K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau : a) Tôi vội ra khoang trước nhìn . Xa xa từ vệt rừng đen , chim cất cánh tua tủa bay lên , giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra , bo li ti đen ngòm lên da trời . Càng đến gần , những đàn chim đen bay kín trời , cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên , hoa cả mắt . Mỗi lúc , tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng ....
Đọc tiếp

1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau :

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn . Xa xa từ vệt rừng đen , chim cất cánh tua tủa bay lên , giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra , bo li ti đen ngòm lên da trời .

Càng đến gần , những đàn chim đen bay kín trời , cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên , hoa cả mắt . Mỗi lúc , tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng . Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những cây mắm , cây chà là , cây vẹt rụng trụi gần hết lá . Cồng cộc đứng trong tổ vương cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa . Chim già đẫy , đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám , trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân . Nhiều con chim raast lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây .

Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được . Chúng đậu và làm tổ thấp lắm , đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng 1 cách dễ dàng . Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ , cầm sào trúc để bắt chim , coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng .

Tiếng chim kêu vang động bên tai , nói chuyện không nghe nhau dk nữa . Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo , đi tới ba nghìn thước r mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông .

b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm , tưng h trong ngày . Thời tiết thanh tịnh , trời trong trẻo , ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc , Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích . Về chiều , sương mù tỏa biếc , Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng . Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình , nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra 1 chân trời rực rỡ . Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần , trằng vàng mịn như 1 nốt nhặc bay lên bầu trời , ru ngủ muôn đời thần thoại .

c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương , mà hiếm những trang vui vẻ : bặc a hùng hay gặp bước gian nguy , kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn . Những khi ấy , trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật , để khỏi phải công nhân những tình thế đáng ưu uất .

Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà suy xét . Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn khi đã thất trận , nhưng ngay ở làng Đong Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi , chứ ko phải tử trận . Đối với các nữ tướng của Hai Bà Trưng cũng vậy , chỉ thấy các vị a hùng hóa lên trời .

Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương , tôi thường tưởng thượng đến 1 trang nam nhi , sức vóc khác người , với tâm hồn chất phác và giản dị , như tâm hồn người thuở xưa . Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nha lâm nguy đã xông pha ra trận , đem sức khỏe mà đánh tan giặc , nhưng bị thương nặng . Tuy thế người trai làng Phù Đổng vần còn ăn 1 bữa cơm ( chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo ) rồi nhãy xuống Hồ Tây tắm , xong mới ôm vết thường trên ngựa đi tìm 1 rừng cây âm u nào , ngồi dựa 1 gốc cây to , giấu kín nỗi đau đớn của mk mà chết .

( Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề , sau đó phân tích cách khai triển chủ đề ấy trong đoạn trích )

0
 Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà...
Đọc tiếp

 Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

 Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

 Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:

          Bài tập viết: Tôi đi học!

a.Phần trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt gì?

b.Phần trích diễn tả tâm trạng của ai?Trong hoàn cảnh nào?

c.Tâm trạng nhân vật trong đoạn văn có gì mâu thuẫn?

d.Từ chi tiết "Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhâm đánh vần đọc:Bài tập viết :Tôi đi học.''em thấy mỗi học sinh cần có thái độ như thế nào với việc học?

 

 

 

0
Tìm phép tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng :Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy...
Đọc tiếp

Tìm phép tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng :

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi lại ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về, lững thững từng bước chân nặng nề. Bỗng sừng trâu được ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Nhờ mọi người giúp em làm bài tập này, ghi rõ tác dụng (đừng ghi chung chung là giúp cho vật trở nên sinh động hay đại loại là như thế) với ạ! Em cảm ơn.

0
14 tháng 6 2017

Đáp án

Một số từ thuộc các trường từ vựng:

a. Người: cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn,...

b. Chim: tổ, bay, nhìn,...

c. Trường học: học trò, lớp, thầy,...

