Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phân tích đề:
- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ
- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác
b. Thân bài
* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:
- cây cối um tùm, chim hót líu lo
- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng
- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng
- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ
- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…
- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…
- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…
* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán
- Là một cậu bé 5, 6 tuổi
- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…
- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.
* Thái độ và dự cảm của tác giả
- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa
- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó
- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…
- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…
c. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích
1. Phân tích đề
- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)
Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".
b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:
- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.
+ Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.
- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Ví dụ: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.
1. Phân tích đề
- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
2. Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)
Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".
b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:
- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.
+ Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.
- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Ví dụ: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.
Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:
“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.
Đáp án cần chọn là: C
So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)
* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh
* Khác nhau:
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ
+ Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân
+ Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối
+ Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại
- Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác
+ Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực
+ Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo
+ Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.
Đáp án:
1. thánh chỉ
2. chốn phồn hoa
3. nhiều lớp cửa
4. phòng trà
5. sơn son thếp vàng
6. thế tử Trịnh Cán
7. nghĩ đến nước nhà
8. coi thường danh lợi
Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.
Đáp án cần chọn là: B
Giá trị phản ánh: tái hiện chân thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa, khắc họa trên hai phương diện
+ Cuộc sống xa xỉ, quyền uy tột bậc (từ nơi ở đến tiện nghi, kẻ hầu người hạ…)
+ Nhưng cuộc sống Trịnh phủ thiếu sinh khí, chỉ có sự u ám dẫn tới sự ốm yếu của thái tử Cán
- Phê phán hiện thực: tác giả ngầm phê phán sự xa hoa, lộng quyền của nhà chúa kèm theo cuộc sống thiếu sinh thế, tăm tối của con người. Đó chính là bức tranh xã hội đương thời cuối thế kỉ XVIII