Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số câu ca dao thể hiện sự linh hoạt của thể thơ lục bát:
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Dẫu rằng da trắng tóc mây
Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa
Vợ ta dù có quê mùa
Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.
Thơ lục bát linh hoạt trong Truyện Kiều:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Thể thơ lục bát giúp có khả năng phong phú trong việc diễn đạt tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.
Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.
Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …
Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…
Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.
~ hỏi j thế~
Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, hoàn thiện trên văn học vào thế kỉ thứ XVIII, đỉnh cao là Truyện Kiều. Thể thơ lục bát trong truyện Kiều được Nguyễn Du khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, kết hợ giữa hai fương thức tự sự..trữ tình, tinh tế, giản dị mà âm vang, có thể diễn tả được nhiều sắc thái của cuộc sống, những suy nghĩ trong nội tâm, cảm xúc, tình cảm của con người cũng như miêu tả được cảnh thiên nhiên, sự vật.
+ Tả tâm trạng, cảm xúc con người
Thờ ơ gió trúc mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân
Ôm lòng đòi đoạn xa gần
Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau
+ Vừa kể vừa tả
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười fân vẹn mười.
+ Tả cảnh ngày xuân
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
+ Tả cảnh ngụ tình
Nao nao dòng nước uốn quanh
nhị cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
...Buồn trông cửa bể chiều hôm
.................................................................
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
+ Trình bày lí lẽ
Rằng tôi chút fận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
+ Bình luận, nhận xét
...Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân.
...Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
...Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
...Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
>> Lục bát là thể thơ dễ làm, linh hoạt, nhưng rất khó hay. Song dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo, khai thác triệt đẻ khả năng biểu đạt, đưa thể thơ đạt tới trình đọ cao siêu.
tk : Những tín hiệu báo thu về được nhà thơ Hữu Thỉnh miêu tả thật sâu sắc qua khổ thơ đầu bài thơ" Sang Thu ".(1)"Bỗng nhận ra hương ổi": Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải là với sắc vàng của hoa cúc, sắc trời xanh biết hay là mùi hương cốm mới,.....mà là với mùi hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến.(2)"Phả vào trong gió se": Động từ "phả" làm cho làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất trong làn gió se - làn gió heo may mang hơi lạnh và khô.(3)Cùng với hương ổi phả vào trong làn gió se nhè nhẹ của mùa thu là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ: "Sương chùng chình qua ngõ".(4)Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian.(5) Ẩn trong hình ảnh đó, nghệ thuật nhân hoá khiến cho làn sương như mang tâm trạng của con người: Nó cũng như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa.(6) Từ "ngõ" ở đây vừa có thể hiểu là ngõ tả thực và cũng có thể hiểu là ngõ cửa giao mùa giữa hạ và thu.(7) "Hình như thu đã về" : Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" chỉ cái đã xảy ra đã diển tả được tình yêu mùa thu của tác giả.(8) Cùng với đó, từ "Bỗng" ỡ câu thơ đầu cũng thể hiện tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên của người thi sĩ, nó kéo con người ta ra khỏi bộn bề của công việc để trở về với thiên nhiên.(9) Và dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không giám tin là thu đã về.(10) Đây chính là một lời thông báo đầy ý nghị của tác giả: Thu đã về.(11) Bằng sự cảm nhận tinh tế, một hồn thơ nhẹ nhàng, khả năng kết hợp từ thật độc đáo, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật đẹp, qua đó thể hiện tình yêu mùa thu, tình yêu thiên nhiên của chính bản thân mình.(12)
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)
2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:
- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)
- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)
- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)
3.
Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)
- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)
4. Viết đoạn văn
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
+ Nhớ đêm trăng thề nguyền
+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần
→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa
- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)
Câu bị động
CN: Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều
VN: được nhà thơ khai thác triệt để khả năng của cuộc sống và những nét tinh vi,tế nhị trong tình cảm của con người
Vì: Có chữ được này chủ thể hành động chính là nhà thơ tác động đến tp" Truyện Kiều" được khai thác
thì ra là vậy!!!!mk cứ tưởng kinh dị lắm!!!thank