24 tháng 1 2018

Chọn đáp án: A

mấy ngày nay mk bận ôn thi nên 0 lm nhiều đc m.n thông cảm nha Khi vật thể đến gần trái đất, người ta nhận ra đó là một ngôi sao chổi sáng rực. Trong khi ngôi sao chổi bay qua trái đất đang ngủ trong đêm đen, những ngọn lửa nhỏ như những sợi tóc rơi xuống từ cái đuôi lửa. Chỗ chúng rơi xuống, cỏ cháy thành than, mặt đất bốc lửa, cả vùng bùng lên một đám cháy dữ dội thiêu ra tro hàng...
Đọc tiếp

mấy ngày nay mk bận ôn thi nên 0 lm nhiều đc m.n thông cảm nha

Khi vật thể đến gần trái đất, người ta nhận ra đó là một ngôi sao chổi sáng rực. Trong khi ngôi sao chổi bay qua trái đất đang ngủ trong đêm đen, những ngọn lửa nhỏ như những sợi tóc rơi xuống từ cái đuôi lửa. Chỗ chúng rơi xuống, cỏ cháy thành than, mặt đất bốc lửa, cả vùng bùng lên một đám cháy dữ dội thiêu ra tro hàng ngàn ngôi nhà. Xứ sở bị cháy trụi hóa thành một sa mạc khô cằn. Những con người khốn khổ và thiên nhiên làm mồi cho hạn hán đói khát.

Trong xứ ấy có một chàng trai luôn nghĩ đến người khác nhiều hơn bản thân mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Dân chúng gọi chàng là chàng Nhân. Chàng có trái tim nhân hậu đầy cảm thông, cặp mắt sáng lấp lánh, cởi mở, thực thà. Chàng vui khi thấy một người láng giềng vui, và khóc cùng anh ta khi anh ta gặp điều phiền muộn.

“Làm cách nào cứu dân chúng thoát khỏi nạn hạn hán khủng khiếp này?” Chàng Nhân băn khoăn, và câu hỏi đó không lúc nào rời chàng. Thế nhưng nghĩ mãi mà không biết phải làm gì, một hôm chàng quyết định đi xin lời khuyên của một vị thông thái già ở làng bên.

Nghe chàng thổ lộ xong, cụ già nhún vai nghiêm giọng:

- Phải, con trai ạ, thế đấy. Cụ của ta xưa có truyền cho ta cái bí mật lớn của ngọn lửa vĩnh cửu cháy trong đáy vũ trụ. Thỉnh thoảng từ ngọn lửa vĩnh cửu ấy lại văng ra một mớ tóc lửa, những ngọn lửa nhỏ rơi xuống mặt đất, thiêu trụi cả một vùng. Chỉ có người nào lấy được viên ngọc lục bảo chìm dưới đáy một hồ nước sâu nằm khuất giữa dãy núi Ngọc, người ấy có thể cứu giúp dân chúng. Nhưng dãy núi Ngọc rất xa, đường đi nhiều nguy hiểm và cạm bẫy. Vả lại, lấy được viên ngọc lục bảo khó lắm. Một con nhện đen khổng lồ canh giữ viên ngọc. Con nhện chăng tơ trên mặt nước hồ và bắt giữ tất cả những ai đến gần.

 

Chàng Nhân chăm chú lắng nghe. Ông cụ thông thái ngừng lời một lát rồi nói tiếp:

- Người nào muốn xuống được đáy hồ, trước hết phải qua một quả đồi có hoa độc để đoạt mũi kim vàng của ong vò vẽ chúa. Chỉ có vũ khí ấy mới giết được con nhện đen. Đó là một hành trình khó khăn và cực kỳ gian khổ. Nhiều kẻ táo tợn thử sức đã phải bỏ mình.

- Con muốn thử xem. Ra sao thì ra! Chàng Nhân quả quyết. Chàng cảm tạ ông cụ thông thái và lên đường.

Chàng lang thang rất lâu qua những xứ sở hoang vu, cuối cùng đến một khu rừng. Rừng như muốn nuốt chửng kẻ không mời, con đường như vô tận. Chàng đang sải bước mải miết trong khu rừng chẳng mấy niềm nở ấy thì đột nhiên khung cảnh yên lặng bị xé toạc bởi một tiếng rên la. Chàng Nhân ngoái lại thấy một con diều hâu đang quắp trong móng của nó một con quạ con, cố lôi ra khỏi tổ.

- Hãy để con chim non được yên! Chàng Nhân quát, nhặt một viên sỏi ném con diều hâu. Con chim bắt mồi buông con quạ con, bay lảng ra xa.

