K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2018

Qua từng năm, ta có thể thấy số lượng của thóc gạo tăng lên rất nhiều, nhưng qua đó số người chết đói lại tăng lên không kém. Vậy tại sao lại có nghịch lí như vậy ? Nông dân Ấn Độ phải làm việc từ 14 đến 16 tiếng với đồng lương ít ỏi, thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Số gạo làm ra thì bị bọn thực dân Anh chuyển hết về đất nước của chúng, nhân dân không được hưởng bất kì một hạt thóc nào.

-> Cho thấy chính sách thống trị của thực dân Anh vô cùng tàn bạo, nhẫn tâm, thiếu tính người

1 tháng 5 2018
Thời gian Nội dung chính
1-9-1858 Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân anh dũng chống giặc.
17-2-1859 Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã.
24-2-1861 Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, chúng chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
10-12-1861 Tại Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
5-6-1862 Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
2-1863 Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
20-8-1864 Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
24-6-1867 Pháp chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
1867-1875 Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

23 tháng 1 2018
Bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Giai đoạn

Diễn biến chính

Nhân vật tiêu biểu

1858- 1862

- Năm 1858, khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân ta anh dũng chống Pháp, làm thất bại bước đầu âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải rút quân vào Gia Định.

- Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã, các dội dân binh chiến đấu dũng cảm, làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" cùa Pháp.

- Năm 1861, khi Đại đồn Chí Hoà thất thủ, ba tỉnh miền Đông Nam Kì bị Pháp chiếm, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.

- Nguyền Tri Phương

- Dương Bình Tâm

-Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Nguyẽn Trung Trực...

1863 - trước 1873

- 1862 - 1864, triểu đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh song phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn phát triển mạnh với các phong trào tiêu biểu như khởi nghĩa Trương Định...

-Từ năm 1867, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân tiếp tục dâng cao với nhiều hình thức : bất hợp tác, khời nghía vũ trang... Do lực lượng chênh lệch nên các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại.

- Trương Định

- Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyên Hữu Huân...

- Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kì lẩn thứ nhất, quân dân ta đã bất hợp tác với địch.

-Ngày 21-12-1873, quân dân ta đánh thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất, giết chết chỉ huy, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.

- Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.

-Ngày 19-5-1883, quân dân ta đánh tháng trận Cầu Giấy lần thứ hai, giết chết chi huy, giáng đòn nặng nề vào tinh thần quân Pháp.

- Năm 1883, khi triều đình đã đầu hàng Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm khởi nghĩa tiếp tục hình thành.

- Nguyên Tri Phương, Nguyễn Lâm

- Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phú, Hoàng Diệu

- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện...

2 tháng 4 2018

Giai cấp tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ đối với độc lập dân tộc

Địa chủ phong kiến

Kinh doanh ruộng đất, bóc lột, địa tô

Đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc.

Nông dân

Làm ruộng, đóng mọi thứ thuế

Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh.

Họ là lực lượng cách mạng đồng bào.

Công nhân

Bán sức lao động, làm thuê

Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến.

Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Tư sản

Kinh doanh công, thương nghiệp

Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX.

Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa thiệp với đế quốc.

Tiểu tư sản

Làm công, ăn lương, buôn bán nhỏ

Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nc đâu thế kỉ XX.

2 tháng 4 2018

Phần lí thuyết có đó bạnvui

16 tháng 11 2017

Trước khi đăng lên bạn nên để ý" những câu hỏi tương tự " nhé! :) .

- Mình có gửi link đó đấy! Bạn tham khảo .

