K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2022

REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !

25 tháng 3 2022

ngắn thôi bạn ơi

 

31 tháng 3 2017

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

31 tháng 3 2017

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thản bài:

* Tả bà:

+Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

26 tháng 1 2017

Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chàm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Chúc bn hok tốt!

27 tháng 1 2017

Truyện Rùa vàng là một truyền thuyết vì sự kiện và nhân vật lịch sử triều đại An Dương Vương được kể lại trong một thế giới nghệ thuật thấm đẫm màu sắc huyền ảo: sứ Thanh Giang - một con rùa vàng nói sõi tiếng người, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Nguyên nhân xây thành không được và cách thức diệt trừ ma quỷ được sứ Thanh Giang cho An Dương Vương biết: Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống ngàn năm, hó thành ẩn ở núi Thất Diệu sơn. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều đại trước chôn ở đây. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà vốn là dư khí của quỷ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán thì quỷ tinh lại biến hoá muôn hình vạn trạng để làm hại. Người chết vì thế rất nhiều. Nay con gà trống trắng lại lấy con gái chủ quán, nếu giết được con gà trống thì trấn áp được quỷ tinh, quỷ tinh sẽ thu âm khí thành yêu, hoá ra con chim cú ngậm lá thư bay lên trên cây chiên đàn tâu cùng Thượng đế xin phá thành. Thần sẽ xin cắn rớt lá thư, nhà vua tức tốc lặt lấy, thành sẽ xây được. Hình ảnh nỏ thần: vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa vàng làm lẫy, gọi là Linh quang Kim Quy thần cơ. Về sau Triệu vương là Đà cử binh Nam xâm, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn. Cái chết của An Dương Vương: Vua cầm sừng tê bảy tấc, rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống bể. Hình ảnh hạt châu: Mị Châu chết ở bờ bể, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu [8,376 - 379].

9 tháng 3 2017

có điểm 7 thì được khá oy bạn. Nguyên 8,9 thì còn được

9 tháng 3 2017

có môn mình đc 7 như môn tin, môn toán, mon dia. đc 8 môn văn, môn anh, đc 9 môn sinh, sứ. Còn 10 môn công nghệ

2 tháng 4 2017

Công việc thường ngày của em đơn giản lắm. Sớm mai thức dậy, đánh răng, rửa mặt. Sau đó, ăn cơm rồi đi học. Em học ở trường từ lúc 7h đến 10h 30p. Tiếp đó lại đi về nhà. Em ăn cơm và lên giường đi ngủ. Khoảng 1h30p, em thức dậy, lau mặt rồi lại đi học (có ngày lại đc nghỉ ở nhà). Em học buổi chiều từ 2h đến 4h30p. Học xong, em lại về nhà. Em giúp mẹ cắm cơm. Kế tiếp, cả nhà em cùng ăn cơm vui vẻ. Sau đó, em xem TV khoảng 20p. Lúc 19h20, em học bài đến 9h. Rồi em lại lên giường đi ngủ. Một ngày của em là vậy đó

14 tháng 3 2017

-)Vì tia nắng hay gay gắt , rất hay " trốn mẹ đi chơi " , rất đúng với tính cách của những bạn trai nên tia nắng được ví vs nét tinh nghịch bn trai

-)Vì hạt mưa hay đến bất chợt , những giọt mưa lun trong sáng , dịu mát y hệt như b nụ cười xinh bn gái nên hạt mưa được ví như nụ cười xinh bn gái

Chúc bn học tốt

14 tháng 3 2017

Có sai ko trách mk nha bn haha

Mk chỉ làm theo ý hiểu thôi hihi

16 tháng 3 2017

Qua sự việc:chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm

Bằng lời của chú-tác giả (Tố Hữu)

bố cục :phần 1 :Từ đầu đến xa dần .Nội dung:Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp với nhà thơ

Phần 2 :Tiếp theo đến còn không?.nội dung:Hình ảnh của Lượm trong lần đi liên lạc cuối cùng.

Phần 3 :Còn lại:Nói về Lượm mãi mãi sông trong long người dân .

Hết ! Tick cho minh đi khocroi

17 tháng 3 2017

cảm ơn chúc bạn học tốt nha.haha

13 tháng 9 2017

Đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người. Đề cao lòng nhân ái với người bất hạnh. Khẳng định giá trị đích thực của con người là các phẩm chất tinh thần bên trong.

- Sức mạnh của tinh thần lạc quan không có gi ngăn nổi của người lao động.

- Ước mơ chân chính về sự công bằng xã hội.

13 tháng 9 2017

Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Truyện đề cao giá trị chân chinh của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

9 tháng 4 2017
GỢI Ý 1 TÍ:
"Một hôm nào đó
Như bao hôm nào...''

Những câu thơ cuối bài gợi cho lòng ta cảm giác sâu sắc về Lượm. Lao nhanh wa mặt trận, Lượm vụt chạy trên mặt trận như 1 mũi lao thẳng tiến về phía trước. Khuôn mặt bầu bĩnh, đôi măt tròn to lộ rõ vẻ tinh nghịch hiên ngang như nói lên rằng:''lá thư đề thượng khẩn thì ắt là có chuyện o hay, cần mau đưa lá thư này đến nơi các chú bộ đội thôi'' Lòng kiên cường vượt khổ ngại, lo cho mọi người, o nề nguy hiểm cận kề, tiếng bom đạn réo rắt,khói mù mịt Lượm o sợ mà vẫn cố gắng tiến bước. Đi wa con đường làng vắng vẻ, đi ẩn mình dưới những bông lúa đang mùa đơm bông, từng bông lúa như đang lo sợ về 1 điều gì đó,lo cho sự an nguy của Lượm. nắng vàng mịn như rót mật xuống cánh đồng dập dờn bông lúa uốn câu. Chiếc đâu nghiêng nghiêng nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông, Lượm tự nhủ vs mình rằng:''sắp đến nơi rùi mình cố gắng thêm chút nữa thui''. Bỗng loè chớp đỏ, Lượm ngã xuống, 1 dòng máu tươi trào ra, Lượm đã trúng đạn. Em đã đi vào giấc ngủ say nồng, trên chiếc giường êm ái còn thơm mùi lúa non thanh khiết, gió hiu hiu thổi, ánh nắng vàng rọi chiếu trên khuôn mặt của lượm, tay em còn nắm chặt bông lúa, o gian tĩnh lặng. Lượm đã ngã xuống, những bông lúa tấu lên khúc nhạc ru lượm vào giấc ngủ ngàn thu. Lượm đã ra đi hi sinh vì độc lập tổ quốc. Còn vang vọng đâu đây tiếng cười đùa tinh nghịch của lượm, còn lại đâu đây chú bé lượm vs chiếc cái xắc xinh xinh vụt wa mặt trận đầy bom đạn. Dù đã hi sinh nhưng hình ảnh em còn mãi vs quê hương đất nước và trong lòng mọi người, linh hồn em đã hoá thân vào vs thiên nhiên đất nước. Dù thế thì tác giả cg o bùn vì cái chết đó là vinh quang là lòng can đảm ju nc mà chúng ta cần noi theo.

9 tháng 4 2017

gianroigianroikhocroigianroigianroi Help me

21 tháng 8 2017

Bùi Khánh Vân, bạn nên trả lời đầy đủ đúng nội dung đề bài và có cách làm hay nhé ! banhqua