Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.
Cách xây dựng nhân vật trong truyện đều là những con người bình thường nhưng lại có lí tưởng sống cao đẹp đặc biệt phải kể đến anh thanh niên với tấm lòng nhân hậu, yêu đời, yêu nghề gắn bó với lẽ sống sống cống hiến.
Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gây ấn tượng với người đọc về những người lao động thầm lặng đóng góp cho công cuộc xây dựng cho đất nước. Bên cạnh đó còn là lời ca ngợi lối sống cống hiến hi sinh thầm lặng của thế hệ trẻ trong giai đoạn miền Bắc đang xây dựng chế độ mới.
Tham khảo:
Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và ký nổi bật trong những năm 60 của thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông không pha chất ký và mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu cho nét phong cách đó của ông.
Lặng lẽ Sapa là kết quả của chuyến đi thực tế lên vùng Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của nhà văn. Qua tác phẩm nhà văn muốn giới thiệu cho chúng ta về một mảnh đất giàu đẹp ở phía tây Tổ Quốc. Nơi đó có những con người lao động bình dị đang miệt mài cống hiến thầm lặng cho quê hương, đất nước.
Khi đọc nhanh tiêu đề truyện, người đọc cứ ngỡ rằng nhà văn sẽ đi sâu vào việc khắc họa một bức tranh thiên nhiên, một vùng đất thơ mộng. Nhưng đằng sau những dãy núi bạt ngàn ấy này là cuộc sống của những con người lao động trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết đang cống hiến tài, sức cho quê hương. Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m.
Tình huống truyện được Nguyễn Thành Long xây dựng đặc sắc. Đó là cuộc gặp gỡ giữa những người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Đó là cách để câu chuyện được phát triển tự nhiên mà hình ảnh các nhân vật được nổi bật qua cái nhìn đánh giá khách quan hơn. Đồng thời làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, đó là ngợi ca những con người lao động bình thường mà đáng quý.
Anh thanh niên là nhân vật chính nhưng không xuất hiện với một cách trực tiếp mà xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô gái khi họ nghỉ ngơi trên dọc đường. Nhân vật hiện lên tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn nhận và đánh giá của nhân vật khác. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ tuy ngắn ngủi nhưng người đọc đủ cảm nhận sâu sắc hoàn cảnh sống, làm việc và những phẩm chất tốt đẹp của anh. Anh thanh niên được gọi một cái tên vô cùng đặc biệt là người "cô đồng nhất thế gian". Khi hoàn cảnh sống của anh chỉ quanh năm suốt tháng bốn bề là cỏ cây, mây núi. Công việc của anh là đo gió, đo mưa đo nắng. Công việc đòi hỏi có sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt nơi đây còn có thời tiết rất khắc nghiệt. Thế nhưng anh không hề cảm thấy buồn tẻ chán nản mà rất có trách nhiệm.
Anh coi công việc là người bạn đồng hành với mình trong cuộc sống. Đối với anh hạnh phúc là được cống hiến tận tụy với công việc. Anh rất tự hào khi mình đã góp phần thắng lợi vào đất nước trong kháng chiến chống Mỹ. Chính những suy nghĩ và thái độ sống tích cực đã giúp anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình.
Trong giao tiếp với mọi người, anh toát lên một phong cách đẹp, một nét đẹp trong từng cử chỉ. Hành động và lời nói khiêm tốn, chu đáo và lịch sự. Anh tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, tặng hoa và tặng trứng cho cô kỹ sư nông nghiệp và ông họa sĩ già. Anh thanh niên chính là hình ảnh tiêu biểu, đại diện cho những con người ở Sapa, là chân dung của người lao động mang trong mình sự hiểu biết tri thức, sống tận tụy với công việc.
Bên cạnh hình ảnh anh thanh niên, ta còn thấy những người lao động khác. Họ cũng có một lối sống đẹp, sự cống hiến thầm lặng trong công việc, làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước. Đó là ông kỹ sư nông nghiệp, anh kỹ sư nghiên cứu bản đồ sét. Tất cả những con người ấy đều cần cù lao động, chịu thương, chịu khó với một sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, có tinh thần trách nhiệm với sự phát triển của đất nước quê hương.
