Phân tích các bộ phận in đậm trong ba ngữ liệu SGK, và nhận xét về:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2017

c, Có ai ngờ và thương, thương quá đi thôi – được tách bằng dấu ngoặc đơn cuối câu.

- Thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết với đối tượng

26 tháng 9 2017

b, Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau: bổ sung cho từ “cô độc” đứng trước

- Dấu tách các bộ phận: dấu phẩy

→ giải thích, làm rõ nghĩa cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo

31 tháng 5 2017

a, (thị suy nghĩ đến giờ mới xong): trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”

- Dấu tách biệt bộ phận: dấu ngoặc đơn

- Tác dụng của bộ phận đó: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc “Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn (tức Chí Phèo)

5 tháng 2 2018

d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy

21 tháng 8 2018

Đáp án C

6 tháng 12 2016

Tôi ngưỡng mộ tác giả Đinh Vũ Ngọc (ĐVN) từ khi nhà thơ Hương Thu (Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đọc bài thơ “MỜI” của ông trong buổi lễ Họp mặt các Chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường các tỉnh phía Nam lần đầu tiên năm 2006. Giọng thơ toát lên sự trẻ trung, khỏe khoắn. Đây là một trong những nét mới ít thấy ở thể thơ Luật Đường. Chưa biết ông trước khó có thể hình dung ra được sự “cổ lai hy” đó chính là ở một tác giả không chuyên nghiệp và đã bước vào lớp người “cổ lai hy”. Khi nhà thơ Thành Nhân, Chủ nhiệm chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường thành phố Cao Lãnh ghé chơi và đọc cho nghe bài thơ “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”, tôi hoàn toàn bị chinh phục và đã khẩn khoản nhờ anh đọc cho tôi chép lại nguyên tác và đây cũng chỉ là bài thơ thứ hai của tác giả ĐVN mà tôi vinh hạnh được đọc. Thế là tôi cứ thế mà nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại cả chục lần vẫn cứ say sưa.

 

Hãy lắng nghe tác giả mở đề:

 

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Câu “phá đề” giới thiệu trực khởi về chiếc áo quê hương mang dáng vóc dịu dàng, xinh xắn rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Câu “thừa đề” nâng cao lên, dẫn người đọc liên tưởng tới “non sông gấm vóc”. Cách mở đề thành công, mang tính truyền thống thường thấy, chưa sử dụng bất cứ nghệ thuật gì khác biệt. Điều tôi khâm phục chính là sự khéo léo của tác giả trong việc lồng ghép, lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách khái quát hết những ý chính mà bài thơ sẽ nói đến đó là: chiếc áo dài quê hương, phù hợp với vẻ đẹp hình thể kết hợp với nét thùy mị, duyên dáng, nết na, thanh thoát của chị em phụ nữ Việt Nam, không những chỉ mang phong thái cốt cách văn hóa của người Việt Nam mà còn nhắc nhở mỗi người về tình yêu đất nước.

 

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Cặp câu “thực” cũng là một sự thăng hoa hoa của cảm hứng nghệ thuật. Hai câu giống như hai vết kéo của người thợ may, đã cắt xong hai vạt áo; giống như hai nét sổ của người họa sĩ, vừa chấm phá nét phác thảo bản họa đồ đất nước; giống như những tiết tấu mở đầu hai dòng nhạc hứa hẹn cho những giai điệu du dương. Chỉ hai câu thôi cũng đã thấy biển bạc, rừng vàng, thấy cả dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ hai câu mà thấy hiện lên cả âm thanh, màu sắc. Ta tưởng như nghe tiếng sóng vỗ dạt dào. Ta tưởng như thấy trăm hoa đua nở. Tác giả không ngần ngại việc sử dụng “điệp tự”. Chữ “” níu từ câu “phá” được lặp lại hai lần trong cặp “thực” không hề phá vỡ bố cục mà càng làm cho tứ thơ liền lạc, dẫn người đọc phải đọc tiếp, chiêm ngưỡng tiếp. Đọc tới đây ta có cảm giác như đang trong chuyến hành hương tìm về cội nguồn, vừa lắng nghe chăm chú, vừa nhìn theo cánh tay chỉ, vừa khâm phục sự am tường của người hướng dẫn viên du lịch.