- Quạ, quạ, cảm ơn chàng Nhân. Chàng đã cứu con tôi, quạ bố kêu “quạ quạ” trên đầu chàng, khi nào chàng cần đến sự giúp đỡ của tôi, chỉ cần nhớ đến tôi.

 

“Làm thế nào một con quạ có thể đến giúp mình?” chàng Nhân nghĩ thầm, nhưng chàng không trả lời mà cứ tiếp tục đi. Chàng đi rất lâu, cuối cùng cánh rừng trở nên thưa thớt. Đến bìa rừng, chàng thấy mình ở chân một quả núi lớn, đỉnh núi phẳng như mặt bàn. Muốn lên đến đỉnh phải men theo một con đường mòn cheo leo, khúc khuỷu, mất hút giữa những bụi gai rậm rạp. Chàng Nhân theo con đường mòn ấy lên đỉnh núi, mặc cho đá răm làm đau chân, cỏ sắc cứa nát tay, suốt ba ngày ba đêm leo núi! Cuối cùng chàng lên tới đỉnh. Trước mắt chàng cả một vùng rộng phủ đầy hoa độc. Chính giữa sừng sững một thân cây già rỗng ruột, trên cành cao nhất lủng lẳng một tổ ong vò vẽ.

“Làm sao lên đó được?” Chàng Nhân chán nản. Chàng quan sát lũ ong vò vẽ như những đám mây vù vù xung quanh cái tổ và trên khắp cánh đồng hoa. “Ôi! quạ ơi, quạ! Giá mà ngươi có thể đến giúp ta!” Chàng lẩm bẩm. Vừa dứt lời thì bầu trời tối sầm, bên trên quả đồi hoa độc hàng ngàn con quạ vừa lượn vòng vừa kêu quạ quạ.

- Quạ, quạ! Tôi và toàn gia đình đến cứu chàng đây, con quạ đen có con được chàng Nhân cứu kêu lên. Trong lúc nó kêu thế, từng đàn quạ đen khác lũ lượt bay đến từ bốn phương trời. Mỗi con ngậm trong mỏ một nhánh cỏ khô đặt quanh thân cây rỗng.

 

- Quạ, quạ! Chàng Nhân, đánh lửa đi! Quạ đen kêu. Chàng Nhân lấy hai viên đá lửa đập vào nhau hồi lâu cho đến khi bật ra một tia lửa nhỏ bén vào cỏ khô thành một đống rấm lửa, tỏa khói dày đặc xung quanh cái cây. Lũ ong vò vẽ tán loạn bay tháo thân, lát sau không còn dấu vết một con nào. Chàng Nhân lại gần thân cây rỗng, trèo lên tổ ong. Nhưng chưa bắt được ong chúa thì nó đã điên cuồng chạy trốn.

- Quạ, quạ! Quạ đen lại lên tiếng. Đừng lo, tôi sẽ bắt nó giúp chàng! Con quạ rượt đuổi ong chúa đang vừa bay xập xòe vừa quẫn chí vo vo như điên. Cuối cùng quạ ta cũng bắt được con này, cặp trong mỏ đem đến cho chàng Nhân. Chàng trai bẻ mũi kim vàng của ong chúa, gói cẩn thận trong chiếc mùi soa. Chàng chân thành cảm ơn quạ và hai người bạn nói lời tạm biệt.

- Chúc thắng lợi sứ mạng của chàng! Con quạ chúc và sải cánh bay theo đàn.

Chàng Nhân tiến về phía Núi Ngọc. Trên đường chàng đi, không biết đã bao lần mặt trăng lặn rồi lại mọc trên bầu trời.

Hơn chín lần chàng trai suýt chết đuối khi vượt qua những dòng sông hung hãn, hơn chín lần chàng phải băng qua những vực sâu hun hút đến chóng mặt, nhưng rốt cục chàng cũng tới được chân Núi Ngọc. Bởi mặt trời không đủ sức nóng sưởi ấm cho một quả núi lớn đến vậy nên ở đây khí lạnh thấu xương. Càng leo lên cao, trời càng tối và lạnh. Cuối cùng chàng chìm trong bóng tối dày đặc, và trong bóng tối ấy, hồ trên núi trải rộng mênh mông.

 

Mọi vật phẳng lặng như chết trên mặt hồ, chỉ tít cao, bên kia những vách đá, là có thể đoán được một mảnh trời không với tới.

