K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2016

Hai bình nước có giống nhau không bạn?

25 tháng 3 2016

Có bạn nhé =)))

27 tháng 8 2016

ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1=Q2+Q3

\(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)=m_2C_2\left(t-t_2\right)+m_3C_3\left(t-t_3\right)\)

\(\Leftrightarrow19\left(t_1-25,2\right)=76\left(25,2-20\right)+3150\left(25,2-20\right)\)

\(\Rightarrow t_1\approx908,1\)

b)sai số chủ yếu do tỏa nhiệt ra với môi trường

4 tháng 2 2017

Gọi m là khối lượng đồng... => m sắt = 0,49-m
Áp dụng V=Vđ+Vsat = 60 (nhớ đổi đơn vị)
Giải ra tìm đc m...
b, gọi t là nhiệt độ cân bằng
Qa=Qđ+Qs=(m.c1+(0,49-m).c2].(80-t)
Q nước = mc(t-20)
Sau khi cân bằng thì Qa=Qnuoc
=> pt 1 ẩn t giải bình thường... ra 32 độ C

Cách lm là vậy

4 tháng 2 2017

a) giải pt 1 ẩn, r mCu=178g, mFe=490-178=312g

3 tháng 5 2017

Tóm tắt

m1 = 300g = 0,3kg ; c1 = 900J/kg.K

m2 = 2kg ; c2 = 4200J/kg.K ; t1 = 30oC

m3 = 500g = 0,5kg ; t2 = 120oC ; t3 = 150oC

c3 = 230J/kg.K

t = 35oC

Công thức tính nhiệt lượng

mn = ?

mt = ?

Giải

Gọi khối lượng của phần nhôm trong mỗi thỏi hợp kim là mn, khối lượng của phần thiếc trong mỗi thỏi hợp kim là mt = m3 - mn

Nhiệt lượng thỏi hợp kim có nhiệt độ t2 = 120oC tỏa ra khi hạ nhiệt độ xuống t = 35oC là:

\(Q_1=\left[m_n.c_1+\left(m_3-m_n\right)c_3\right]\left(t_2-t\right)\)

Nhiệt lượng thỏi hợp kim có nhiệt độ t3 = 150oC tỏa ra khi hạ nhiệt xuống t = 35oC là:

\(Q_2=\left[m_n.c_1+\left(m_3-m_n\right)c_3\right]\left(t_3-t\right)\)

Nhiệt lượng hai thỏi hợp kim tỏa ra là:

\(Q_{tỏa}=Q_1+Q_2\\ =\left[m_n.c_1+\left(m_3-m_n\right)c_3\right]\left(t_2-t+t_3-t\right)\\ =\left(m_n.c_1+c_3.m_3-c_3.m_n\right)\left(t_2-t+t_3-t\right)\\ =\left[m_n\left(c_1-c_3\right)+c_3.m_3\right]\left(t_2-t+t_3-t\right)\)

Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế thu vào khi tăng nhiệt độ từ t1 = 30oC lên t = 35oC là:

\(Q_{thu}=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t-t_1\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow\left[m_n\left(c_1-c_3\right)+c_3.m_3\right]\left(t_2-t+t_3-t\right)=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t-t_1\right)\\ \Rightarrow m_n=\dfrac{\dfrac{\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t-t_1\right)}{\left(t_2-t+t_3-t\right)}-c_3.m_3}{c_1-c_3}\\ =\dfrac{\dfrac{\left(0,3.900+2.4200\right)\left(35-30\right)}{120-35+150-35}-230.0,5}{900-230}\approx0,1519\left(kg\right)=151,9\left(g\right)\)

Khối lượng phần nhôm trong mỗi thỏi hợp kim là mn = 151,9g.

Khối lượng phần thiếc trong mỗi thỏi hợp kim là mt = m3 - mn = 500 - 151,9 = 348,1g

21 tháng 7 2021

dung ko ban

 

Một quả cầu kim loại có m=400g có nhiệt độ ban đầu là t=85oC. Thả quả cầu vào trong bình nhiệt kế có chứa nước. Cho biết nước trong bình có nhiệt độ ban đầu là to = 220C, khối lượng m0=200g, nhiệt dung riêng của nước là co= 4200 J/kg K. Nhiệt độ của hệ khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt là t'= 33oC, bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt kế và của môi trường xung quanh. 1. Tìm...
Đọc tiếp

Một quả cầu kim loại có m=400g có nhiệt độ ban đầu là t=85oC. Thả quả cầu vào trong bình nhiệt kế có chứa nước. Cho biết nước trong bình có nhiệt độ ban đầu là to = 220C, khối lượng m0=200g, nhiệt dung riêng của nước là co= 4200 J/kg K. Nhiệt độ của hệ khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt là t'= 33oC, bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt kế và của môi trường xung quanh.

