Nam: Nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ.

+ Ý thức sâu sắc và sứ mệnh của mỗi người dân Việt Nam: “Những ai đã khuất… nhớ ngày giỗ Tổ”.

22 tháng 6 2017

BÀI LÀM

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật sâu sắc nhất:

Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi, thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.

Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu. Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt”.

Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/ Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)

Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung – Nam một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam.

Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:

“Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng. Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ. Những ai đã khuất là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.

Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

Em không giỏi văn nên em chỉ xin nói lên một số ý kiến của mình về vấn đề này.

Ý kiến trên đôi khi đúng nhưng trong một vài trường hợp khác thì không hoàn toàn hợp lý. Đôi khi ta cần nói thẳng nhưng cũng có lúc ta cần tìm một cách diễn đạt khác phức tạp hơn, khó hiểu hơn, mang tính chiều sâu hơn. Khi cần góp ý chân thành, ta nên thẳng thắn trình bày quan điểm với họ, không cần thiết phải vòng vo, nói bóng gió để ám chỉ điều gì, tuy nhiên chúng ta nên lựa chọn những lời nói nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, ý nghĩa, mang tính góp ý hơn là dạy bảo người khác. Cũng như thế, ta cũng nên thẳng thắn trình bày quan điểm của mình khi tranh luận với người khác, hay khi cần một sự tường minh, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp thu,....Tuy nhiên, như em đã nói ở trên, đôi khi chúng ta phải dùng cách ngược lại, nghĩa là không dùng cách nói thẳng, nói thật. Có thể lấy ví dụ như khi bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân về bệnh tình của họ thì phải dùng những cách nói giảm, nói tránh, không thể bảo rằng bệnh tình của họ đã cực kì nghiêm trọng, rất nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí chỉ sống được một thời gian ngắn nữa. Lý do là vì đại đa số ai trong chúng ta cũng sẽ bị sốc khi nhận được tin sét đánh này, dẫn đến việc nghĩ quẩn và làm những việc tổn hại đến bản thân và thậm chí là cả người khác. Trong trường hợp này, các y bác sĩ thường động viên, khích lệ bệnh nhân để họ có động lực sống tiếp, chiến thắng bệnh tật. Hay một ví dụ khác là không phải lúc nào ta cũng đủ dũng cảm, đủ dũng khí để nói thẳng, nói thật, khi này ta sẽ tìm một cách biểu đạt khác phức tạp hơn một chút là nói theo hướng ngược lại, biểu đạt bằng cảm xúc, bằng hành động, nhằm mục đích để người đối diện tự suy nghĩ và hành động theo cách hiểu của mình. Đâu phải nhân vật nào trong các tác phẩm văn học, trong những câu chuyện cũng nói thẳng với người kia, đôi khi họ chỉ chọn cách đơn giản nhất nhưng cũng phức tạp nhất là sự im lặng. Không nói thẳng cũng là một cách để ta thấy được mức độ hiểu nhau của cả 2 bên là như thế nào....

Trên đây là một số ý kiến của em về vấn đề này, tất nhiên còn nhiều thiếu sót, mong mọi người góp ý và thông cảm.

 

 

16 tháng 8 2021

Bài làm của Trịnh Ngọc Hân:

Tôi đã từng đọc qua một câu nói: “Những người sống thật với chính mình là những người ý thức được suy nghĩ, mong muốn của mình và công khai thừa nhận với đối phương, không dùng vẻ bề ngoài mà trốn tránh cảm xúc thật bên trong”. Thật vậy, sống thật là sự hợp nhất giữa suy nghĩ, lời nói và hành động. Đó là lối sống mà mỗi con người chúng ta ai cũng cần phát triển. Điều này gợi ta nhớ đến câu chuyện tình yêu với tình huống ngang trái, trắc trở trong bài thơ “Em bảo anh đi đi…” của nữ thi sĩ người Armenia – Silva Kaputikian. Có thể nói bài thơ đã ăn sâu vào tiềm thức và có mặt trong những cuốn sổ tay của thế hệ yêu mến Văn học:

“Em bảo anh đi đi

Sao anh không đứng lại

Em bảo anh đừng đợi

Sao anh vội về ngay…

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Sao mà anh ngốc thế

Không nhìn vào mắt em!”

