K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

em sẽ xem xét,nếu thấy ý kiến của bạn đúng thì mình sẽ theo bạn,còn nếu ý kiến của bạn sai thì mình sẽ thuyết phục bạn nghe theo mình

28 tháng 3 2022

mik thấy cx đúng

Trường Tiểu học Phạm TuHọ và tên:………………………….Lớp:……………           Thứ……ngày…….tháng……năm 2021ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆTNăm học: 2021 – 2022Thời gian: 40 phútA.   Đọc thầm đoạn văn sau: HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.- Bác Tủ Gỗ...
Đọc tiếp

Trường Tiểu học Phạm Tu

Họ và tên:………………………….

Lớp:……………           

Thứ……ngày…….tháng……năm 2021

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT

Năm học: 2021 – 2022

Thời gian: 40 phút

A.   Đọc thầm đoạn văn sau:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

 

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

 Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

                                   Lê Ngọc Huyền

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy chọn câu trả lời đúng và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

a. Tác dụng của nước.                                 b. Hình dáng của nước.
c. Mùi vị của nước.                                     d. Màu sắc của nước

Câu 2: Vì sao ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước lại khác nhau?

a. Nước có hình chiếc cốc.                          b. Nước có hình cái bát.
c. Nước có hình như vật chứa nó.               d. Nước có hình cái chai.

Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

a. Nước không có hình dáng cố định có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
b. Nước chỉ tồn tại ở thể lỏng và thể rắn.
c. Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng và thể khí
d. Cả ý a, c đều đúng.

Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
d. Cả ba ý trên.

Câu 5: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? – Đũa Kền hỏi.

a. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

d. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích trong câu

Câu 7: Từ nào không thể thay từ “xinh xắn” trong câu sau:

Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

a. nhỏ xinh                              b. xinh xinh
c. xinh tươi                              d. nho nhỏ

Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.

a. Cô chủ                                 b. Cô chủ nhỏ      

c. Cô chủ nhỏ lúc nào              d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi

Câu 9: Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.

- Câu hỏi: ….……………………………………………………………………………

- Câu khiến: ……………………………………………………………………………

Câu 10: Ghi lại bộ phận VN trong câu:

Nước không có hình dạng cố định

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

3
23 tháng 3 2022

Dài thế:)))

23 tháng 3 2022

dài quá bn ơi, tách ra

14 tháng 10 2023

a. Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu bằng cách dẫn dắt trực tiếp.

b. Ở đoạn mở bài thứ hai, cách giới thiệu lễ đón học sinh lớp Một khác ở cách dẫn dắt gián tiếp: đi từ lễ đón học sinh lớp Một từ các năm trước rồi dẫn đến năm nay để nhấn mạnh sự đặc biệt của lễ đón học sinh lớp Một năm nay.

9 tháng 10 2023

Hôm qua, nhân dịp cuối tuần, em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc ở nhà văn hóa thành phố. Ngay khi mọi người ổn định chỗ ngồi, thì chương trình liền bắt đầu diễn ra. Đầu tiên, hai cô chú dẫn chương trình gửi đến khán giả lời chào thân mật rồi mới giới thiệu chương trình. Các tiết mục vô cùng đa dạng và phong phú. Có những bài hát nhẹ nhàng, lại có những ca khúc sôi động, rộn ràng. Còn có cả tiết mục rap rất mới mẻ nữa. Những ca sĩ, nghệ sĩ trên sân khấu ai cũng mặc thật đẹp, biểu diễn hết mình, đem đến cảm xúc say mê cho khán giả. Trong đó, em thích nhất là tiết mục múa ở giữa chương trình. Mười hai cô gái mặc áo dài trắng, tay cầm chiếc nón lá, múa uyển chuyển, đồng đều trên nền nhạc Bèo dạt mây trôi. Em cứ nhìn theo từng động tác của các chị mà không hề chớp mắt. Khi kết thúc chương trình, lòng em cứ tiếc nuối mãi. Về nhà, em quyết tâm sẽ cố gắng học tập thật tốt để lại được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc một lần nữa.

18 tháng 9 2023

Tham khảo

d. Có một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận.

a. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tú khiến Tú rất vui.

c. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tú nói trống không với anh trai.

b. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và rất hối hận về điều đó.

23 tháng 3 2023

có 3 câu là tất cả các câu trên nha !

29 tháng 10 2023

Biến thái là tên gọi chung cho những người có hành vi lệch lạc hay lệch chuẩn với những quan điểm đạo đức bình thường trong xã hội. Hay nói cách khác, biến thái là những hành vi, suy nghĩ không giống với những tiêu chuẩn chính thống. Trong nhiều hoàn cảnh, “biến thái” còn được dùng để ám chỉ những đối tượng bất thường về các hành vi tình dục, những hành vi có thể để lại ám ảnh cho người khác.

29 tháng 10 2023

Biến thái là tên gọi chung cho những người có hành vi lệch lạc hay lệch chuẩn với những quan điểm đạo đức bình thường trong xã hội. Hay nói cách khác, biến thái là những hành vi, suy nghĩ không giống với những tiêu chuẩn chính thống. Trong nhiều hoàn cảnh, “biến thái” còn được dùng để ám chỉ những đối tượng bất thường về các hành vi tình dục, những hành vi có thể để lại ám ảnh cho người khác. Hầu hết những kẻ biến thái đều rất dã man và ghê rợn...