K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tại sao trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa?
Từ kinh nghiệm thực tiễn ông cha ta có câu “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Vậy vì sao trăng quầng thì thời tiết khô hạn, trăng tán thì sắp mưa, cơ sở khoa học nào để có thể giải thích được câu nói đúc rút từ kinh nghiệm trên?
Với một chút kiến thức vật lý chúng ta sẽ đi làm sáng tỏ hiện tượng trên nhé!

Quầng sáng mặt trăng, hoặc quầng sáng mặt trời đều là hai hiện tượng giống nhau về bản chất vật lý, người ta gọi là "quầng" bởi vì ảnh của hiện tượng này giống như con mắt của ta bị thâm quầng khi mắt bị đau. Ta sẽ lấy hình ảnh quầng mặt trời để giải thích vì cường độ ánh sáng mặt trời lớn hơn mặt trăng rất nhiều nên ảnh chụp quầng sáng mặt trời rõ nét hơn (Hình 1). Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên là do trong bầu khí quyển cách mặt đất khoảng 8 km có lớp mây ti mỏng. Đó là các đám mây không chứa những giọt hơi nước như bình thường mà là các tinh thể băng hình lăng trụ lục giác (Hình 2). Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất đi xuyên qua các tinh thể băng trong đám mây này với góc tới thích hợp sẽ bị khúc xạ với góc khúc xạ vào khoảng 22o (Góc nhìn rõ ảnh khúc xạ từ đám mây). Các tia khúc xạ này kết hợp với nhau tạo nên ảnh một quầng sáng có màu đỏ bên trong rồi da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím (trong khúc xạ do tia tím bị lệch nhiều nhất nên nó nằm bên ngoài đường tròn quầng sáng).
Vậy hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua lớp mây ti để hình thành quầng sáng thì liên quan gì đến việc thời tiết “khô hạn”?
Lý do là từ nguồn gốc hình thành mây ti như sau: Do khí quyển bên trên có độ ẩm và nhiệt độ khá thấp (lượng hơi nước trong không khí ít, nhiệt độ -22oC) hơi nước bị đóng băng thành các tinh thể băng hình thành lớp mây ti mỏng, từ đó mới hình thành quầng sáng mặt trời hoặc mặt trăng. Về cuối mùa thu đầu mùa đông nhiệt độ xuống thấp, hơi nước ít nên hay hình thành mây ti do vậy hình thành quầng sáng mặt trời, mà mùa này thì khô hanh, ít mưa, hoặc vào mùa hè, sau trận mưa giông lượng hơi nước ít đi, nhiệt độ không khí giảm, trên cao hay hình thành đám mây ti, báo hiệu trời sẽ rất nắng vài ngày sau. Do đó mới có câu “Trăng quầng thì hạn”. Tuy nhiên hiện tượng này cũng không phải lúc nào cũng đúng, đôi khi mây ti hình hành vào mùa hè báo hiệu một frong nóng mang nhiều hơi nước, và sẽ mang mưa giông đến trong vài giờ tới! Tiếp theo ta sẽ đi giải thích quá trình hình thành tán trăng. Như ta đã thấy một hiện tượng rất rõ rằng khi ta đi xe máy bật đèn trên đường vào buổi tối có hơi sương hoặc có sương mù. Ta thấy đèn của xe máy đi ngược chiều so với ta giường như mờ và to ra, như là hình thành thêm cái tán xung quanh (Hình 4). Đó chính là hình ảnh bị nhiễu xạ qua giọt nước của ánh sáng do đèn pha xe máy phát ra.
Như vậy khi có hiện tượng trăng tán tức là trong không khí độ ẩm tương đối lớn nên dễ hình thành những đám mây mưa (Hình 5).
Câu nói đúc rút từ kinh nghiệm của ông cha ta thường do quan sat từ thực tiễn tuy nhiên khí hậu biến đổi thất thường vì vậy mà không phải lúc nào nó cũng phản ánh đúng như nội dung của câu ca dao. Tuy nhiên điều quan trọng câu nói thể hiện ở đây đó là khi thời tiết có “biểu hiện lạ” thì thường mang lại điều không tốt cho cuộc sống của con người!

Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
Giải thích hiện tượng tự nhiên: vào đêm, trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. -> kinh nghiệm của ông cha ta.


__nguồn google__

19 tháng 2 2022

 Đói cho sạch, rách cho thơm.là câu rút gọn CN nhé

  

 

19 tháng 2 2022

Đói cho sạch, rách cho thơm.là câu rút gọn CN nhé

4 tháng 1 2018

Ông cha ta có câu "Trăng quầng thì hạn , trăng tán thì mưa". đó là câu tục ngữ để chúng ta dự báo thời tiết:vào đêm , trăng có vần thì ngày mai trời sẽ nắng . còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. đó là kinh nghiệm dùng để dự báo thời tiết của ông cha ta ngày xưa.

29 tháng 12 2016

(1)a)phản ánh kinh nghiệm nhìn sao đoán mưa từ đó giúp chúng ta phải biết sắp xếp thời gian và công việc hợp lí

b)kinh nghiệm khi có cầu vồng bên Tây thì khả năng sẽ có mưa, bão

c) theo âm lịch mưa tháng 3 sẽ rất tốt cho cây trồng(lúa),còn tháng tư là thời gian lúa đang phơi màu sẽ làm cho hạt lép

d)nói về thời vụ để trồng các loại cây

e)nói lên kinh nghiệm khi nuôi lợn sẽ sướng hơn và nhiều lợi nhuận hơn khi ta nuôi tầm từ đó khuyên rang chúng ta phai lua nghề

g)truyền đạt kinh nghiệm bắt tôm,cá muốn bắt tôm phải đi vào chập tối , muốn bắt cá phải đi vào sáng sớm

(2)

(3)

a)phép đối (trăng quầng _trăng tạn)

b)ko có ......

24 tháng 1 2017

1/ a.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, nhìn sao để đoán thời tiết mưa hay ko mưa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết sắp xếp thời gian, công việc hợp lí.

b.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, khi thấy có đoạn cầu vồng bắc từ đông sang tây thì khả năng sẽ có mưa to bão lớn. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết trước thời tiết để phòng tránh mưa bão.

c.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt, thường thì đến tháng 3âm lịch là lúc hoa màu, nhất là lúa nước cần nước nên mưa tháng 3 rất tốt cho cây trồng còn tháng 4 là lúc lúa đang phát triển ít cần nước nên mưa tháng 4 sẽ làm lúa úng nước mất mùa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân nhận biết thời điểm mưa hợp lí để có lợi cho lúa.

d.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân biết thời điểm hợp lí để trồng các loại hoa quả.

e.-Phản ánh kinh nghiệm của nghề nuôi tằm và nghề nuôi lợn. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó cho ta thấy sự vất vả của nghề nuôi tằm đối nghịch vs sự nhẫn nại của nghề nuôi lợn.

g.-Phản ánh kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt, tôm thường kiếm ăn buổi chiều xế còn ca thì hay đi theo từng đàn lúc rạng sáng. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì chúng giúp nhân dân xác định được thời điểm đánh bắt cá, tôm hợp lí.

2.truyền đạt những kinh nghiệm về thời gian, thời điểm, nghề nghiệp, sự nhẫn nại, khó khăn,.. trong lao động sản xuất.

3.

4 tháng 1 2017

Bạn vào trang web này nhé:Câu hỏi của Kirigaya Kazuto - Ngữ văn lớp 7

12 tháng 1 2018

Vào bằng niềm tin ak nếu chẳng có link...TRINH MINH ANH > . < ...

29 tháng 11 2019

1). Đó là khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu. Vầng sáng ấy được gọi là quầng.

2)Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.

13 tháng 1 2017

kinh nghiệm quan sát thiên nhiên để dự đoán trước thời tiết

kinh nghiệm đó đến nay vẫn còn giá trị vì nó chính là túi khôn của nhân dân ta

Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu
''Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?''
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.

Chúc bạn học tốt!

Tham khảo

“Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa. Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắc chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai

P/s: Lớp 7 đã học diễn dịch rồi à

22 tháng 1 2022

đúng rồi đó

lớp 7 hc diễn dịch r