1. Tìm nhiệt dung riêng c của quả cầu.

2. Thực tế quả cầu kim loại trên được làm từ hợp kim gồm đồng và nhôm. Hãy tính tỉ lệ phần trăm khối lượng đồng trong quả cầu này. Biệt nhiệt dung riêng của đồng c1= 380 J/kg K, nhiệt d riêng của nhôm là c2 880J/kg K. Cho rằng hợp kim không làm thay đổi nhiệt dung riêng của từng kim loại thành phần trong hợp kim.

1
1 tháng 8 2020

1.

Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng quả cầu kim loại tỏa ra

\(Q=Q_o=m_o.c_o.\Delta t_o=m_o.c_o.\left(t'-t_o\right)=\frac{200}{1000}.4200.\left(33-22\right)=9240\left(J\right)\)

Nhiệt dung riêng c của quả cầu:

\(c=\frac{Q}{m.\Delta t}=\frac{Q}{m.\left(t-t'\right)}=\frac{9240}{\frac{400}{1000}.\left(85-33\right)}\approx444,2\left(J/kg.K\right)\)

2.

Ta có khối lượng đồng và khối lượng nhôm tổng là khối lượng m của quả cầu: \(m_1+m_2=m\Leftrightarrow m_1+m_2=\frac{400}{1000}=0,4\)

\(\Rightarrow m_2=m_1-0,4\left(1\right)\)

Nhiệt lượng đồng và nhôm thu vào:

\(Q_1+Q_2=Q\)

\(\Leftrightarrow m_1c_1\Delta t_o+m_2c_2\Delta t_o\)

\(\Leftrightarrow m_1c_1\left(t-t'\right)+m_2c_2\left(t-t'\right)\)

Thế \(\left(1\right)\) vào ta có: \(m_1c_1\left(t-t'\right)+\left(0,4-m_1\right)c_2\left(t-t'\right)\)

\(\Leftrightarrow m_1.380.\left(85-33\right)=\left(0,4-m_1\right).880.\left(85-33\right)\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_1=0,35\left(kg\right)\\m_2=0,05\left(kg\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_1=\frac{0,35}{0,4}.100\%=87,5\%\\\%m_2=\frac{0,05}{0,4}.100\%=12,5\%\end{matrix}\right.\)

Vậy ...

6 tháng 8 2020

mình cảm ơn <3

24 tháng 5 2016

a/ Giả sử rằng, thoạt đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau ta thu được một hỗn hợp ở nhiệt độ t < t3 ta có pt cân bằng nhiệt:

m1C1(t1 - t) = m2C2(t - t2)

\(t=\frac{m_1c_1t_1+m_2c_2t_2}{m_1c_1+m_2c_2}\left(1\right)\)     (1)

Sau đó ta đem hỗn hgợp trên trôn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất ở nhiệt độ t' (t < t' < t3) ta có phương trình cân bằng nhiệt:

(m1C1 + m2C2)(t' - t) = m3C3(t3 - t')        (2)

Từ (1) và (2) ta có:

\(t'=\frac{m_1c_1t_1+m_2c_2t_2+m_3c_3t_3}{m_1c_1+m_2c_2+m_3c_3}\)

Thay số vào ta tính được t' ≈ -190C

b/ Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của hỗn hợp lên 60C:

Q = (m1C1 + m2C2 + m3C3) (t4 - t') = 1300000(J)

26 tháng 10 2019

Bạn còn thiếu pt chuyển thể hoàn toàn rồi

8 tháng 6 2021

Gọi khối lượng nước rót sang là m ; nhiệt độ cân bằng lần 1 là t3  , lần 2 là t4 (0 < m < 4 ; t4 > t3)

