K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cậu bé Phrang trong “buổi học cuối cùng” đã có những suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy giáo và thái độ với việc học tiếng Pháp:

- Đầu tiên cậu ngạc nhiên vì:

+ Sự im lặng của lớp học “mọi sự đều bình lặng y như một buổi sang chủ nhật”

+ Vì thành phần tham dự của lớp học “ dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi”, sự tham dự của những cụ già trong làng khiến Phrăng ngạc nhiên hơn cả.

+ Cậu bé còn ngạc nhiên vì sao hôm nay thầy lại ăn mặc trang trọng và dịu dàng với mình, không hề trách mắng ngay cả khi Phrang đi học muộn

- Khi biết được đây là “buổi học cuối cùng” thì cậu choáng váng sau đó là tiếc nuối, ân hận vì:

+ Chẳng bao giờ còn được học tiếng Pháp nữa.

+ Tiếc thời gian ham chơi trước đây.

+ Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.

- Và Phrăng đã xấu hổ, tự giận mình vì thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học và không học thuộc bài trong giờ phút thiêng liêng ấy “lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên”

- Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”

- “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”

- “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.

25 tháng 6

.

 

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập....
Đọc tiếp

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế!

Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

Bác phó rèn Oát-stơ đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thấy tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:

- Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!

Tôi tưởng bác chế nhạo tôi và tôi hổn hển thở dốc, bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha-men.

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:

- Yên một chút nào!

Tôi định nhân lúc ồn ào, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:

- Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.

Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thầy nói với chúng tôi:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

Chính để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi…

Tôi đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình. Đến lượt tôi đọc bài. Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam; nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:

- Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!...” Dù thế nào, thì Phrăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách.

Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu. Cả thầy cũng không có gì để trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?...

Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi.

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:

- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảng sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiểng, ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kỳ cục, đến nỗi tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc… Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!

Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.

- Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi…

Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.

Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.

Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi:

“Kết thúc rồi… đi đi thôi!”.

Trả lời câu hỏi:

Trong truyện có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật và nhận xét về nhân vật đó. 

Giúp mình với, tối nay mình nộp rùi :<<

0

(1)  Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện:

- Ngoại hình: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ trong bằng lụa đen thêu mà chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

- Lời nói: Dịu dàng giảng giải cho Phrăng khi cậu vào muộn hay không hiểu bài

- Cử chỉ, hành động: chuẩn bị những tờ mẫu tập viết mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp và ngay ngắn

- Suy nghĩ:

Tiếc nuối vì những lần muốn đi câu cá mà không ngại cho học sinh nghỉ họcTiếc nuối vì phải rời xa nơi đã gắn bó từ bốn mươi năm và nghệ dạy học đã gắn bó cả đời.Sự sống còn của một dân tộc chính là ở ngôn ngữ

(2) Biểu hiện cụ thể trong văn bản thể hiện đặc điểm tính cách của thầy Hamen theo các phương diện: 

- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng => thầy Hamen thật sự trân trọng buổi học cuối cùng này.

- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài.

=> Thầy Hamen vô cùng nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng này. 

- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nói với học sinh và mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn cho mình tiếng nói dân tộc vì đó chính là kho tàng văn hóa của dân tộc 

=> thầy muốn truyền tình yêu nước của mình đến mọi người thông qua tiếng nói dân tộc. 

- Hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! 

=> Thầy Hamen là một người thầy có tâm và có tầm. Thầy yêu nghề giáo của mình vì chính nó đã truyền tình yêu nước đến cho biết bao thế hệ học sinh. Nhưng cũng đau đớn và bất lực khi tiếng nói dân tộc có thể bị đồng hóa và thay thế bởi một ngôn ngữ khác. Tiếng hô vang cuối cùng là lời nhắc nhở mọi người không được quên tiếng Pháp cũng như nước Pháp thân yêu trong trái tim mình. 

(3) Một số chi tiết cụ thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận về thầy Hamen và thái độ với việc học tiếng Pháp là: 

*Suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Hamen:

- Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng.

- Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng.

- Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành, hi vọng có cơ hội chuộc lại lỗi lầm từ những lần bỏ học đi chơi. 

- Thương, tội nghiệp thầy khi đây sẽ là buổi dạy cuối cùng trong suốt cuộc đời làm nhà giáo của thầy. 

* Thái độ học tiếng Pháp:

- Ban đầu Chuẩn bị buổi học thì có ý định trốn đi chơi.

-  Khi nghe thầy nói buổi học cuối cùng được học tiếng Pháp thì Phrăng có phần ăn năn hối lỗi, phải dừng lại một môn học chỉ “mới biết viết tập toạng”…

- Trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế.

- Vỡ vạc ra nhiều điều và biết trân trọng tiếng nói dân tộc của mình là tiếng Pháp

(4) Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc:

- thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu"

- Thầy "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!"

- "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",...

Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng đau buồn, bất lực của thầy Ha-men khi buổi học cuối cùng tiếng nói dân tộc đã kết thúc và  thầy phải rời vùng An-dát thân thương này. 

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chêt mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các...
Đọc tiếp

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chêt mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?

c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

1
14 tháng 8 2017

Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá

- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ

- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

   + Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh

   + Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ

   + Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét

c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.

   + Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản...
Đọc tiếp

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:

a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)

c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi "hộ đê" được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi "đốc thúc việc hộ đê"; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)

d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

1
1 tháng 2 2017

- Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng

b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

   + Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

   + Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

   + Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

   + Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

   + Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

   + Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

   + Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

   + Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

   + Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

   + Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

5 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Enrico mắc lỗi vô lễ với mẹ. 

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

 “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

“bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.

“…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.“Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”

==> Bố của En – ri – cô đã cảm thấy rất buồn bã, tức giận và ông tỏ ra nghiêm khắc với con. 
Lí do để người bố có thái độ như vậy vì:

 “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” và điều đó:

“Giống như một nhát dao đâm vào tim bố”

 Là một sự xấu hộ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.

==> Điều này cho thấy ông là một người bố rất yêu con, xem con cái là niềm hy vọng tha thiết nhất của cuộc đời.

 Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ:

“Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”.

“Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.

“Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

==> Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Một người yêu thương con và có thể làm tất cả vì con. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.