K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Trắc nghiệm( 2 điểm) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách viết ra tờ giấy thi chữ cái đầu mỗi câu  trả lời đúng nhất: 

“Trên cây cao, kiến suốt ngày cặm cụi làm tổ, tha mồi. Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất  giữ phòng khi mùa đông tháng giá không tìm được thức ăn. Còn ve sầu thấy kiến chăm chỉ, vất  vả như vậy thì tỏ vẻ thương hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời. Ve sầu  cứ nhởn nhơ, ca hát véo von suốt cả mùa hè.” 

Câu 1: Trong đoạn văn trên có sử dụng bao nhiêu từ láy? 

A. hai             B. ba         C.bốn         D.năm

Câu 2: Hai câu văn: “Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông tháng  giá không tìm được thức ăn. Còn ve sầu thấy kiến chăm chỉ, vất vả như vậy thì tỏ vẻ thương  hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời.” liên kết với nhau bằng cách nào?

 A. Dùng từ ngữ nối.

 B. Lặp lại từ ngữ. 

C. Dùng từ ngữ thay thế.

D. Dùng từ thay thế và từ nối. 

Câu 3: Trong các nhóm từ sau nhóm từ nào có các từ không cùng loại?

A. Ăn, làm, giữ, ca hát

B. Cất giữ, mùa đông, ca hát, thức ăn

C. Ve sầu, kiến, thức ăn, mùa hè

D. Chăm chỉ, vất vả, nhởn nhơ, véo von

 Câu 4: Câu văn “Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông  tháng giá  không tìm được thức ăn.” thuộc kiểu câu gì? 

A. Câu hỏi

B. Câu đơn 

C. Câu ghép

D. Câu cảm thán 

Phần II: Tự luận( 8 điểm) 

Câu 5: ( 2 điểm) Trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nào? Biện pháp tu từ đó giúp  em cảm nhận được điều gì? 

Câu 6: (2 điểm) Chỉ ra lỗi sai trong mỗi câu sau và sửa lại cho đúng: 

 a, Ngôi trường em mơ ước. 

 b, Lan là người học giỏi nhất lớp tôi. Lớp tôi ai cũng phục và yêu mến Lan vì Lan học giỏi  và rất khiêm tốn. 

 

1
24 tháng 6 2021

1.3 từ

2.A

3.B

4.B

CÒN LẠI BẠN LÀM NHE K MÌNH NHA

30 tháng 4 2018

Thành ngữ có nghĩa giống với từ rét

d) Cả a và b đúng

( a. Run như cầy sấy, b. Giá buốt thấu xư )

Học tốt nhé bn !!!

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

6 tháng 11 2018

Câu 10: Ý b (Bằng cách lặp từ ngữ). Đó là từ không gian.

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:a) Thế nào là kể chuyện?b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?2. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:Ai giỏi nhất?Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh nhẹn. Nhưng ai giỏi...
Đọc tiếp

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:

a) Thế nào là kể chuyện?

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

2.

 Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:

Ai giỏi nhất?

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh nhẹn. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.

Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.

Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:

- Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!

Sóc không chịu, câu ta kêu:

- Tôi vẫn còn!

Gõ Kiến hỏi:

- Còn mà túi lại rỗng không thế này?

Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn:

- Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy!

Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.

Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.

Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

Theo PHONG THU

1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

a) Hai           b) Ba              c) Bốn

2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

a) Lời nói         b) Hành động          c) Cả lời nói và hành động

2
16 tháng 2 2019

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau :

a)  Thế nào là kể chuyện ?

b)  Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?

c)  Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?

Trả lời:

a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua

-  Hành động của nhân vật

-  Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

-  Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

-  Mờ đầu (mở bài trực tiếp hay gián tiếp)

-  Diễn biến (thân bài)

-   Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng). 

2. Đọc câu chuyên dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:

Ai giỏi nhất ?

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.

Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.

Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:

- Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!

Sóc không chịu. Cậu ta kêu :

- Tôi vẫn còn !

Gõ Kiến hỏi :

- Còn mà túi lại rỗng không thế này ?

Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn :

- Đây ! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy !

Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.

Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.

Nhưng biết gieo trổng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

Theo PHONG THU

1 . Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?

a) Hai       b) Ba      c) Bốn

2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?

a)  Lời nói                  b) Hành động               c) cả lời nói và hành động

3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?

a)  Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

b)  Khuyên người ta tiết kiệm.

c)  Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Trả lời:

1. c

2. c

3. c


 

1)

a) Là kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay nhiều nhân vật, mỗi chuyện đều chứa đựng 1 điều có ý nghĩa.

b) Hành động, lời nói, ý nghĩ và ngoại hình của nhân vật.

c) 3 phần :

- Mở đầu ( trực tiếp hay gián tiếp )

- Diễn biến

- Kết thúc ( không mở rộng hay mở rộng )

2)

1. c) Bốn 

2. c) Qua cả lời nói và hành động

3. c) Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc

Tk mk nha

17 tháng 5 2020

mình cũng nghĩ  

đúng k 

*Ryeo*

3 tháng 5 2018

Mik nghĩ là câu B

3 tháng 5 2018

D.bằng phép lặp từ ngữ và dùng từ nối.

Chúc học tốt nhé!!!

6 tháng 5 2021

Chọn đáp án A nhé

4 tháng 5 2019

Hai câu " Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện ." Được liên kết với nhau bằng cách:

b. Dùng từ ngữ nối.

1. Các câu: "Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ." được liên kết với nhau bằng cách nào?A. Lặp từ ngữB. Dùng từ ngữ nốiC. Thay thế từ ngữ2. Các câu: "Mùa xuân về. Nó đem đến sức sống cho muôn loài." được liên kết với nhau bằng cách nào?A. Lặp từ ngữB. Dùng từ ngữ nốiC. Thay thế từ ngữ3. Các câu: “Các con đừng...
Đọc tiếp

1. Các câu: "Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ." được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

2. Các câu: "Mùa xuân về. Nó đem đến sức sống cho muôn loài." được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

3. Các câu: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ sẽ không bao giờ ngừng đập. Không bao giờ …” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

4. Các câu: “Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới .” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

5. Các câu: “Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trước. Đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

6. Các câu: “Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!

3
23 tháng 3 2022

tách ra bn ơi

23 tháng 3 2022

1. A, 2. C, 3. A, 4. C, 5. B, 6. C