Rót m lượng nước từ 1 sang 2 => lượng nước m tỏa nhiệt hạ từ 68oC đến t3oC ; 5 kg nước bình 2 thu nhiệt tăng 

từ 20oC lên toC

Phương trình cân bằng nhiệt : 

m.c.(68-t3) = 5.c.(t3 - 20) 

=> m.(68-t3) = 5.(t3 - 20) 

=> 68m - mt3 = 5t3 - 100 (1)

Rót m lượng nước từ bình 2 sang bình 1 sau khi cân bằng nhệt, lượng nước m thu nhiệt tăng từ t3 oC lên t4 oC ; lượng nước 

còn lại trong bình 1 tỏa nhiệt hạ từ 68oC xuống t4oC

Phương trình cân bằng nhiệt 

m.c.(t4 - t3) = (4 - m).c(68 - t4

=> m.(t4 - t3) = (4 - m)(68 - t4)  

=> -mt3 = 272 - 4t4 - 68m

=> 68m - mt3 = 272 - 4t4 (2)

Từ (1)(2) => 272 - 4t4 = 5t3 - 100

<=> 372 - 4(t4 - t3) = 9t3

<=> t3 > 34,2 (Vì t4 - t3 < 16)

Khi đó 5(t3 - 20) > 71

=> m(68 - t3) > 71

=> m > 2,1 

Vậy 2,1 < m < 4

20 tháng 8 2016

do không biết chất nào thu chất nào tỏa nên ta có phương trình:

Q1+Q2+Q3=0

\(\Leftrightarrow m_1C\left(t_1-t\right)+m_2C\left(t_2-t\right)+m_3C\left(t_3-t\right)=0\)

\(\Leftrightarrow m_1\left(t_1-t\right)+m_2\left(t_2-t\right)+m_3\left(t_3-t\right)=0\)

\(\Leftrightarrow4m_3\left(4t_3-t\right)+2m_3\left(2t_3-t\right)+m_3\left(t_3-t\right)=0\)

do m1=4m3;2m2=4m3;t1=4t3;2t2=4t3

\(\Leftrightarrow4\left(4t_3-45\right)+2\left(2t_3-45\right)+t_3-45=0\)

\(\Rightarrow t_3=15\)

từ đó ta suy ra t1=60;t2=30

21 tháng 8 2016

cảm ơn bạn nhưng cho mình hỏi tại sao khi chưa biết chất nào tỏa thì tổng nhiệt lượng của các chất đó lại bằng 0. Bạn có thể nói rõ vấn đề này giúp mình được không? 

14 tháng 5 2017

Tóm tắt
mhk = 900g = 0,9kg
t1 = 200 độ C
mnlk = 200g = 0,2 kg
VH20 = 2l => mH20 = 2kg
t2 = 30 độ C
tcb = 40 độ C
CAl = 880 J/kg.k
CFe = 460 J/kg.k
CCu = 380 J/kg.k
CH2O= 4200 J/kg.k
----------------------------
mAl = ?
mFe = ?
Bài làm
Nhiệt lượng tỏa ra của miếng nhôm là :
QAl = mAl .CAl .( t1 - tcb )
= mAl . 880 .( 200- 40 )
= mAl . 140800
Nhiệt lượng tỏa của miếng sắt :
QFe = mFe . CFe .( t1 - tcb )
= mFe . 460 .( 200 - 40 )
=mFe . 73600
Nhiệt lượng thu vào của nước
QH20 = mH20 . CH20 .( tcb - t2 )
= 2 . 4200 .( 40 - 30 )
= 84000 (J)
Nhiệt lượng thu vào của nhiệt lượng kế
Qnlk = mnlk . CCu .( tcb - t2 )
= 0,2 . 380 .( 40 - 30 )
= 760 (J)
Ta có hệ cân bằng nên
\(\Sigma Q_{thu}=\Sigma Q_{tỏa}\)
<=> 84000 + 760 = mAl . 140800 + mFe . 73600
<=> 84760 = ( mhk - mFe ) . 140800 + mFe . 73600
<=> 84760 = ( 0,9 - mFe ) . 140800 + mFe . 73600
Giải phương trình trên có :
mFe \(\approx\) 0,6244 kg
mAl = mhk - mFe = 0,9 - 0,6244 = 0,2756 (kg )
Đ/s ................
< Cho bài j mà dài v không biết .-. >