Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a: tác dụng: nhấn mạnh tình cảnh bơ vơ, tan tác; tâm trạng hoang mang, sợ hãi của con người và vạn vật khi chiến tranh bất ngờ ập đến; thể hiện được nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than.
b: tác dụng: gợi ấn tượng về những âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng nhạc ngựa và thể hiện niềm vui trước nhịp sống bình yên, thân thuộc của quê hương.
c: tác dụng: nhấn mạnh không khí đông vui, nhịp sống sôi động nơi làng chài khi đón những con thuyền đầy ắp cá, bình yên trở về sau chuyến ra khơi.
"thành tích" - ngày nay đang là những tảng đá vô cùng to lớn mà các bậc phụ huynh đặt lên vai các con mình. Tảng đá ấy có thể tôi luyện sức mạnh, sức bền cho con, nhưng mặt khác , nó cũng có thể đè nén, vùi dập đôi vai trẻ thơ ấy...
"in hình chiếc môi vừa hôn lên đó" cho ta thấy cậu học sinh này vừa được điểm tốt , và được nguwoif thân tặng cho một nụ hôn âu yếm như một món quà cho thành tích cậu vừa đạt được. Nhưng bên cạnh món quà là nụ hôn ấy, thì cũng có một "món quà" khác được trao đi, đó chính là món quà bạo lực - cái tát ! Phụ huynh sẽ hài lòng nếu con được điểm tốt , họ cười , họ khen cho những sự nỗ lực và cố gắng của con mình , nhưng cũng là sự cố gắng, tại sao họ lại nhẫn tâm quăng đi những phấn đấu đấy mà chỉ nhìn vào điểm số , buông ra những lời nói và hành động đầy đau đớn như vậy ?! Vì họ chỉ quan tâm thành tích, ho chỉ quan tâm cái gọi là sĩ diện của họ mà không một lần ngẫm lại rằng, con mình cũng đã cố gắng, cũng muốn được điểm tốt ,..những chỉ là thiếu may mắn thôi. lẽ ra họ phải động viên con họ để có thể khắc phục vào lần sau, nhưng không, họ lại đâm sâu vào nỗi buồn đấy, họ chưa thấu hết những cảm nghĩ của người học sinh lúc này.
Vì vậy, qua đây, em cũng muốn nhắn nhủ tới bố mẹ của mình rằng , thành tích là cả một quá trình mới có được , từ bến bờ của điểm xuất phát, có một cây cầu giúp chúng con đi đến đích đấy, đó chính là cây cầu của sự cố gắng phấn đấu không ngừng đấy ạ!
Tham khảo!
Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:
- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).
- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.
Tham khảo
a. Biện pháp tu từ:
- Điệp từ: “súng”, “đầu” , “bên”
=> Tác dụng tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ
- Hoán dụ: súng, đầu.
=> Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.
b. Biện pháp tu từ:
- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa => chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.
- Nhân hóa: “nhớ”
=> Tác dụng: Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy.
Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ lơ xơ, dáo dác (từ láy), tan bọt nước, nhuốm màu mây.
lơ xơ, dáo dác (từ láy), tan bọt nước, nhuốm màu mây
a.
- Từ tượng hình: li ti
- Từ tượng thanh: lao xao, vù vù, líu ríu
b.
- Từ “li ti” gợi hình ảnh những chấm trắng trên bộ lông của con chim manh manh, gợi khung cảnh đẹp và phong phú của đất rừng phương Nam.
- Từ “lao xao” gợi âm thanh thoảng nhẹ, mơ hồ của gió trong không gian im vắng, tĩnh lặng của núi rừng phương Nam.
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Bốn khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do.Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
động từ mạnh,
câu cảm thán,
từ ngữ giàu hình ảnh,
giàu sức gợi cảm,
kết cấu đầu cuối tương tự.
- Người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” vì để cho người đọc hiểu được chính xác nội dung câu văn. “Đánh một tiếng bạc lớn” có nghĩa là tạo ra một âm thanh to còn ở trong câu có nghĩa là cướp một đám to.
- Tác giả dùng cụm từ đó với mục đích miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của Cai Xanh. Nhờ dùng biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống của Cai Xanh hiện ra sinh động, chân thực.