Mặt hồ phẳng lặng như bị bỏ bùa, duy ở giữa hồ có những bong bóng nước lần lượt sủi lên rồi vỡ tan.

“Chắc chắn lối dẫn xuống đáy hồ phải qua đây”, chàng Nhân phỏng đoán và cúi xuống nước thăm dò, tim chàng thắt lại.

Dưới đáy hồ, cặp mắt mở to, lờ đờ của một con nhện đen khổng lồ đang quan sát chàng, nó từ từ chuẩn bị những cái chân dài chực lao vào tấn công. Chàng Nhân cởi vội nút thắt trên chiếc mùi soa, nhưng chưa kịp chuẩn bị mũi kim vàng của ong chúa thì con nhện đã đảo cặp mắt lồi, lờ đờ nổi lên mặt nước và lao vào con mồi.

Một cuộc giao tranh không cân sức diễn ra. Con nhện bọc xoắn lấy chàng Nhân trong tơ lưới của nó. Đúng lúc nó sắp vồ chàng mang đi thì vô ý đâm phải mũi kim vàng, lập tức nó nhả con mồi, quằn quại trong cơn giãy chết và cuối cùng quay lơ chìm nghỉm trong nước hồ. Trong lúc nó rơi xuống đáy hồ, sợi tơ của nó giở tung ra phía sau. Chàng Nhân gỡ được dây trói liền để ý ngay đến sợi tơ nhện này, chàng nắm sợi tơ và lôi tuột xuống đáy hồ. Càng xuống sâu, nước càng lạnh. Người anh hùng của chúng ta có cảm tưởng không bao giờ tới được đáy hồ, chàng đã nghĩ đến việc phải ngoi lên mặt nước, nhưng đúng lúc đó chân chàng chạm đáy. Trong bóng tối, những tia sáng rực rỡ thu hút sự chú ý của chàng. Đó là viên ngọc lục bảo. Chàng Nhân vội vàng cào cát lạnh lấy viên ngọc, nhưng viên ngọc lạnh quá không thể cầm trong bàn tay tê cóng. Sợ đánh rơi mất, chàng bỏ vào miệng và nhanh chóng ngoi lên.

 

Ra khỏi hồ nước, chàng kiệt sức nằm sõng soài trên cát. Chàng ngủ thiếp đi rất lâu. Tỉnh dậy, chàng muốn rửa mặt cho mát bèn cúi xuống hồ. Trông thấy bóng mình phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng như gương, chàng sững sờ kinh ngạc nhận ra mình đã thay đổi hoàn toàn! Không còn là chàng - chàng Nhân - nữa, mà là một thần nước khổng lồ, hùng mạnh, miệng phun ra những dòng suối.

Chàng vội vã quay trở về làng. Bằng bước chân của người khổng lồ, chàng băng qua vực sâu, vượt qua núi cao, ở đâu chàng đi qua thì ở đấy những dòng nước tuôn trào. Trong vết chân của chàng, cỏ xanh mọc lên, những cánh đồng khô hạn lại cho mùa màng bội thu.

Về đến làng quê, chàng kiệt sức ngã soài ra đất. Từ thân mình khổng lồ của chàng một luồng nước phun trào ngập đầy một hồ lớn. Dân chúng khắp nơi đổ đến chiêm ngưỡng cảnh tượng. Bao nhiêu là nước, thật kỳ ảo! Rồi họ bắt tay vào đào những con mương để dẫn nước hồ ra toàn vùng.

Từ đó, xứ sở ấy không còn sợ những ngọn lửa nhỏ của sao chổi nữa.

6
1 tháng 1 2017

hay tuyệtyeu

20 tháng 12 2016

bố rảnh hỉ

 

Trai tài gái xức:Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ...
Đọc tiếp

Trai tài gái xức:

Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ lạ.

Xưa kia, sinh sống trong vùng này có một thiếu nữ xinh đẹp và một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Thiếu nữ tên là Sao mai. Nàng có gương mặt đẹp mê hồn và tươi mát như sương mai, giọng nói ngọt ngào, vuốt ve như lông chim nhỏ. Khi bầu trời đầy mây đen, tiếng hát của nàng gọi ánh nắng mặt trời, khi mặt đất màn đêm buông xuống, tiếng hát của nàng gọi các vì sao và mặt trăng. Ai nghe được tiếng hát ấy lập tức quên hết muộn phiền.