Bên cạnh đó ta còn thấy vai trò của những nhân vật phụ như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư nông nghiệp. Đây là những nhân vật có vai trò không thể thiếu trong diễn biến cốt truyện. Nhờ có bác lái xe mà diễn biến chuyển được mở một cách tự nhiên. Đây chính là cầu nối gặp gỡ giữa người miền xuôi với người miền ngược, tạo nên cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị. Ông họa sĩ chính là sự hóa thân của nhà văn khi phát hiện ra chân lý của nghệ thuật và cảm hứng. Còn cô kỹ sư chính là ảnh của thế hệ trẻ tràn đầy nhiệt huyết. Cô đã tìm được nguồn động lực trong công việc của mình, từ đó vững tin hơn trong cuộc sống với sự lựa chọn nghề nghiệp,
Chuyện đã xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên. Tác phẩm có sự kết hợp giữa trữ tình và bình luận. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần thành công của truyện.
Đọc Lặng lẽ Sa Pa ta thấy nổi bật lên trên những hình ảnh núi rừng hùng vĩ là những con người luôn cần mẫn lao động và cống hiến hết mình cho tổ quốc.
(link: https://luatminhkhue.vn/phan-tich-truyen-ngan-lang-le-sa-pa-cua-nguyen-thanh-long.aspx)
- Kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang Pháp tìm đường cứu nước
- Nét tính cách nổi bật nhất: là người yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Một số chi tiết tiêu biểu:
+ Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.
+ Tìm đường cứu nước, cứu dân.
+ Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bắc ái ẩn náu những gì,.....
Tham khảo:
Nhắc đến Nguyên Hồng, chúng ta không thể bỏ qua tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, một tác phẩm trở thành để đời của ông. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh bé Hồng hiện ra như chính ngày thơ ấu của tác giả, với những nỗi đau, niềm hạnh phúc mà nhà văn đã từng trải qua. Chính vì vậy, nhân vật ấy hiện lên một cách chân thật, sinh động, vừa đáng thương mà cũng vừa đáng quý.
“Những ngày thơ ấu” được đăng báo lần đầu năm 1938, như một khúc tự truyện của chính nhà văn. Trong tập hồi kí ấy, chương IV mang tên “Trong lòng mẹ” có lẽ là khúc kết ngọt ngào nhất, trong trẻo nhất mà tác giả tưới vào lòng người. Nguyên Hồng xây dựng được hệ thống các nhân vật như người thầy, người cô, người mẹ, và tâm điểm là bé Hồng. Chú bé ấy, đáng thương vì sống trong hoàn cảnh nhiều đắng cay tủi nhục, mà đáng quý vì tấm lòng trẻ thơ vẫn trong sạch, vẫn ấm áp tình yêu thương.
Trước hết, phải nhận ra rằng Hồng là một chú bé phải sống trong hoàn cảnh đầy đau thương. Hồng thiếu thốn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, đó đã là một nỗi đau lớn. Cha mất, mẹ đi biệt xứ, một mình Hồng sống với gia đình bên nội, những tưởng sẽ được bù đắp tình thương. Nhưng không, bà cô ấy cay nghiệt quá. Bà ta luôn gieo vào tâm hồn kia những lời miệt thị của mẹ em. Bà để em phải ghét mẹ, phải coi thường và tránh xa mẹ. Chính vì vậy mà trong câu nói của bà cô ấy luôn có hàm ý mỉa mai coi thường. Hai chữ “em bé” mà bà ta ngân dài ra, thật ngọt, thật cay độc, như để hạ gục mẹ của Hồng xuống đáy cùng. Hồng liên tục phải nghe những lời ấy, có lẽ nào trái tim của em không tổn thương? Một trái tim luôn yêu thương mẹ sâu sắc, nay lại chịu những vết cứa như thế, khó có thể không nhói lên. Bởi vậy mà có nhiều chi tiết, ta bắt gặp Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Khi tâm hồn non nớt bị tổn thương, nó không thôi rỉ máu như vậy.
