Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Điều kiện tự nhiên
- Hy Lạp và La Mã là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang với phần lãnh thổ không rộng lắm gồm bán đảo Ban căng và vô số các đảo trên biển Ê-giê, vùng ven biển Tiểu Á. Còn bán đảo La Mã dài và hẹp, lãnh thổ lớn hơn Hy Lạp. Như vậy cả Hy Lạp và La Mã đều ở vị trí tương đối thuận lợi trong việc tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa với các nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà,…
- Cả Hy Lạp và Lưỡng Hà đều không có những dòng sông lớn và dài như các quốc gia phương Đông. Do vậy, đồng bằng ở đây nhỏ và hẹp, đều có những vũng vịnh sâu và kín gió, biển lại hiền hòa, ít giông bão, rất thuận lợi cho việc ra vào, neo đậu của thuyền bè trên vùng Địa Trung Hải.
- Do đất đai khô cằn, ít màu mỡ, nên các quốc gia ở đây bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước, muộn hơn nhiều so với các quốc gia ở phương Đông. Mãi tới đầu thiên nhiên kỉ I TCN, khi công cụ đồ sắt bắt đầu sử dụng thì mới bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước.
Refer:
Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại:
• Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển E-gie và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn thuận lợi cho trồng nho và ô liu
• Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá
• Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân
• Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán.
Tác động :
+ Phát triển kinh tế, ổn định sinh hoạt của người dân
+ Nông nghiệp và công nghiệp ổn định , đầy đủ cho người dân
Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã:
Đặc điểm chung:
- Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).
- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việ trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải - loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.
- Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…
Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã:
Đặc điểm chung:
- Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).
- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việ trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải - loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.
- Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…
Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua, đó là Hoàng Hà (dài 5.464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.
Khi mới thành lập nước (vào khoảng thế kỉ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần, nhưng cho đến thế kỉ III TCN, tức là đến cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt qua dãy Vạn lí trường thành ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi.
Từ cuối thế kỉ III TCN Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh, do đó có những thời kì cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay.
Ăng ghen nói: “Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp thì không có châu Âu hiện đại.” Câu nói này đánh giá cao nền văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã là do:
- Trong dòng chảy của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã giữ vai trò nền tảng cho sự hình thành và phát triển của những cư dân gốc du mục, cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ từ các thành bang nhỏ bé. Do có cùng một phong cách nên hai nền văn minh này được gọi chung là nền văn minh Hy-La.
- Khác với các quốc gia cổ địa ở phương Đông, chủ yếu được hình thành ở những khu vực gần các con sông, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp; còn văn minh phương Tây cổ đại được hình thành và phát triển trên những khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, phức tạp – không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nhưng bù lại có sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Từ đó hình thành những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè,… thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các nước; đồng thời mang những thành tựu văn hóa, văn minh truyền bá khắp thế giới.
- Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại. Đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô và phương thức sản xuất mới đạt đến đỉnh cao của chế độ nó trong xã hội phương Tây cổ đại.
- Sự giàu mạnh về kinh tế chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khát vọng mở rông lãnh thổ và ảnh hưởng đến các quốc gia khác.Văn minh Hy –La không chỉ đặt nền tảng vững chắc cho văn minh cổ đại mà còn là nền tảng xuyên suốt chiều dài lịch sử cho sự phát triển của các nước châu Âu đến nay.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở đường link này nhé :
https://hoatieu.vn/hoc-tap/mot-so-thanh-tuu-van-hoa-tieu-bieu-cua-hy-lap-va-la-ma-co-dai-210258#:~:text=M%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20t%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20ti%C3%AAu,ut%20v%E1%BB%9Bi%20b%E1%BB%99%20Th%C3%B4ng%20s%E1%BB%AD
Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay: – Con người vẫn sử dụng dương lịch để tính ngày. – Sử dụng hệ thống chữ cái và chữ số La Mã – Áp dụng các định lí như ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit, Ác-si-mét,....
tui chỉ liệt kê vài cái thôi