Chàng trai tên là Họa mi. Đó là một chàng trai có trái tim trong trẻo như pha lê. Trên khuôn mặt cao quý đôi mắt chàng ngời sáng như kim cương. Mỗi khi chàng nâng cây sáo lên môi, chim chóc ngừng tiếng hót và con người lặng đi như bị mê hoặc. Sao mai và Họa mi yêu nhau và không thể sống thiếu nhau. ở đâu người ta nghe thấy tiếng sáo của Họa mi thì tức khắc ở đó cất lên tiếng hát êm ái của Sao mai.

Một mùa hè nọ, đại hạn giáng xuống vùng. Cây cối vàng võ, héo khô, ngoài đồng các mô đất rắn lại như đá; các giếng nước may lắm chỉ còn mươi giọt.

“Chúng ta sẽ làm gì đây?” Mọi người hỏi nhau. “Hạn hán kiểu này, chúng ta sẽ không tài nào sống sót.”

Lần đầu tiên, tiếng sáo lảnh lót ngưng bặt và giọng hát dịu êm của người con gái tắt lịm. Một ngày nọ, Sao mai và Họa mi cùng nhau lên núi lấy cỏ thuốc, như họ vẫn thường làm.

 

Dưới chân họ, những thửa ruộng cằn cỗi úa vàng, đất đai nứt nẻ khát cháy! Cảnh làng mạc tang thương khiến Sao mai và Họa mi se lòng.

- Sao mai yêu quý, chúng mình thử đào một cái giếng xem sao?

Sao mai gật đầu đồng ý và đôi trai gái bắt tay vào việc. Từng nhát, từng nhát cuốc bổ xuống đất rắn như đá cuội. Họ đào, đào mãi - và đã đào được một cái hố tròn khá lớn - bỗng nhiên, hấp! Từ dưới hố nhảy lên một con ếch vàng, cổ quấn ruy-băng xanh.

- Đây là vương quốc của ta, con ếch tuyên bố, không được đào ở đây! Nếu các người nghe lời ta, ta sẽ nói cho mà biết các người có thể tìm thấy nước ở đâu. Dưới chân núi Mây kia có một khối đá lớn, trong kẽ nứt của khối đá ấy có mọc một cây gai. Nếu các người có thể theo những nhánh rễ gai của cây ấy mà trèo lên đỉnh núi, các người sẽ thấy trên cao một cụ già bận đồ len có bộ râu dài trắng như cước và mái tóc dài bù xù. Cụ già đợi người đến giúp cụ bện mớ tóc dài thành hai bím. Khi nào các người xong việc, cụ già sẽ hỏi các người muốn được thưởng gì. Hãy nói rằng các người chỉ cần nước. Nếu ngay cả cụ ấy cũng không giúp gì được các người, ta không biết còn ai khác có thể! Con ếch vàng vừa nói xong mấy lời trên thì - hấp - nó biến mất dưới lòng hố, như thể đất đã nuốt chửng nó vậy.

 

Nhanh như gió, Sao mai và Họa mi chạy về phía núi Mây.

Đến chân núi, họ sững sờ tuyệt vọng. Núi cao sừng sững, uy nghi và câm lặng, không có đường lên. Trước mặt Sao mai và Họa mi là vách đá dựng đứng, trơn tuột, không có lấy một gờ nhỏ họa may đặt chân vừa. Họ chạy đến chân vách đá, tuyệt vọng tìm một lối leo lên. Chợt họ nhìn thấy một khối đá khổng lồ ngay trước mặt, trong các kẽ nứt của nó mọc ra một cây gai, cây bò lên rất cao, đến ngút tầm mắt, đến tận đỉnh Núi Mây.

- Chúng ta sẽ không bao giờ lên trên ấy được, Sao mai thở dài nhìn những nhánh rễ đầy gai nhọn như muôn vàn mũi kim.

- Đừng sợ! Ôm lấy anh. Anh sẽ trèo. Hãy ôm thật chặt!

Sao mai vòng tay ôm ngang lưng Họa mi. Chàng trai trèo dọc theo đám rễ tua tủa gai, hướng về phía đỉnh núi Mây. Gai nhọn cắm sâu vào hai bàn tay anh, nhưng Họa mi coi thường đau đớn thể xác.