Phương diện tóm tắt | Chuyến đu hành về tuổi thơ | “Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh | “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương |
Mục đích viết | Gợi nhắc về những tình cảm, kỉ niệm tuổi thơ | “Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh. | Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ cần thấu hiểu và tìm hiểu chúng xem đang khao khát ước mơ nào và muốn thực hiện như thế nào. Đồng thời thay đổi cách dạy trẻ của các bậc phụ huynh và cả giáo viên. |
Nội dung chính | Nội dung chính của văn bản là nói về những điều diệu kỳ xung quanh cuộc sống của Mùi và các bạn của cậu. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành. | Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc. Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà. Bé - chị cả thay mẹ chăm lo cho các em. Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe | Văn bản đã miêu tả về những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người. |
Cấu trúc | - Phần 1: Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách với cách dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của em bé Mùi. - Phần 2: Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày. - Phần 3: Cậu bé tựu chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành | - Phần 1: Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim tác giả, đạo diễn… - Phần 2: Nêu diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh cua chị Út Tịch và nhân vật Bé - Con gái chị Út Tịch - Phần 3: Ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, sự hi sinh lớn lao của họ vì độc lập tự do của dân tộc. | - Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và cuốn sách - Phần 2: Trình bày nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của uống sách - Phần 3: Bài học được rút ra và thông điệp của tác phẩm tới người đọc
|
Cách thể hiện thông tin | Rõ ràng, rành mạch, | Thể hiện rõ thông tin của từng phần gồm thông tin cơ bản và thông tin chi tiết. | Logic trong cách thể hiện thông tin từng phần |
Bài thơ “Chạy giặc” của tác giả Hồ Chí Minh, qua các câu thơ, không chỉ phản ánh tình hình khủng hoảng xã hội và chiến tranh mà còn thể hiện nỗi lo lắng và đau đớn của nhân dân trong thời kỳ khó khăn.
Câu 1: Phân tích bài thơ
1. Hoàn cảnh và tình cảnh
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”: Đoạn mở đầu miêu tả một cảnh tượng tan hoang, khi chợ vừa mới tan thì tiếng súng của quân đội thực dân Pháp (gọi là "súng Tây") vang lên, báo hiệu sự xâm lược và chiến tranh. Đây là hình ảnh tiêu biểu của tình trạng bất ổn và sự tàn phá trong xã hội.
“Một bàn cờ thế phút sa tay”: Câu thơ này sử dụng hình ảnh "bàn cờ" để ám chỉ tình thế chính trị hoặc chiến lược bị đảo lộn. "Phút sa tay" biểu thị sự thay đổi đột ngột và không mong đợi, tương tự như khi một ván cờ bị đứt quãng do sự can thiệp không lường trước.
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”: Cảnh tượng đau lòng khi dân thường, đặc biệt là trẻ em, phải rời bỏ nhà cửa, lâm vào tình trạng hỗn loạn và hoang mang. Hình ảnh này thể hiện sự tàn phá của chiến tranh đối với cuộc sống bình yên của người dân.
“Mất ổ bầy chim dã dạc bay”: Hình ảnh bầy chim bay tán loạn biểu thị sự mất mát và rối loạn. Những con chim vốn gắn bó với môi trường sống của chúng giờ đây phải bay đi tìm nơi trú ẩn, tương tự như con người phải bỏ lại quê hương và tài sản.
2. Tình hình xã hội và sự xung đột
“Bến Nghé của tiền tan bọt nước”: Bến Nghé, một khu vực nổi tiếng ở Sài Gòn, nay không còn là nơi sầm uất và thịnh vượng nữa. Câu thơ này gợi lên hình ảnh sự tàn phá và sự hoang tàn của các khu vực trước đây vốn đầy sức sống. "Tan bọt nước" gợi sự biến mất của một cái gì đó từng đầy giá trị và hy vọng.
“Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây”: Hình ảnh "đồng Nai tranh ngói" mô tả sự giao tranh và tàn phá đến mức gây ảnh hưởng tới cả cảnh vật, khiến màu sắc của mây cũng phải nhuộm màu bởi sự đổ nát. Đây là cách nói về sự tàn phá lan rộng và sự tàn khốc của chiến tranh.
3. Tâm trạng và thái độ
“Hỏi trang đẹp loạn rày đâu vắng?”: Câu thơ này chất chứa sự ngạc nhiên và đau đớn khi đặt câu hỏi về sự vắng bóng của một thời kỳ hòa bình, vẻ đẹp và trật tự trong xã hội đã bị thay thế bởi sự loạn lạc và hỗn loạn.
“Nỡ để dân đen mắc nạn này!”: Kết thúc bài thơ, tác giả bày tỏ sự căm phẫn và tiếc nuối về việc nhân dân thường xuyên phải chịu đựng khổ đau trong các cuộc chiến tranh và xung đột. Từ “dân đen” thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những người dân vô tội, và từ “nỡ” cho thấy sự trách móc đối với những thế lực gây ra khổ đau cho họ.
Tóm lại, bài thơ “Chạy giặc” là một tác phẩm thể hiện sự đau khổ, tàn phá của chiến tranh và sự phê phán mạnh mẽ đối với các thế lực xâm lược đã làm hại đến cuộc sống của người dân. Qua các hình ảnh và từ ngữ sắc bén, tác giả không chỉ miêu tả sự khổ đau mà còn bày tỏ lòng yêu nước và kêu gọi sự nhận thức về tình trạng bất công của xã hội.