Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Khái quát
Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng ( giáp Lào, Campuchia, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam trung Bộ), gồm 5 tỉnh (KomTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) với diện tích 54,7 nghìn km mét vuông, dân số gần 4,9 triệu người (năm 2006)
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi :
- Địa hình cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, đất bazan, thích hợp cho việc phát triển rừng
- Độ che phủ rừng lớn nhất so với các vùng khác (đạt 54.8% năm 2006) có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến,.)
- Tiềm năng thủy điện lớn( chỉ sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), chủ yếu tập trung trên sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai
* Khó khăn :
Diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ bị giảm sút do cháy rừng, đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm bị hạ thấp về mùa khô
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi : Đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước , sự hình thành các lâm trường và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trong vùng
- Khó khăn
+ Thưa dân, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và lao động có tay nghế thiếu, trình độ dân trí và mức sống của nhân dân còn thấp
+ Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu
* Giải thích:
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm số 1
ở nước ta vì ngành này có thế mạnh lâu dài, có nguồn nguyên liệu phong phú và sẵn có ở trong nước có khả năng thu hút nhiều
nguồn lao động dư thừa thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đạt hiệu quả kinh tế cao và khi phát triển thì sẽ kích thích nhiều
ngành khác phát triển theo.
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành khá đa dạng và thể hiện như sau:
+ Trong cơ cấu ngành gồm nhiều nhóm ngành trước hết là gồm các ngành chế biến các sản phẩm trồng trọt như xay sát gạo,
chế biến đường, mía, cà phê, cao su...
+ Nhóm ngành chế biến sản phẩm công nghiệp như chế biến thịt, sữa, thức ăn gia súc.
+ Nhóm ngành chế biến gỗ, lâm sản như cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ gỗ, sản xuất bột giấy.
+ Nhóm các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản như chế biến cá hộp, sản xuất bột cá làm nước nước, tôm cá đông
lạnh..
+ Gồm các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước ngọt, bánh kẹo...
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành rất đa dạng.
* Các nguồn lực tự nhiên - xã hội - kinh tế ở nước ta để phát triển các ngành nông - lâm - thuỷ hải sản.
- Các nguồn lực tự nhiên.
Thuận lợi:
+ Do nước ta nằm trong vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu cho nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên
nhiệt đới nóng, nắng và có nền nhiệt bức xạ cao. Trước hết rất thuận lợi nhiều nguồn nông lâm thuỷ hải sản nhiệt đới, thúc đẩy
nhiều ngành công nghiệp chế biến phát triển.
+ T/nhiên nước ta gồm có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa sâu sắc theo mùa, theo Bắc - Nam, theo độ cao, có nguồn
nước tưới phong phú, có tài nguyên đất đai đa dạng về loại hình. (Nhiều loại đất Feralit, đất phù sa) là môi trường cho phép sản xuất
nhiều nguồn nguyên liệu nông, lâm, hải sản, đặc sản như lúa, mía, lạc, cà phê, cao su... chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy nhiều
ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp phát triển mạnh.
+ Đất đai nước ta tuy nhỏ hẹp nhưng lại có 3/4 đất đai là đồi núi trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi và nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn rất tốt với nuôi bò sữa bò thịt nổi tiếng như Cao nguyên Mộc Châu, Đức Trọng. Đb có
vùng gò đồi trước núi miền Trung rất thuận lợi để xản xuất với qui mô đàn bò 3,3 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con là nguồn nguyên
liệu thịt sữa thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
+ Nước ta có 450 ngàn ha đầm phá cửa sông với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 1 triệu tấn năm trong đó riêng đồng
bằng sông Cửu Long xuất khẩu hơn 10 vạn tấn/năm. Chính đó là nguyên liệu thúc đẩy chế biến thuỷ sản tôm, cá đông lạnh phát
triển nhanh.
+ Nước ta có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản từ 3 ® 3,5 tấn/năm với sản lượng đánh bắt hải sản hiện nay đã đạt được
50, 60 ngàn tấn tôm mực chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến hải sản như làm cá hộp, chế biến nước nắm...
+ Ngành công nghiệp gia súc, gia cầm khá phát triển với sản lượng thịt gia súc 1,2 triệu tấn/năm trong đó 3/4 là thịt lợn
chính là cơ sở phát triển công nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu.