 

Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

Một “vạt áo” nhỏ nhoi, sao như lột tả cả miền Nam thân thiết. Những cánh rừng miền Đông bát ngát; những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn; những bãi biển phương Nam hiền hòa, ấm nắng; những dòng sông chở nặng phù sa; những đồng lúa bao la xanh ngắt đương thì con gái… đang vươn ra đón ngọn gió lành. Kỳ diệu hơn là “vòng eo” thắt đáy lưng ong, niềm tự hào của vẻ đẹp phụ nữ phương Đông truyền thống lại được tác giả nhuần nhị ẩn dụ vào dải đất miền Trung điệp trùng đồi núi và nổi tiếng với những eo vịnh biển đẹp tầm cỡ quốc tế, những khu du lịch sầm uất, mỗi năm níu gót hàng triệu bước chân du khách. Nghệ thuật đối ở cả hai cặp “thực” và “luận” đều rất nhuần nhuyễn. Tác giả hình như không chỉ là nhà thơ! Tác giả là họa sĩ, là kiến trúc sư? Tác giả là nhà khoa học viễn tưởng hay là một nghệ nhân điêu khắc? Không thể nào? Phải có sự phối hợp nghệ thuật hài hòa lắm giữa các bộ môn ấy mới có thể có được sự quan sát tinh tường dường ấy, sự miêu tả tinh tế dường ấy.

 

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

Đành rằng rất thích, thích đến mê đắm bài thơ này, tôi vẫn mạnh dạn chân thành phát biểu quan điểm riêng của mình là: cặp câu “kết” chưa cân xứng với tầm cỡ của bài thơ. Tác giả đã có sự khám phá khi phát hiện và lựa Hà Nội làm điểm nhấn cho “vạt trước của chiếc áo”. Tuy nhiên, “trái tim Hà Nội” có lẽ vẫn đắt hơn là “nhịp tim”. Các cụm từ “nhô gò ngực” và “thơm thịt da” dẫu rất hình tượng nhưng lại quá cụ thể đã làm giảm tính tế nhị và đánh mất chất thơ. Cụm từ “Hương lúa ba miền” thật đắt đã góp phần làm mờ nhạt bớt hạn chế nhỏ vừa kể trên.

 

Trong những năm gần đây, giới yêu thích thơ luật Đường đã có sân chơi riêng, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn, đặc biệt là từ khi Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đưởng Việt Nam ra đời và liên tục cho ra mắt các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy vậy, vẫn còn không ít người cho rằng đó là hình thức cổ điển, ngoại lai, gò bó, kém sáng tạo thì việc sáng tác, phát hiện và giới thiệu những bài thơ hay ở thể thơ này càng trở nên là một trong những việc đáng làm. Có thể những suy nghĩ của tôi chưa thật sự xác đáng, song tự đáy lòng tôi vừa rất kính trọng vừa nể phục tác giả ĐVN. Qua bài thơ của mình ông đã cho thấy “bình xưa” chưa hẳn đã xưa. Đặc biệt sự tìm tòi, ý tưởng sáng tạo đã vượt lên hẳn những bài thơ luật Đường đương thời. Tính trí tuệ được toát ra từ mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu. Đúng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ hay nhất về chiếc áo dài Việt Nam mà tôi đã từng đọc! Chúc tác giả ĐVN khỏe mạnh, sống lâu và say mê sáng tác để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến bạn yêu thơ cả nước.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

12 tháng 12 2016


Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đinh Vũ Ngọc

Các đồng chí đã quen thuộc với hình ảnh của những nữ quân nhân với các bộ quân phục trông mạnh mẽ, gọn gàng thể hiện nét đẹp chính quy. Nhưng chúng tôi cũng muốn thể hiện mình thướt tha trong bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đến với hội thi hôm nay, các nữ quân nhân đơn vị rất phấn khởi và tự tin trong tà áo làm nên nét đẹp quê hương mình…
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam .
"Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay"
BíchLan
Chiếc áo dài và chiếc nón là trang phục làm nổi bật và tăng thêm nét duyên dáng, e ấp, dịu dàng, trang nhã, đài các, kiêu sa ... của người phụ nữ Việt. Áo dài như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ . Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực


Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều thanh lịch cho người phụ nữ.
Đã hàng thế kỉ trôi qua, trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt,
Văn hóa áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều tiếp biến, giao lưu và có đời sống lịch sử qua nhiều triều đại. Mỗi triều đại, chiếc áo dài phản ánh một sự phát triển mới về cảm quan thẩm mỹ của một đất nước đa dân tộc. Mỗi dân tộc người trên đất Việt có thể sáng tạo mãi trên chiếc áo dài của mình mà không hề lẫn lộn với các tộc người khác. Sự sáng tạo thể hiện không chỉ ở các kiểu cách, các màu sắc mà còn ở các tiết họa, kết cấu trang trí trên áo dài. Mỗi bước tiến của văn hóa, văn minh, chiếc áo dài của mỗi tộc người càng gắn liền với bản sắc dân tộc - hiện đại hơn
Chiếc áo dài là thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chiếc áo dài Việt đã từng được trần bông để mặc trong lúc hàn giá, đã từng được may bằng lụa mỏng để mặc trong những ngày nóng nực. Mùa Xuân, mùa Thu, chiếc áo dài Việt có thể được may bằng những chất liệu phù hợp với thời tiết.
Đời sống thẩm mỹ phong phú của chiếc áo dài Việt biểu hiện tập trung ở sự thể hiện khác nhau của cái đẹp. Áo dài có thể biểu hiện trong cái đẹp kiêu sa, lộng lẫy, choáng ngợp, lại cũng có thể biểu hiện trong cái đẹp dịu dàng đoan trang thùy mị, trong cái đẹp giản dị, thường nhật. Áo dài Việt có thể đẹp khi mang lại sự ấm áp trong mùa Đông, mát mẻ trong mùa hè, dịu dàng trong mùa Xuân, kiều diễm trong mùa Thu. Những gam màu, những kiểu dáng vô tận được thể hiện thông qua chiếc áo dài Việt không chỉ tạo nguồn cảm xúc thẩm mỹ bất tận cho các nhà sáng tạo mà còn làm rung động hàng triệu trái tim về sự xuất hiện của nó trong những tình huống nhất định của cuộc sống.
Cảm xúc về chiếc áo dài Việt Nam cũng đã làm nên những ca khúc bất từ, đi vào thơ ca, phảng phất được cái riêng, cái giản dị của cuộc sống:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
Do tính đa dạng kỳ diệu trong đời sống thẩm mỹ của xã hội, chiếc áo dài có thể là hình ảnh tạo dựng về cái đẹp của người phụ nữ khi sử dụng nó. Khoác chiếc áo dài lên mình, bước ra đường phố, đến nơi công sở người phụ nữ đã tự cảm thấy mình đẹp hơn và đối diện cũng như hòa chung vào với cái đẹp khác của xã hội. Người phụ nữ mặc chiếc áo dài để nâng cao giá trị của mình và hy vọng được

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ... Cô học trò nhỏ, con gái của độc...
Đọc tiếp

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.


Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình./.

3
10 tháng 11 2016

hay quáeoeo

13 tháng 11 2016

"Ỷ Lan" là ai thế bn?!? batngo

Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?A Mang.            B. Đem.               C. Rủ.                         D. Đuổi.Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây...
Đọc tiếp

Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?

A Mang.            B. Đem.               C. Rủ.                         D. Đuổi.

Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?

A. 1                B. 2                        C. 3                  D. 4

Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:

A. “Hương thơm”.       B. “Hương thơm đậm            C. “Nếp áo”.                   D. “Nếp khăn”.

Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật.             B. Nghi vấn.             C. Cầu khiến.              D. Cảm thán.

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?

A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).

B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.

C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

2
5 tháng 6 2021

Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?

A Mang.            B. Đem.               C. Rủ.                         D. Đuổi.

Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?

A. 1                B. 2                        C. 3                  D. 4

Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:

A. “Hương thơm”.       B. “Hương thơm đậm            C. “Nếp áo”.                   D. “Nếp khăn”.

Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật.             B. Nghi vấn.             C. Cầu khiến.              D. Cảm thán.

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?

A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).

B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.

C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

5 tháng 6 2021

Trả lời :

6. D

7. D

8. B

9. A

10.C

    Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến...
Đọc tiếp

 

 

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.

Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác. Tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, có khả năng trụ vững sau bao cơn giông tố của cuốc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo.

Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau năm lần phá sản. Bất chấp số phận, Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người noi theo…

Niềm tin vào bản thân là nội lực thúc đẩy thái độ tích cực, dẫn dắt chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Thành công không bao giờ đến với những ai yếu đuối và có thái độ buông xuôi.

          ( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NxbTổng hợp TP.Hồ Chí Minh năm 2008, tr14)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:"Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó."

Câu 3. Theo anh/ chị, việc đưa ra dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney Helen Keller có tác dụng gì?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác hay không? Vì sao?

 Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống.

41
19 tháng 8 2021

mày đừng so sánh tao với nó\n_vì nó là chó còn tao là người\n_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó\n_vì cả mày và nó đều chó như nhau

19 tháng 8 2021

Phần I 

Câu 1:

Văn bản tập trung vào vấn đề nghị luận bàn về niềm tin vào bản thân, nỗ lực phấn đấu không bỏ cuộc để vượt qua những khó khăn, thác ghềnh bằng tự lực để chinh phục thành công.

Câu 2:

Biện pháp ẩn dụ:"thác ghềnh, chông gai trên đường" vì tác giả so sánh những chướng ngại vật trên đường đi hàng ngày của mỗi người cũng giống như những khó khăn, gian nan trên đường đời mỗi người phải trải qua để thành công.