Trèo như thế không biết bao lâu, đến khi kiệt sức, Họa mi và người yêu cũng tới được đỉnh núi. Họ thấy một cụ già mái tóc bạc phơ vội vã bước lại gần. Bộ râu của cụ dài chấm hông, mớ tóc cụ rối tung rủ xuống tận chân, quét đất.

 

- Thật tốt là các cháu đã đến, cụ già hồ hởi. Ngày nào ta cũng chờ có ai đó đến giúp ta bện mớ tóc này.

- Chúng cháu rất sẵn lòng giúp ông, thưa ông, Họa mi đáp. Hai bạn trẻ bắt tay ngay vào việc. Tay họ tê cứng vì tết tóc quá lâu. Nhưng cuối cùng ông lão cũng có được hai bím tóc lấp lánh ánh bạc thay vì mớ tóc rối bù dài quét đất.

Cụ già rất hài lòng, hỏi:

- Các cháu muốn ta thưởng gì? Ta sẽ thực hiện ước nguyện của các cháu, dù nó là gì đi nữa.

- Thưa ông, Họa mi đáp, chúng cháu chỉ khao khát một điều: ông cho chúng cháu nước! Đại hạn làm điêu đứng vùng quê của chúng cháu, lúa mì chết khô, cỏ úa vàng, con người thì chết khát.

- Được, các cháu có thể có nước, ông già trả lời. Ông sẽ giúp các cháu, nhưng ông không biết các cháu có đủ can đảm không.

- Hãy nói cho chúng cháu biết chúng cháu phải làm gì, chúng cháu không sợ gì cả, Họa mi và Sao mai cùng đồng thanh.

Cụ già lấy từ trong tai trái ra một viên ngọc đen lấp lánh, và giải thích:

- Cầm lấy viên ngọc này và quay về thung lũng. ở đó, đến nơi nào các cháu chọn, một trong hai cháu phải nuốt viên ngọc. Ngay khi nuốt viên ngọc, cháu đó sẽ biến thành một khối đá, nơi chân khối đá sẽ tuôn ra một nguồn nước không bao giờ cạn cứu đồng bào của các cháu. Bây giờ, vĩnh biệt các cháu, nếu ngày nào đó còn cần đến ta, các cháu chỉ cần đập nhẹ vào vách đá của núi Mây ba cái.

 

Sao mai và Họa mi nhìn nhau, rất buồn vì sắp phải xa nhau. Nhưng ý nghĩ về nỗi khổ của mọi người cho họ lòng can đảm. Lặng lẽ, cả hai chìa tay ra nhận viên ngọc đen, nhưng Họa mi nhanh tay hơn. Anh cầm lấy viên ngọc, giấu dưới áo.

- Bây giờ các cháu đi đi, cụ già nói, đoạn đưa cho mỗi người một bím tóc bạc, Sao mai và Họa mi nắm lấy mỗi người một đầu. Tức khắc, hai bím tóc rít lên trong không trung, nhằm thẳng hướng chân vách đá. Thế gian quay đảo quanh hai bạn trẻ, gió ù ù bên tai, nhưng chưa kịp sợ thì chân họ đã chạm nền đất cứng dưới chân Núi Mây. Chưa hết bàng hoàng thì hai bím tóc đã bay ngược trở lên và mất hút trong tầng cao.

Họa mi lấy viên ngọc đen từ trong áo ra. Nước mắt lưng tròng, họ nhìn nhau hồi lâu.

- Đưa cho em, Sao mai dịu dàng nói.

- Không, Họa mi đáp. Hai người giành nhau viên ngọc, nhưng Họa mi giữ được. Anh bỏ nhanh vào miệng, Sao mai bất lực nhìn người bạn thủy chung biến thành một khối đá câm lặng. Và rồi, kỳ diệu làm sao, từ chân khối đá tuôn ra một dòng nước trong mát.

 

- Họa mi, Họa mi, không có anh em sẽ ra sao? Sao mai than khóc, ghì chặt trong tay khối đá giá lạnh. Nước mắt của nàng chẳng ích gì, khối đá không thể trả lời. Nàng ngồi dưới chân khối đá, gục đầu trong vòng tay, chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: Làm sao cũng biến mình thành một khối đá. Chợt một ý nghĩ thoáng qua. Nàng đứng bật dậy, chạy nhanh đến vách núi, đập nhẹ ba cái. Có tiếng động từ trên cao: Hai bím tóc bạc rơi xuống cạnh thiếu nữ. Nàng nắm lấy, trèo lên, trèo lên mãi cho đến khi tới đỉnh vách núi cao.

