Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
Kí hiệp ước Nhâm Tuất vì triều đình Huế bấy giờ chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ ko hề nghĩ tới đs nhân dân. Triều đình kí hiệp ước vừa ko phải chống Pháp, vừa để cho yên ổn bên trong, nhằm dồn lục lượng để dẹp yên các cuộc bạo loạn đòi lật đổ triều đình của nhân dân ngoài Bắc. Hiệp ước Nhâm Tuất còn đc xem như Văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 2:
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.
Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
Câu 1
- Sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp rất sôi nổi:
+ Phong trào ''tị địa'' của nhân dân Đông Nam Kì diễn ra mạnh mẽ
+ Các toán nghĩa binh vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ
- Đánh giá về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta:
+ Ngay từ những ngày đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp
+ Mặc dù triều đình đã từ bỏ nhưng nhân dân vẫn tích cực đứng lên đấu tranh để đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước ta
Câu 2
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 1 Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã kháng chiến như thế nào.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
-Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
-Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
-Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
-Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Tại sao triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Câu 19: Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào Đà nẵng ?
A. Phan Thanh Giản B. Nguyễn Tri Phương.
C. Hoàng Tá Viêm. D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 20. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?
A. Đổi mới công việc nội trị
B. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá.
C. Đổi mới chính sách đối ngoại.
D. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
Câu 21 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, Bến Tre được chọn là nơi hoạt động của nhà thơ yêu nước
A. Nguyễn Đình Chiểu B. Phan Văn Trị
C. Hồ Huân Nghiệp D. Nguyễn Thông
Câu 22. Số lượng bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình năm 1863 đến năm 1871 là
A. 20 bản B. 30 bản
C. 25 bản D. 35 bản
Câu 9: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của
A. Nguyễn Đình Chiểu. B. Trương Định.
C. Nguyễn Trung Trực. D. Tôn Thất Thuyết.
Câu 24. Mỏ Cày Nam thuộc Cù Lao
A Cù Lao Chàm. B. Cù Lao Bảo
C. Cù Lao An Hóa D. Cù Lao Minh
Câu 1: Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta tại
C. Đà Nẵng.
Câu 2: Sau 5 tháng xâm lược nước ta, quân Pháp đã đánh chiếm được
A. Bán đảo Sơn Trà.
Câu 3: Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công
D. Gia Định.
Câu 4: Người chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định chống lại quân Pháp là
D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 5: Nghĩa quân do ai chỉ huy đã đốt cháy tàu chiến Hi vọng của Pháp?
C. Nguyễn Trung Trực.
Câu 6: Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của
A. Nguyễn Trung Trực.
Câu 7: Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là
B. Trương Định
Câu 8: Trong lần đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp lấy cớ là
A. giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy.
Câu 9: Ngày 20/11/1873, quân Pháp đã nổ súng tấn công thành nào ở Bắc Kì?
D. Hà Nội.
Câu 10: Viên quan của triều đình nhà Nguyễn đã chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1873
A. Nguyễn Tri Phương.
Câu 11: Trong cuộc tấn công, mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới sự chỉ huy của
A. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 12: Trong lần tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873), quân Pháp gặp thất bại nặng nề ở
B. Cầu Giấy (Hà Nội).
Câu 13: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị ta tiêu diệt là
D. Gác-ni-ê.
Câu 14: Từ năm 1858 đến năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp mấy bản hiệp ước
D. 4.
Câu 15: Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự đô hộ của Pháp ở
B. 6 tỉnh Nam Kì.
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Hiệp ước Nhâm Tuất được triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp vào năm
C. 1862.
Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào năm
C. 1873.
Câu 3: Ai là người chỉ huy đội quân Cờ đen?
D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 4: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì là
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
Câu 5: Thành nào được nhắc đến trong đoạn trích sau?
“Nước ta nhiều kẻ tôi trung,
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,
Cùng thành còn mất làm gương để đời”.
(Trích trong “Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh)
B. Thành Hà Nội.
PHẦN II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Trình bày diễn biễn chính của trận Cầu Giấy năm 1873.
Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.
- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.
Câu 2: Dịp Tết vừa rồi, bạn An cùng gia đình đi tham quan Đà Nẵng. Khi đến một nghĩa địa ở gần khu du lịch Tiên Sa, bạn có thắc mắc: “Tại sao lại có nhiều ngôi mộ của người Pháp và Tây Ban Nha ở đây?”. Em hãy giải thích cho bạn hiểu.
Có nhiều ngôi mộ của người Pháp và Tây Ban Nha ở đây vì năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng. Nhân dân ta đã anh dũng chống trả và đã bảo vệ thành công bán đảo Sơn Trà.