Nhưng trên tất cả, ta vẫn phải nhận ra rằng, tâm hồn em vẫn tràn ngập tình yêu thương, nó làm lành lại những vết thương của em, chính là tình yêu thương mẹ. Vì tình yêu thương ấy quá sâu sắc, mà một bà cô cay nghiệt kia phải năm lần bảy lượt dùng nhiều chiêu trò phá hoại nó. Khi nghe bà cô hỏi có muốn vào thăm mẹ ở Thanh Hoá không, những bâng khuâng dậy lên trong lòng Hồng. Em muốn vào thăm mẹ lắm chứ, em muốn được sà vào lòng mẹ để được ôm ấp vuốt ve. Dường như nỗi nhớ mẹ luôn thường trực ở đó, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng chính tình yêu mẹ ngăn em lại. Em hiểu rằng, bà cô ấy chỉ đang muốn cay nghiệt, làm hại đến danh dự mẹ em. Em nhất quyết không nói, mặc cho khoé mắt đã cay nồng, mặc cho nước mắt chan chứa. Tượng đài về mẹ trong lòng em chưa bao giờ là sụp đổ. Có những chi tiết ấn tượng về cảm xúc của Hồng. Em thương mẹ đến căm ghét những hủ tục, định kiến mà mọi người đặt điều, “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Những suy nghĩ như thế, nếu không có tình yêu thương, sao có thể bật ra được? Ngay cả khi nghe chuyện mẹ có em bé, em cũng không giận mẹ, mà thương mẹ vì phải đẻ chui lủi ở nơi xứ người, không được hưởng hạnh phúc. Như vậy, qua cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy được tình yêu thương mẹ hiện lên thật kiên quyết, qua chính những lời nói và suy nghĩ của Hồng.
Và khi ở trong lòng mẹ, tình thương ấy lại được dịp bùng phát, chảy ra như dòng suối mát. Đi trên đường gặp mẹ, em cứ nghĩ đó là ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Dường như mẹ là động lực để em vượt qua những tháng ngày đầy tủi nhục này. Hình ảnh so sánh cho thấy tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống của em. Khi đã được sà vào lòng mẹ, những cảm xúc nguyên thuỷ nhất, trong trẻo nhất ùa về. Em oà lên khóc nức nở, khóc cho những nhớ nhung, tủi nhục mà bấy lâu nay em hứng chịu khi xa mạ. Và có lẽ, em khóc vì niềm hạnh phúc. Em hít hà trên cơ thể mẹ, em nhớ lại những ngày thơ bé được áp mặt vào bầu sữa nóng, được mẹ gãi rôm,... đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em. Lúc này, ta thấy bình yên đến lạ lùng, vì con chim tìm thấy tổ, Hồng đã tìm được chốn yêu thương cho chính mình. Qua đoạn trích này, ta mới thấy được tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ ấm áp, cháy bỏng và dạt dào đến nhường nào!
Cảnh ngộ của bé Hồng chợt làm tôi phải sững lại. Hình như trong cuộc sống, vẫn còn vô số những bé Hồng như thế. Hồng hạnh phúc hơn họ, vì ít nhất đã có thể gặp lại người mẹ của mình. Còn trong cuộc sống hiện nay, có những em bé đã thực sự mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Chưa một lần gặp meh, được uống dòng sữa mát lành, được ôm ấp vỗ về, họ thật đáng thương biết nhường nào. Họ đã không được quyền hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất, vì tạo hoá đã cướp đi một phần của họ. Nhưng có điều, tôi tin rằng, những em bé ấy đang nhận được sự giúp đỡ lớn từ xã hội, từ những nhà hảo tâm, để các em có cơ hội được hoàn thiện bản thân. Các em vẫn sẽ là những mầm non của đất nước, đang được tưới táp để khôn lớn và trưởng thành!
Dù hôm nay hay mai sau, bé Hồng vẫn để lại trong trái tim mỗi người một dấu ấn đặc biệt, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu thương mà có thể ta đang dần quên lãng.
Nhân vật chú bé Hồng trong văn bản :" Trong Lòng Mẹ " của nhà văn Nguyên Hồng:
- Tuy nhỏ tuổi nhưng có suy nghĩ chững chạc và sâu sắc
- Có tình yêu thương mẹ mãnh liệt
- Người cô càng mỉa mai, chú bé càng thương mẹ
- Tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng sẵn sàng bộc lộ thành hành động, quyết liệt để bênh vực, bảo vệ mẹ.
Giúp em với ạ