- Tại sao cháu trở lại, cháu gái của ta? Cụ già âu yếm hỏi.

- Thưa ông, Sao mai nói, ông hãy nhìn vùng đất chết khát khốn khổ kia, chỉ một nguồn nước thôi không đủ tưới mát cho nó. Cháu van ông, ông cho cháu một viên ngọc nữa, để cháu cũng hóa đá, dưới chân khối đá cũng phun ra một nguồn nước không bao giờ cạn.

Cụ già do dự một lát, rồi rưng rưng cảm động, cụ trả lời:

- Ta sẽ cho cháu viên ngọc này để cháu được toại nguyện, Sao mai ạ. Dứt lời cụ đưa tay lên tai phải và lấy ra một viên ngọc trắng lấp lánh đưa cho thiếu nữ.

 

Sao mai cảm ơn ông cụ, đoạn nắm lấy một bên bím tóc, nghe không trung rít lên quanh mình và, hầu như không biết bằng cách nào, lại trở về chân vách núi, ngay cạnh nơi sừng sững khối đá Họa mi đã hóa thân.

- Không bao giờ em rời xa anh nữa, chúng mình sẽ vĩnh viễn bên nhau, Sao mai xinh đẹp âu yếm thầm thì. Dứt lời nàng bỏ viên ngọc trắng vào miệng. Tức thì, nàng hóa đá. ở nơi trước đây chỉ có một khối đá, nay hóa hai kề cận bên nhau, tựa vào nhau, im lặng ngắm nhìn cảnh vật trải ra dưới chân. Bên dưới mỗi khối đá tuôn trào một nguồn nước mảnh mai, trong veo, tiếng hát ca của nguồn nước này tựa hồ tiếng hát của Sao mai xinh đẹp, tiếng reo vang của nguồn nước kia giống như tiếng sáo quyến rũ của Họa mi.

Và kìa! Bất kể nơi đâu hai dòng nước chảy qua, cỏ trở lại xanh tươi, cây lúa vươn mình sống dậy, toàn bộ đất đai hồi sinh.

- Nước! Nước! Mọi người reo lên vui sướng, ai nấy ùa ra khỏi nhà, lăn ra đất, náo nức uống những ngụm nước mát đầu tiên.

“Nước này ở đâu ra nhỉ?” Người ta hỏi nhau.

- Không ai có cảm giác, một người chợt lên tiếng, trong thứ nước này có vang lên tiếng sáo của Họa mi và giọng hát của Sao mai sao?

 

Mọi người lắng tai nghe, và quả nhiên, trong tiếng sáo ngân nga có chen lẫn âm vang của giọng hát quen thuộc.

- Họ đâu rồi nhỉ, Họa mi và Sao mai ấy? Một người khác thắc mắc. Dân chúng lo ngại. Chuyện gì đã xảy đến với họ? Cả vùng đổ đi tìm hai kẻ mất tích. Họ theo hai dòng nước nhỏ, ngược lên hai khối đá giống hai hình người, trước đây không hề có. Tất cả sững sờ kinh ngạc. Từ một trong hai khối đá cặp mắt long lanh của Họa mi nhìn họ và từ khối đá kia nụ cười không bao giờ tắt của Sao mai xinh đẹp. Dân chúng đau lòng trước cảnh hai bạn tình hóa đá. Từ ngày đó không ai còn được gặp thiếu nữ xinh đẹp và chàng trai khôi ngô tuấn tú, chỉ có hai nguồn nước tuôn trào dưới chân hai khối đá gợi lại kỷ niệm về họ. Hai nguồn nước không bao giờ cạn, như tiếng sáo của Họa mi và giọng hát dịu êm của Sao mai không bao giờ rời bỏ vùng đất thân yêu.


khocroikhocroikhocroikhocroi

3
1 tháng 1 2017

hay mà cảm động quákhocroikhocroikhocroikhocroi

11 tháng 1 2017

chuyện rất cảm động và cũng hay vô cùng. mà bạn là trai chuyên văn hả? hâm mộ quá!yeu