16 tháng 11 2017

Giúp mình với

4/5/1919:phong trào ngũ tứ ở trung quốc
1921-1924:cách mạng nhân dân Mông Cổ dành thắng lợi
1919-1922:thắng lợi của cách mạng Thỗ Nhĩ Kì và nhà nước cộng hòa Thỗ nhĩ Kì
1926-1927:In-đô-nê-xi-a:tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của ĐCS ,sau khi bị đàn áp quần chúng ngã theo phong trào dân chủ tư sản
1901-1936:Lào:k/n Ông Kẹo và Can-ma-đam
1918-1920-1926:Cam-pu-chia:liên tiếp nỗ ra
1930-1935:Cam-pu-chia:dân chue tư sản :nhà sư a-cha-ham-chiêu
1930-1931:Xô Viết Nghệ -Tĩnh tại Việt Nam

6 tháng 11 2018

4/5/1919:phong trào ngũ tứ ở trung quốc
1921-1924:cách mạng nhân dân Mông Cổ dành thắng lợi
1919-1922:thắng lợi của cách mạng Thỗ Nhĩ Kì và nhà nước cộng hòa Thỗ nhĩ Kì
1926-1927:In-đô-nê-xi-a:tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của ĐCS ,sau khi bị đàn áp quần chúng ngã theo phong trào dân chủ tư sản
1901-1936:Lào:k/n Ông Kẹo và Can-ma-đam
1918-1920-1926:Cam-pu-chia:liên tiếp nỗ ra
1930-1935:Cam-pu-chia:dân chue tư sản :nhà sư a-cha-ham-chiêu
1930-1931:Xô Viết Nghệ -Tĩnh tại Việt Nam

28 tháng 1 2018
Thơi gian Sự kiện Kết quả
8/1566 Cách mạng Hà Lan -Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
1640-1688 cách mạng tư sản Anh - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
1775-1783 chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

- Anh công nhận nền độc lập của các thuộc địa

-Thành lập Hợp chúng quốc Mĩ

1789-1794 cách mạng tư sản Pháp - phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
1868 Minh Trị duy tân Nhật Bản chuyển sang tư bản chủ nghĩa rồi chủ nghĩa đế quốc
1871 công xã Pa ri Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền giai cấp vô sản
1911 cách mạng Tân Hợi ở trung Quốc lật đổ chế độ phong kiến
1914-1918 chiến tranh thế giới thứ nhất bản đồ thế giới được chia lại

27 tháng 11 2017

Niên đại Tên phong trào Khu vực
1-5-1919 Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc Đông Á
1919-1922 Thổ Nhĩ Kì - Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì Tây Nam Á
1921-1924 Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Đông Bắc Á
1901-1936 Lào: khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam Đông Dương
1918-1920-1926 Cam-pu-chia: phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra Đông Dương
1930-1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam Đông Dương
1930-1935 Cam-pu-chia: cách mạng dân chủ tư sản: nhà sư A-cha Ham chiêu Đông Dương
1926-1927 In-đô-nê-xi-a: tại Gia-va và Xu-ma-xtra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi bị đàn áp quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu - các nô Đông Nam Á hải đảo

27 tháng 11 2017

Nội dung chứ đâu phải tên ptrào đâu pạn

25 tháng 4 2020

Có thể làm theo bảng giúp em được không ạ.

24 tháng 4 2020

- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
Năm 1640, Quốc hội (được thành lập từ thế kỉ XIII) - gồm phần lớn là quý tộc mới, được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu : vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.
Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.
Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.

Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
Trước sức ép của quân đội và nhân dân, Crôm-oen đưa vua ra xét xử.
Ngày 30 - 1 - 1649. Sác-lơ I bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng. Nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm- oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.

Sự bất mãn của quần chúng ngày càng tăng. Vì vậy, quý tộc mới và tư sản khôi phục lại chế độ quân chủ nhưng vẫn giữ những thành quả của cách mạng. Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II)lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới

25 tháng 11 2018

Niên đại

Các sự kiện tư sản Anh thế kỉ XVII
Tháng 4 - 1640 Sác-lơ I triệu tập Quốc hội
Tháng 8 - 1642 Sác lớ I tuyên chiến với Quốc hội.
1642 - 1648 Nội chiến giữa Quốc hội với nhà vua.
Tháng 1 - 1649 Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
Năm 1653 Nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng.
Tháng 12 - 1688 Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập.

Bài 1 : Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên