Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc và luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.
1.Ét-môn-đô-tơ A-mi-xi
2. Phương thức biểu cảm : trực tiếp
3. BPTT: so sánh
- Tác dụng: Nhằm nói lên tình yêu thương con của người mẹ thật cao cả, đong đầy, ko có j đánh đổi đc, có thể hi sinh bản thân mk vì con,..
- Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:
- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
1.Tác giả là Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
2.Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
3. Biện pháp tu từ là so sánh.Tác dụng: đề cao vai trò của người mẹ vô cùng quan trọng trong gia đình, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm yêu thương lớn nhất đối với mỗi con người
1. Tác giả là người bố gửi cho con gái mình.
2. Phương thức biểu đạt : Thư từ và biểu cảm .
* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'.
- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực
+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.
- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.
+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.
+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.
- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.
+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.
* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:
- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.
- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.
+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.
+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "
- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.
Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".
- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.
Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian | Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” | Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” | |
Ý kiến | Đề cao trí tuệ của nhân dân | - Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình - Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc | Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc |
Lí lẽ và bằng chứng | - Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. + Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời - Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ + Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí - Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình. + Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng” | + Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục + Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất. Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở + Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài + Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn + Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó + Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng
| - Chi tiết chiếc lá cuối cùng + Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh - Kết thúc bất ngờ + Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng + Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào |
Mục đích viết | Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh | bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen | Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng |
Nội dung chính | Khẳng định trí thông minh của nhân dân | Khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen | Khẳng định sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ |
– Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn ba rất chặt chẽ và lô gic. Tác giả đã cùng đưa hai thử thách thứ hai và thứ ba vào để bình luận vì cả hai thử thách này đều do nhà vua đưa ra.
– Cách triển khai này có tác dụng xác lập một tư tưởng về sự nới lỏng các quan niệm phong kiến về các tầng lớp trong xã hội thông qua hai thử thách này
Những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc:
- Giống nhau: Đều lần lượt triển khai nội dung theo trình tự: đưa ra ý kiến, sau đó là lí lẽ và bằng chứng.
- Khác nhau: Bằng chứng trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc cũng có thể xem là lí lẽ.
Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn rất mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.
- Ở đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại. Theo đó, người thành công thì đi tìm cái sai, cái lỗi của bản thân còn người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh để biện minh. Tác giả đồng quan điểm với người thành công bởi lí lẽ được tác giả đưa ra là dù thành công hay thất bại thì chính mình là người đã quyết định, hành xử trong mọi tình huống do đó mình phải biết chịu trách nhiệm về những hành động đó. Tự chịu trách nhiệm, tự nhìn lại bản thân sau những sai lầm, thất bại mới có cơ hội sửa mình và cũng có thể khoan dung với người khác để mối quan hệ tốt đẹp hơn.
- Ở đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ. Người có tinh thần cầu tiến luôn biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành động và kết quả mà mình nhận được. Tác giả dẫn chứng câu nói của cổ nhân “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” và câu nói nổi tiếng của Không Tử: “Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác” để làm minh chứng cho lí lẽ của mình.
- Ở đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân, thì trách nhiệm cá nhân nhân được trút sạch lên bất kỳ ai hay sự việc nào liên quan. Tác giả cũng cho rằng không dám nhìn nhận bản thân là một sự sai lầm khi mà sự thật dù có tệ hại như thế nào thì nó vẫn tồn tại và không có lời biện minh hùng hồn nào có thể thay đổi nó. Do đó, tác giả cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình, hành động của chính mình để kiểm điểm bản thân mình trước thay vì biện minh hay trách cứ người khác. Có như vậy bản thân mình mới tiến bộ không ngừng.