Ta cảm nhận được tình yêu trong thơ của Silva Kaputikian vô cùng trắc trở, có sự đấu tranh mãnh liệt trong thế giới nội tâm của nhân vật, bên ngoài có vẻ cự tuyệt nhưng bên trong lại vô cùng tha thiết đối với “anh”. Tình huống ấy ắt hẳn gợi cho chúng ta nhiều câu tự vấn cần lời giải đáp, rằng: “Phải chăng cuộc sống sẽ đơn giản và tốt đẹp hơn nếu chúng ta luôn nói thẳng nói thật “yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét”, tránh những vòng vo bóng gió như cô gái trong bài thơ trên?” – đó cũng là lời phát biểu của một độc giả sau khi đọc bài thơ.

Từ cổ chí kim, chuyện tình cảm nam nữ vỗn đã là đề tài hấp dẫn độc giả. Những cặp đôi yêu đương luôn có nhiều điều khó nói với nhau, là vì e ngại, chưa đủ can đảm đối diện với người mình yêu? Hay là vì chưa dám bộc lộ những xúc cảm chân thành mạnh mẽ? Họ như những nụ hồng trong nắng sớm, tuy đẹp nhưng lại e ấp cảm xúc nồng nàn không dám bày tỏ với nhau. Như chính cô gái trong bài thơ, miệng thì bảo “anh đi đi” nhưng lòng lại muốn “anh ở lại”, bảo anh “đừng đợi” nhưng lại rất mong anh đợi. Tại sao cô gái phải dối lòng mình chứ? Tại sao bên ngoài tỏ ra cự tuyệt nhưng bên trong lại luyến tiếc chàng trai? Để rồi phải trách móc anh vì anh quá “nghe lời”, bảo anh đi thì anh cũng “không đứng lại” và rồi bảo anh “đừng đợi” anh cũng “vội về ngay”. Đối với cô gái tất cả những gì cô ấy nói là “Lời nói thoảng gió bay”, tức là tất cả chỉ là những lời ngoài miệng, sẽ mau chóng bay đi như làn gió. Nhưng chàng trai nào biết được những suy nghĩ bên trong của cô gái cùng với những tấm chân tình thiết tha không muốn bày tỏ ra bên ngoài. “Sao mà anh ngốc thế” – cô gái trách chàng trai vì anh không nhìn vào “Đôi mắt huyền đẫm lệ” của cô để thấy cô đang yếu mềm đến nhường nào. Người ta hay nói rằng “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, trong đôi mắt ta thấy được sự chân thật, sự chân thật ấy lấn át đi cái vùng trời đen tối kia, cô gái muốn chàng trai nhìn vào đôi mắt đẫm lệ của cô để thấy cảm xúc thật sự của cô, nhưng không…Có thể thấy rằng cô gái đang nhận lấy khổ đau, chua chát vì cho rằng chàng trai không hiểu cô. Nhưng làm sao chàng trai có thể hiểu khi mà người con gái ấy không chịu bộc lộ tình cảm chân thật của mình mà trái lại cứ mãi “xua đuổi” anh đi? Ta có thể thấy sự đối lập giữa suy nghĩ và hành động của cô gái trong bài thơ, có lẽ đó chính là nguyên cớ của bi kịch trong tình yêu. Không chỉ riêng chuyện tình cảm mà trong công việc, trong các mối quan hệ khác, nếu cứ vòng vo không chịu “nói thẳng nói thật” sẽ dẫn đến hậu quả mà chính bản thân ta cũng không mong muốn.