Câu 3:

Tác giả đưa hai dẫn chứng về Walt Disney và Helen Keller là để làm dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề cần nghị luận của mình đó là đã có những tấm gương gặp muôn vàn khó khăn trắc trở trong cuộc sống nhưng họ không buông xuôi hay dựa dẫm vào người khác mà biết cách đứng dậy sau vấp ngã và thành công.

Câu 4:

Em đồng ý với quan điểm:"Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ là học từ người khác". Những người đi trước và câu chuyện xoay quanh sự thành bại của họ chính là những bài học quý báu cho người sau. Những con người đi trước và thành công sau 1 quá trình gian nan đó chính là những bằng chứng sống để người đời sau tin tưởng vào mình dù có trải qua bao thác ghềnh, chông gai.

Phần II

Có một câu chuyện ngụ ngôn mà hồi bé chúng ta hay được nghe kể về cuộc đua của  rùa và thỏ, con thỏ nhanh nhẹn nhưng lại tự phụ, xem thường đối thủ,tuy con rùa chậm chạp nhưng lại nỗ lực không ngừng, kết quả ai cũng biết, con rùa đã thắng con thỏ. Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của con  rùa, nó  không đầu hàng trước những thất bại. Rõ ràng, con thỏ có năng lực nhưng ý chí lại không tốt bằng con rùa, nó vẫn có thể về đến được vách đích nhưng con rùa vẫn chiến thắng nó,đó cũng là sự biểu trưng cho quyết tâm và ý chí của con rùa . Cũng có người từng nói “ Không phải đời người quá khó khăn, mà là do bạn nỗ lực chưa đủ”. Từ câu chuyện trên và câu nói trên, chúng ta có thể thấy được ý chí đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong mỗi bước tiến đến con đường thành công của mỗi con người.

Sức mạnh, trí tuệ hay thiên phú chỉ góp phần nào cho sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, nhưng hơn thế nữa quyết định chủ yếu là ở ý chí. Vậy ý chí hay sự quyết tâm là gì mà nó lại đóng góp không nhỏ vào chính cuộc đời chúng ta? Ý chí, nghị lực là ý thức, tính tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn nén sức lực, trí tuệ để đạt được tiêu chí, mục đích. Ý chí cũng là phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc phục khó khăn.Ngay từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống, bạn được giao một công việc trong nhiều ngày, nhưng bạn đã cố gắng, tập trung để hoàn thành trước thời hạn và nhận thêm một việc làm mới, từ đó năng suất làm việc, hiệu quả công việc và sự tin tưởng từ người giao việc cũng từ đó tăng theo. Chỉ từ một sự quyết tâm nhỏ ấy thôi mà cũng kéo theo được vô cùng nhiều giá trị và lợi ích không chỉ đối với bản than mà còn đối với những người xung quanh chúng ta. Ý chí như thôi thúc bản thân mỗi chúng ta, như tiếp thêm cho ta phần nào sức mạnh để ngày càng tới gần hơn mục tiêu đã đề ra. Câu chuyện được minh chứng bởi Thomas Edison – nhà phát minh tài ba của thế kỉ XX, hơn 10.000 lần thất bại để đem được ánh sáng đến với nhân loại, nếu không có ông thì dường như việc bóng đèn xuất hiện với thế giới sẽ bị đẩy lùi đi mười mấy năm, rõ ràng, chính ý chí quyết tâm của Edison đã khiến con đường của nền văn minh hiện đại của con người trở nên ngắn lại.

Ý chí giúp chúng ta toàn sức tập trung vào mục tiêu bằng cách ngăn cản các suy nghĩ không liên quan khác xảy đến. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiểu quả. Chủ tịch Hồ chí đã nói:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu nói này càng như khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sức mạnh ý chỉ và quyết tâm, đáng sợ nhất không phải là những người có tài năng thiên bẩm mà là những người có nghị lực vươn lên. Ý chí rèn luyện bản thân sự quyết đoán và nhạy bén trong mọi vấn đề cuộc sống từ đó thúc đẩy hành trình của bản thân trở nên tinh gọn. Nghị lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được giá trị cốt lõi của nó. Trái ngược với những người có ý chí là những người thờ ơ, không đủ quyết tâm, nhụt trí trước những thử thách cuộc sống. Giới trẻ bây giờ không ít người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách. Là học sinh, chúng ta cần khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách .Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.

           Nhìn chung, một lần nữa cần phải khẳng định lại giá trị của câu nói “ Ý chí tốt làm con đường ngắn lại”. Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí rất mạnh mẽ.Vậy nên việc rèn luyện và giữ vững một ý chí kiên cường luôn là điều tất yếu trên chặng đường của cuộc đời

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0