Khó khăn:
+ Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệp nhiều thiên tai... đã làm cho năng suất và sản
lượng các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh, chất lượng thấp
+ Tài nguyên môi trường nước ta nhiều năm qua đã được khai thác sử dụng bừa bãi hiện nay đang cạn kiệt, suy thoái nhanh
làm giảm nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ hải sản.
* Các nguồn lực kinh tế - xã hội.
Thuận lợi :
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào vừa là động lực chính để thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển vừa là thị trường tiêu
thụ lớn những sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản. Mặt khác nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất và chế biến những sản phẩm nông lâm thuỷ hải sản nên ngày nay năng suất nguyên liệu và chất lượng sản
phẩm chế biến liên tục được nâng cao.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Trước hết là xây dựng được nhiều vùng chuyên canh lương thực
thực phẩm cây công nghiệp, nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến như xay xát gạo, đường, mía, cà phê, cao su... Chính là
những thị trường để kích thích sản xuất các nguồn nguyên liệu phát triển đồng thời có thể sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng và
xuất khẩu có giá trị.
+ Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách hợp với lòng dân, kích thích sản xuất
phát triển như chính sách khoàn 10, thu mua nông sản và giá khuyến nông và đặc biệt là chính sách mở rộng thị trường xuất, nhập
khẩu.
Khó khăn:
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề của người lao động Việt Nam vẫn còn hạn chế nên năng suất và sản lượng các
ngành công nghiệp chưa cao, chất lượng các sản phẩm chế biến chưa tốt, làm giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Kỹ thuật chế biến lạc hậu, phương tiện già cỗi, cũ kỹ, đổi mới chưa kịp cũng là nhân tố làm giảm năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm chế biến.
+ Đảng và Nhà nước đổi mới chậm với duy trì cơ chế bao cấp mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp quá lâu, nên làm giảm tốc
độ tăng trưởng của các ngành nông lâm thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến.
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong khi rừng của nhiều vùng nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt, thì ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gu mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…). Vào thời gian đó, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của nước ta.
Tuy nhiên, sự suy giảm tài nguyên rừng đã khiến sản lượng khai thác gỗ hằng năm không ngừng giảm, từ 600-700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200-300 nghìn m3/năm.
Hình 37.2. Các bậc thang thủy điện trên Tây Nguyên
Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô. Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
- Tài nguyên rừng giàu có ( độ che phủ lớn, nhiều rừng gỗ quý)
- Do suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ hàng năm không ngừng giảm. Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng gây nhiều hậu quả xấu về kinh tế và môi trường
- Phần lớn gỗ khai thác đượ đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến; một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu
- Vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn phá rừng, khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới; đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng; đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương,hạn chế xuất khẩu gỗ tròn
HƯỚNG DẪN
a) Đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm
− Thuận lợi
+ Đất badan có diện tích lớn, giàu chất dinh dưỡng.
+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
+ Khí hậu cận Xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.
+ Phân hóa theo độ cao.
− Khó khăn
+ Mùa khô thiếu nước.
+ Màu mưa đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
b) Đối với việc khai thác lâm sản
− Rừng: Độ che phủ tương đối lớn.
− Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều động vật.
-Tài nguyên rừng giàu có, năm 2003, độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (36,4%). Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu,...)
-Do suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ hằng năm không ngừng giảm. Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng gây nhiều hậu quả xấu về kinh tế và môi trường
-Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến; một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu
-Vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh và đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khấu gỗ tròn
a) Khái quát
Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng (giáp Lào, Cam-pu-chia, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ), gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) với diện tích 54.475 k m 2 , dân số 4,4 triệu người (năm 2002)
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
*Thuận lợi
-Địa hình cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao, đất badan, thích hợp cho việc phát triển rừng
-Độ che phủ rừng lớn nhất so với các vùng khác (đạt 54,8% năm 2003), có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến)
-Tiềm năng thuỷ điện lớn (chỉ sau Trung du và miền núi Bắc Bộ)
-Tiềm nàng thuỷ điện chủ yếu lập trung trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai
*Khó khăn
-Diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ bị giám sút do cháy rừng
-Đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm hạ thâp về mùa khô
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
*Thuận lợi
Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự hình thành các lâm trường và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trong vùng
*Khó khăn
-Thưa dân, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và lao động có tay nghề thiếu, trình độ dân trí và mức sống của nhân dân còn thấp
-Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu