K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2017

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Nghệ thuật điệp ngữ trùng san (lớp núi) và chữ hữu (lại) đà góp phần làm nổi bật, nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ. Câu thơ dường như thấp thoáng có bóng dáng nhân vật trữ tình - người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Người đã từng trải qua bao lần chuyển lao bằng đường núi đầy khổ ải. Từ sự thấm thìa vể nỗi gian lao triển miên của người đi đường núi, Người suy ngẫm về con đường cách mạng, con đường đời. Trong thơ Đường, câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật, nhiều khi vút lên bất ngờ làm chuyển cả mạch thơ. Câu thứ ba trong bài thơ là câu bản bề, nối tiếp hai phần nội dung của bài thơ. Hai câu thơ đẩu là nồi gian lao của việc đi đường, sự tiếp nối trùng điệp của núi non, đến câu thứ ba, mạch thơ đã chuyển sang một hướng khác : mọi gian lao đã kết thúc, đã lùi lại phía sau, người đi dường đà lên đến đỉnh núi cao. Trèo lên đến đỉnh núi cao chót vót (đăng đáo cao phong hậu) là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc khó khăn kết thúc, người đi đường dứng ở đỉnh núi cao tột cùng, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non bao la hùng vĩ đang trải ra trước mắt. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chổng chất, triền miên nhưng không phải là vô tận, và cuộc hành trình vô vàn gian nan ấy không phải là vỏ nghĩa. Câu thơ còn một ý nghĩa triết lí sâu xa : đường đời (sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đã quyết tâm vượt qua nó thì sẽ có được niểm vui, niềm hạnh phúc to lớn.

10 tháng 2 2017

- Câu 2 (thừa) triển khai ý của câu 1: đi đường khó như thế nào. Hình ảnh Núi cao rồi lại núi cao trập trùng đã diễn tả đậm nét những gian lao, khổ ải chồng chất của người đi đường: vừa đi hết lớp núi này lại tới lớp núi khác. Cứ thế, gian khổ dường như triền miên, vô cùng, vô tận.

- Câu 3 (chuyển) đã chuyển ý bài thơ sang một hướng mới: Nếu hai câu đầu đều nói đến nỗi gian lao dường như vô tận của người đi đường thì câu thơ thứ ba nói đến việc người đi đường đã lên tới đỉnh cao chót vót. Đây là lúc bắt đầu một con đường mới, một cuộc đời mới, bằng phẳng và sung sướng, mọi gian lao đều đã ở lại phía sau. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường chồng chất nhưng không phải là vô tận. Hơn nữa, hành trình gian nan đó không phải là vô nghĩa. Phải vượt qua mọi đèo dốc, thác ghềnh dữ dội mới chiếm lĩnh được đỉnh cao. Việc đi đường núi hiển nhiên là thế, mà con đường cách mạng, đường đời cũng thế: "Gian nan rèn luyện mới thành công" (Hồ Chí Minh).

Câu thứ ba trong bài thơ là câu bản bề, nối tiếp hai phần nội dung của bài thơ. Hai câu thơ đẩu là nồi gian lao của việc đi đường, sự tiếp nối trùng điệp của núi non, đến câu thứ ba, mạch thơ đã chuyển sang một hướng khác : mọi gian lao đã kết thúc, đã lùi lại phía sau, người đi dường đà lên đến đỉnh núi cao. Trèo lên đến đỉnh núi cao chót vót (đăng đáo cao phong hậu) là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc khó khăn kết thúc, người đi đường dứng ở đỉnh núi cao tột cùng, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non bao la hùng vĩ đang trải ra trước mắt. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chổng chất, triền miên nhưng không phải là vô tận, và cuộc hành trình vô vàn gian nan ấy không phải là vỏ nghĩa. Câu thơ còn một ý nghĩa triết lí sâu xa : đường đời (sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đã quyết tâm vượt qua nó thì sẽ có được niểm vui, niềm hạnh phúc to lớn.

8 tháng 9 2018

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

    Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ. 2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba) 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch...
Đọc tiếp

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba)

3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩ miêu tả còn có ngụ ý gì nữa không?

5.Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không?Vì sao?Hãy nêu vắn tắt nội dung y nghãi bài thơ?

 

 

3
30 tháng 4 2017

2. Đây là một bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:

Câu đầu là khai ( mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại)

Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế "tẩu lộ"

Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận

Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.

Câu hợp mở ra một không gian mênh mông "muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả

3. Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận

4.Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san

- Điệp từ: trùng san\(\rightarrow\)Nói về những khó khăn chồng chất mà người đi đường phải vượt qua tưởng chừng vô tận

Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian

\(\rightarrow\)Muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt

\(\rightarrow\)Ngụ ý về đường đời, đường cách mạng

Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu dài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang

5. Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp

15 tháng 1 2019

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

24 tháng 2 2017

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.


TKKKK:
"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Sử dụng điệp từ "trùng san" (núi cao) nhấn mạnh hơn nữa sự vất vả này, làm cho câu thơ càng trở nên sâu sắc.

"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"

Người đi đường sau khi đã vượt qua bao nhiên dãy núi, bao nhiêu gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh.Ngụ ý câu thơ: Cũng như nỗi vất vả của người đi đường núi để đến được đỉnh núi cao nhất. Con người trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cứ đi sẽ đến, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.
18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
16 tháng 3 2022

BP điệp ngữ: làm sao

=> Tác dụng: đặt ra vấn đề và nhấn mạnh cần phải có biện pháp để phát triển kinh tế nhưng không hủy hoại môi trường.

Câu 1: Hai bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” thuộc tập thơ: A. Từ ấy B. Ánh sáng và phù sa C. Nhật kí trong tù D. Việt Bắc Câu 2: Bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Lục bát C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét: (gian lao, tôn vinh, triết...
Đọc tiếp

Câu 1: Hai bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” thuộc tập thơ:
A. Từ ấy
B. Ánh sáng và phù sa
C. Nhật kí trong tù
D. Việt Bắc
Câu 2: Bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn bát cú
Câu 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận
xét:
(gian lao, tôn vinh, triết lí, tâm hồn, hoàn cảnh)
1. Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện sự..................................cái đẹp của tự nhiên, của
.....................................con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
2. “Đi đường” viết về việc đi đường gian lao, từ đó nói lên ..................................về
bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua......................sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Câu 4: Em hãy viết đoạn văn phân tích câu 2 và câu 4 bài thơ “Đi đường” để làm rõ
nỗi gian lao của người đi đường núi và và niềm vui sướng của người đứng trên cao
ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả còn ngụ ý nào khác.

1
3 tháng 4 2020
Câu 1: Hai bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” thuộc tập thơ:
A. Từ ấy
B. Ánh sáng và phù sa
C. Nhật kí trong tù
D. Việt Bắc
Câu 2: Bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn bát cú