Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

 

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

 

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

 

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

 

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

 

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

 

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

 

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

 

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

 

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

 

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

15 tháng 5 2021

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

- Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.

b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn:

Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê.

c. Triển khai nội dung của đoạn văn.

- Trình bày đảm bảo được các ý sau:

+ Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm

+ Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó.

d. Chính tả, ngữ pháp.

- Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo.

- Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.

Câu 2:

1. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài.

2. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

3. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau:

* Mở bài:

- Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

* Thân bài (Chứng minh):

- Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích:

+ Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

+ Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá.

+ Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu.

+ Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận.

+ Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn.

- Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người:

+ ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.

Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người.

+ Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được.

+ Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người.

+ Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng.

* Kết bài:

- Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng.

- Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp.

4. Chính tả, ngữ pháp.

- Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp.

5. Sáng tạo.

- Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo.

10 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, song đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vì thế, khi nước nhà đã giành được độc lập, song hiểm nguy từ nạn "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" vẫn đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 80 năm trời nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[6]; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội trong các bức thư gửi cho các cụ phụ lão: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không” (Thư gửi các cụ phụ lão); cho các em nhỏ: “Các em phải thương yêu nước ta” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); cho một Việt kiều: “Tôi vẫn nghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòng trung thành với Tổ quốc” (tháng 9/1945); cho các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình: “Các vị là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giêsu” và bao dung, vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”[7]... để quy tụ, tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở của lòng yêu nước chân chính, tiến hành sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà chính là phải thể hiện ở hành động. Cho nên, để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Người yêu cầu các cấp, các ngành “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”[8], vì “đành biết rằng từ đây đi đến cuộc toàn thắng, chúng ta còn phải kinh qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Người, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người Việt Nam. Đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước được hun đúc suốt hàng ngàn năm lịch sử; không chỉ được bồi đắp mà còn phát triển lên một tầm cao mới, gắn với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; là lòng nồng nàn yêu nước gắn với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước; là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[10] trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó cũng chính là hiển hiện của những tấm gương yêu nước, anh hùng mà khiêm nhường của biết bao quần chúng ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác ở cả tiền tuyến và hậu phương,v.v.. đã kết thành "một làn sóng mạnh mẽ", tạo thành sức mạnh tổng hợp, vô song, làm nên những chiến công của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa đất nước ta tới hòa bình, độc lập, thống nhất, kiên định ục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, có thể nói, những giá trị tinh hoa truyền thống như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương giống nòi, phụng sự Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước,v.v.. đến Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh đã được nâng lên một tầm cao. Yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung và hình thức mới, mang bản chất giai cấp, hòa quyện chặt chẽ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại mà cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là yêu nước chân chính gắn với tinh thần quốc tế vô sản, "khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”… và chính Người là một mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước Việt Nam hiện đại đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự gặp nhau giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản”

Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất,...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1 điểm): Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm): Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?

59
14 tháng 5 2021

Câu 1: đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay". Tác giả là Phạm Duy Tốn. Câu 3

 Câu 2: thể loại của văn bản "sống chết mặc bay " là truyện ngắn hiện đại.

Câu 3:Nói về tình cảnh thống khổ của nhân dân khi hộ đê, tình trạng của con đê trước cơn lũ.

Câu 4: Câu đặc biệt : thuộc phủ X. Tác dụng: xác định nơi chốn

 +) Kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ. Tác dụng : liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+) Khoing khéo thì vỡ mất. Tác dụng: diễn tả cảm xúc lo lắng, băn khoăn, hoài nghi, dự đoán.

15 tháng 5 2021

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay”.

- Tác giả: Phạm Duy Tốn.

Câu 2:

- Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên: Truyện ngắn hiện đại.

Câu 3:

- Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê.

Câu 4:

- Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm.

- Tác dụng: Xác định thời gian.

I. Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời,...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

79
14 tháng 5 2021

C1: Miêu tả

C2: td của dấu ba chấm là ngụ ý còn nhiều loại chim khác ko liệt kê hết được.

C3: Những loài chim vào mỗi buổi sáng

 câu 1:

-PTBĐ: miêu tả, tự sự

 câu 2:

-Tác dụng: tỏ ý còn nhiều loài chim nữa chưa được liệt kê hết

 câu 3:

-Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của khu vườn và những chú chim trong vườn vào những buổi sáng

 

28 tháng 3 2020

* bn tham khảo nha*

Câu 1 :Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời.  Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.

Câu 2 :

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.Thân em vừa trắng, lại vừa trònThân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.Bảy nổi ba chìm với nước nonBảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnĐây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôiNhững câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:Mà em vẫn giữ tấm lòng sonNgười phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

học tốt

Câu 1 : 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình.

   Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành.

   Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Câu 2

Bánh trôi nước một bài thơ vô cùng sâu sắc ở hai nghĩa : đen và bóng . Mượn hình ảnh những chiếc bánh trôi để phê phán và cảm thương cho người phụ nữ thế hệ xưa . Đây : 1 bài ca tình người vô cùng sâu sắc . Thân người gái mỏng manh , đau khổ triền miên phải sống 1 cuộc sống oan ức , lệ thuộc nhưng vẫn giữ đc phẩm chất trong sáng , thủy chung thật đáng thương nhưng cũng thật kiên cường và bất khuất

Nguồn h7

4 tháng 3 2021

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét về vai trò của rừng: Rừng lá phổi xanh của Trái đất và cải tạo không khí không chỉ cho thiên nhiên mà con người, bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn nhiệm vụ của mỗi người.

2. Thân bài

– Vai trò của rừng về mặt kinh tế

+ Rừng mang lại nhiều loại gỗ quý hiếm.

+ Rừng tạo ra một hệ sinh thái riêng, các loại động thực vật sinh sống và tạo ra cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mang nguồn thu  nhập đáng kể.

– Vai trò của rừng về mặt an ninh, quốc phòng.

Rừng giúp che chở bảo vệ bộ đội trong thời kì chiến tranh.

Rừng còn là ngôi nhà chung nhiều loại động vật, thực vật khác nhau giữa chúng có mối quan hệt mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Rừng giúp giữ đất bảo vệ con người khỏi thiên tai như lũ quét, sạt lở, bão…

Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.

– Hậu quả nếu chặt phá rừng

Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…

Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất.

3. Kết bài

Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.

Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.

4 tháng 3 2021

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

2. Thân bài

- Giải thích các khái niệm:

+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.

+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.

- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:

+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...

+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...

+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...

+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.

+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.

+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...

+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?

+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.

+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....

3. Kết bài

- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.

- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)   Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:         Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

        Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

       (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:

           Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản trên.

71

Câu 1:PTBD chính là :Tự sự

Câu 2 :Biện pháp tu từ là so sánh.

Làm tô nên vẻ đẹp của cuộc sống,giống như một khu vườn đẹp đẽ

Câu 3:Cuộc sống của mỗi chúng tâ đều có nhiều điểu tốt đẹp nhưng không phải chỉ có điều tootss,nó có nhiều mặt xấu và sẽ làm ta thất bại nếu bước phải sai lầm

16 tháng 5 2021

câu1: tự sự

câu 2: so sánh và nhân hóa

câu 3:

cuộc sống riêng không biết điều gì xảy ra và mảnh vườn trước cửa

Đọc đoạn trích sau:“... Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

“... Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...”

                                      (SGK Ngữ văn 7, Tập II, Trang 24, NXBGD)

Câu 1. (0,75 điểm) Em cho biết tên tác giả, tác phẩm và thể loại của tác phẩm có đoạn trích trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phép liệt kê sử dụng trong đoạn.

Câu 3. (1,0 điểm) Cho biết nội dung của đoạn văn trên.

Câu 4. (0,75 điểm) Theo em, để “ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc” thế hệ trẻ đã thể hiện thái độ và những hành động thiết thực nào? 

1

a.Trích từ văn bản :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Tác giả Hồ chí Minh b.Nghị luận c."Lịch sử ta có nhiều...yêu nước của dân ta" d. truyền thống yêu nước của nhân dân ta vốn có từ ngàn đời.Đó là tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của ngoại xâm.Từ phụ nữ đên người già,trẻ em,trai tráng.Họ đoàn kết một lòng đánh giặc.Và lịch sử là tấm gương phản chiếu điều đó.Hình ảnh 2 Bà Trưng cưỡi voi,hình ảnh Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Hình ảnh Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng....Tất cả trở thành làn sóng chống giặc cứu nước đi theo mọi thời đại.Đó là tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu  3. Cho đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” a. Phân tích cấu tạo...
Đọc tiếp

Câu  3. Cho đoạn văn sau:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”

 a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn trên?

 b.Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn?

 c. Giải nghiã từ “ thanh thoát, thỉnh thoảng”?

d. Đọc văn bản, em thấy người mẹ trong bài là người ngư thế nào?

 d.Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?

Lm giúp mik vs mik sẽ tick cho

0
Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick choCâu  3. Cho đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như...
Đọc tiếp

Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick cho

Câu  3. Cho đoạn văn sau:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”

 a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn trên?

 b.Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn?

 c. Giải nghiã từ “ thanh thoát, thỉnh thoảng”?

d. Đọc văn bản, em thấy người mẹ trong bài là người ngư thế nào?

 d.Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?

Câu  4.

Câu văn nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Nêu ý nghĩa của câu văn đó?

Câu  5:

Văn bản khép lại bởi câu nói động viên đầy lạc quan của người mẹ. Đó là câu văn nào?

Tại sao nhà văn Lý Lan lại gọi thế giới trường học là thế giới kì diệu?

0