Nhà hiền triết người Ấn Độ Mahatma Gandhi từng có câu: “Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì mà bạn nói và những gì mà bạn làm hòa quyện với nhau”. Con người là một thể thống nhất giữa tâm hồn và thể xác, con người chỉ có được hạnh phúc trọn vẹn khi đối diện với cảm xúc thật của mình, biết kết hợp hài hòa giữa tâm hồn và thể xác – “yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét”. Chớ lừa dối cảm xúc thật của mình, điều đó không những gây tổn thương cho người khác mà còn làm đau chính bạn. Như chính cô gái trong bài thơ trên, vì cứ mãi “vòng vo tam quốc” che giấu đi những tình cảm chân thành dành cho người mình thương để rồi chàng trai đã không thể thấu hiểu cho và vội rời đi. Để rồi cô gái ở lại cùng với mớ tâm tư ngổn ngang muôn nỗi, luyến tiếc không thôi rồi ôm lòng trách móc “Sao anh…”. Thực tế trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn rất nhiều người như cô gái, họ không dám nói thẳng nói thật ra những suy nghĩ và những điều mà mình muốn làm. Tại sao vậy? Họ còn vướng bận điều gì chăng? Một nỗi sợ vô hình nào đó đang bao trùm lấy họ. Ta có thể lấy ví dụ từ một anh nhân viên văn phòng, anh nhìn thấy sếp vô tình phát hiện sếp của anh tham nhũng, ăn chặn tiền của công ty, nhưng vì thấp cổ bé họng nên anh không thể nào “nói thẳng nói thật”. Hay một cậu bé, hằng ngày vẫn thấy người dì của mình phun hóa chất độc hại lên thực phẩm để bảo quản rồi mang ra chợ bán cho người khác, cậu bé biết sai nhưng lại không dám nói với suy nghĩ vì đó là dì của mình hay do dì lớn hơn mình… Có rất rất nhiều những lí do, lí sự để họ trốn tránh. Chỉ khi sống thật với những mong muốn của bản thân, con người mới đủ can đảm để vượt qua mà nói ra sự thật.

“Thay vì tình yêu, thay vì tiền bạc, thay vì danh vọng, hãy cho tôi sự thật”, trên hết sự thật là điều mà bất cứ ai cũng muốn có. Bởi vì sự thật là đứa con của lòng tin, niềm hi vọng và là mầm móng của hạnh phúc. Vì thế đừng che giấu đi những sự thật bên trong mà phô diễn những thứ giả dối ra bên ngoài. Khi ta thốt ra những lời trái ngược với suy nghĩ, ấy là lúc bạn trở thành kẻ lừa dối, và người lừa dối đến cùng sẽ chẳng thể có được cuộc sống tốt đẹp một cách trọn vẹn. Nếu là cô gái ấy, đừng nói ra những lời đi ngược với cảm xúc bên trong, vì mình đau họ cũng đau khổ, nhưng người đau đớn trước hết là bản thân mình. Nếu chọn nói ra sự thật rằng “anh hãy ở lại với em”, “anh đừng đi” và “anh hãy nhìn vào đôi mắt đẫm lệ” này, thì chàng trai đã hiểu tâm trạng, mong muốn của cô gái hơn, và sẽ chẳng có cuộc chia ly nào cả! Nếu là anh nhân viên hay cậu bé thì chúng ta vẫn phải “nói thằng nói thật”, vì một ngày nào đó sự thật sẽ được mang ra ánh sáng. Khi biết dung hòa giữa suy nghĩ, lời nói và hành động thì con người sẽ không còn lừa mình, dối người nữa. Ta sẽ biết cách trân trọng cảm xúc thật của chính mình và quan tâm hơn đến cảm xúc của người khác, người khác vui và tất nhiên bản thân ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, sẽ không còn những lần trách móc vô cớ của ta hay những luyến tiếc trong quá khứ. “Nói thẳng nói thật” còn là cách để ta rèn luyện nhân cách, dũng cảm đối diện với sự thật tôn trọng sự thật, ngay cả sự thật từ trong chính con người mình. Chớ nên e thẹn mà giấu đi xúc cảm chân thật của mình, ví như một nụ hồng vỗn dĩ đã đẹp nhưng khi nở lại càng đẹp hơn, khi con người ta chịu bày tỏ tình cảm chân thành nhất thì tự khắc họ cũng sẽ đẹp như một đóa hoa hồng nở rộ.

Nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng phải thẳng thắn và thật lòng như vậy không? Đôi khi trong cuộc sống, có những trường hợp lời nói thẳng cùng với sự thật không mang lại hiệu quả tích cực như ta từng nghĩ. Ta vẫn thấy bác sĩ phải nói vòng vo với bệnh nhân, giấu đi căn bệnh hiểm nghèo của họ chỉ vì muốn họ lạc quan để sống tốt hết phần đời còn lại. Đôi lúc ta phải nói “con vẫn khỏe, con vẫn ổn” với cha mẹ, mặc dù đang cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi vì áp lực công việc. Đó là những lúc mình buộc phải nói vòng vo, nói sai sự thật, vì nghĩ cho cảm xúc của người khác. Tuy đó vẫn là lừa người, gạt mình nhưng chí ít người khác sẽ cảm thấy an lòng và mình cũng có động lực để làm việc thật tốt. Thế mới biết đi thẳng không phải là cách đi dành cho mọi con đường mà ta đi, đôi lúc vẫn phải có những ngả rẽ quanh co. Và tất nhiên những điều đó chỉ chiếm một phần ít trong cuộc đời bạn, phần lớn vẫn phải nhường chỗ cho những điều thật lòng.

Một văn hào từng nói: “Đừng cố điểm tô lên khuôn mặt một đường nét nào khác, vì bạn vẫn là bạn”. Phải mang một cảm xúc giả cũng như việc mang một chiếc mặt nạ, đó là điều tàn nhẫn nhất dành cho bản thân. Như thế thì làm sao có thể sống tốt được, làm sao có thể mang niềm hạnh phúc đến với những người mà ta yêu quý. Trong những thời khắc cần phải nói thẳng nói thật thì ta hãy sống thật với những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của bản thân, mạnh mẽ đối diện với thực tại. Rồi mọi chuyện tốt đẹp sẽ đến với bạn. Mỗi chúng ta, hãy tự rèn luyện cho bản thân cách đối diện với những cảm xúc của mình và điều khiển chúng hài hòa với hành động, đừng suy nghĩ một nơi, nói một đằng nhưng lại làm một nẻo. Đồng thời lời nói cũng là vũ khí, nói thẳng nói thật đôi khi lại làm người khác tổn thương. Vì vậy, để không còn những nuối tiếc, những đau buồn, xót xa, ân hận chúng ta hãy “nói thẳng nói thật” một cách thông minh, có như vậy cuộc sống mới đơn giản và tốt đẹp hơn.

Silva Kaputikian là một nữ thi sĩ đầy tài năng, những câu thơ “Em bảo anh đi đi…” của bà đã làm sống dậy biết bao nhiêu kí ức của những thế hệ yêu mến Văn học. Những vần thơ của bà đã gửi đến câu chuyện tình yêu tuy đẹp nhưng đầy chua chát, xót xa. Đồng thời bài thơ còn gợi cho độc giả những chiêm nghiệm đáng quý về lối sống để không phải tiếc nuối, đau khổ. Sống có tốt hay không là do chính bản thân chúng ta lựa chọn nên đừng vội trách móc một ai khác. Hãy trân trọng những cảm xúc chân thành của bản thân và hãy quan tâm đến những cảm xúc của người khác. Việc điều khiển cảm xúc và dung hòa giữa thế giới nội tâm và hành động bên ngoài là yếu tố cốt lõi quyết định việc làm của bản thân có đi đến kết quả tốt nhất hay không. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp mà nói thẳng nói thật có thật sự cần thiết để làm cho cuộc sống của chúng ta thật sự tốt đẹp hơn.

 

10 tháng 6 2020

Văn hóa truyền thống đang bị lãng quên trong cuộc sống hôm nay.không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc trước tác động của toàn cầu hóa, mà còn có những vấn đề lớn hơn, sâu hơn: phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển và tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giao tiếp và tiếp nhận, "cho và nhận" về mặt văn hóa. Không nhận biết sâu và biện chứng quá trình trên sẽ dẫn tới một cách nhìn phiến diện, với khuynh hướng bảo thủ cho rằng, để đối phó với toàn cầu hóa, mỗi dân tộc trong khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, phải đóng cửa về văn hóa, "khư khư" giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình, không chấp nhận cả cho và nhận, vốn là một quy luật nội tại của sự tồn tại và phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc.

[Ngữ văn 12]Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.…Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dàiChỉ một người ở lại với anh thôiLúc anh vắng người ấy thường thức đợiKhi anh khổ chỉ riêng người ấy tớiAnh yên lòng bên lửa ấm yêu thươngNgười ấy chỉ vui khi anh hết lo buồnAnh lạc bước, em đưa anh trở lạiKhi mệt mỏi thấy tháng ngày cằn cỗiEm là sớm mai là tuổi trẻ của anhKhi những điều...
Đọc tiếp

[Ngữ văn 12]

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

…Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài

Chỉ một người ở lại với anh thôi

Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi

Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới

Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương

Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn

Anh lạc bước, em đưa anh trở lại

Khi mệt mỏi thấy tháng ngày cằn cỗi

Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh

Khi những điều giả dối vây quanh

Bàn tay ấy chở che và gìn giữ

Biết ơn em, em từ miền cát gió

Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng […]

(Và anh tồn tại – Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của tác giả.

Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.

Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng” ?

Câu 5. Thông điệp của đoạn thơ.

13
12 tháng 4 2021
Câu 1.– Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm  Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên trong đoạn thơ là người phụ nữ lặng thầm hi sinh hết mình vì người mình yêu, sống bao dung, vị tha. Tác giả thể hiện tấm lòng tri ân, yêu thương, trân trọng người phụ nữ mình yêu. Xem người phụ nữ ấy là báu vật, là “bông cúc nhỏ hoa vàng”, là “sớm mai tuổi trẻ”, là người bao dung, nhân hậu đã “chở che và gìn giữ”. Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.– Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc : “khi tàu đông; khi anh vắng; khi những điều…”– Hiệu quả: tăng tính nhạc cho đoạn thơ, làm đoạn thơ giàu nhịp điệu và góp phần bộc lộ cảm xúc yêu thương, trân trọng, biết ơn của tác giả đối với người phụ nữ mà mình yêu thương. Em như bao trùm lên toàn bộ kí ức, kỷ niệm, bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, em luôn ở đấy, luôn bên cạnh anh. Em là lẽ sống và giá trị tồn tại của đời anh. Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng”:+ Là hình ảnh thiên nhiên đẹp.+ Bông hoa cúc vàng nhỏ bé, yếu đuối, mong manh cần chở che.+ Bông cúc vàng khiêm nhường giữa miền gió cát nhưng vẫn lặng lẽ dâng đời màu hoa đẹp nhất.+ Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Bông cúc nhỏ khiêm nhường, thuỷ chung, nghĩa tình.+ Lòng biết ơn trân trọng của nhà thơ với người phụ nữ yêu thương của mình. Câu 5.Thông điệp của đoạn thơ: Hãy yêu thương và trân trọng người con gái, người phụ nữ đã lặng thầm hi sinh vì mình. Lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng, yêu thương. Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng tải lại.
12 tháng 4 2021

Câu 1.– Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 

 Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên trong đoạn thơ là người phụ nữ lặng thầm hi sinh hết mình vì người mình yêu, sống bao dung, vị tha. Tác giả thể hiện tấm lòng tri ân, yêu thương, trân trọng người phụ nữ mình yêu. Xem người phụ nữ ấy là báu vật, là “bông cúc nhỏ hoa vàng”, là “sớm mai tuổi trẻ”, là người bao dung, nhân hậu đã “chở che và gìn giữ”. 

Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.– Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc : “khi tàu đông; khi anh vắng; khi những điều…”– Hiệu quả: tăng tính nhạc cho đoạn thơ, làm đoạn thơ giàu nhịp điệu và góp phần bộc lộ cảm xúc yêu thương, trân trọng, biết ơn của tác giả đối với người phụ nữ mà mình yêu thương. Em như bao trùm lên toàn bộ kí ức, kỷ niệm, bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, em luôn ở đấy, luôn bên cạnh anh. Em là lẽ sống và giá trị tồn tại của đời anh. 

Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng”:+ Là hình ảnh thiên nhiên đẹp.+ Bông hoa cúc vàng nhỏ bé, yếu đuối, mong manh cần chở che.+ Bông cúc vàng khiêm nhường giữa miền gió cát nhưng vẫn lặng lẽ dâng đời màu hoa đẹp nhất.+ Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Bông cúc nhỏ khiêm nhường, thuỷ chung, nghĩa tình.+ Lòng biết ơn trân trọng của nhà thơ với người phụ nữ yêu thương của mình. 

Câu 5.Thông điệp của đoạn thơ: Hãy yêu thương và trân trọng người con gái, người phụ nữ đã lặng thầm hi sinh vì mình. Lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng, yêu thương. Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng tải lại.