K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2016

''2 mặt trời, mặt trời bằng đầu'' có nghĩa là 2 ''chữ nhật'' đứng = nhau=>ráp lại

''4 trái núi, trái núi đảo điên'' có nghĩa là 4 chữ ''sơn'' đứng nghiêng ngả=>ráp lại

''2 ông vua tranh nhau 1 nc'' có nghĩa là 2 chữ ''vương'' đứng chéo nhau=>ráp lại

''4 cái miệng trong khoảng dọc ngang có nghĩa là 4 chữ ''khẩu'' đứng dọc ngang=>ráp lại

*Lưu ý: các chữ trên như chữ

chữ nhật

sơn

vương 

khẩu

đều viết = chữ Hán, sau khi ráp 4 chữ trên kia lại thì cả 4 chữ đều ra chữ ''điền'' (ruộng)

Câu này mk cx hok bít giải thik thế nào cho rõ nữagianroigianroigianroi, thông cảm nhaok

23 tháng 4 2016

chữ ''ruộng'' (điền)

21 tháng 3 2016

vanga à?

21 tháng 3 2016

hay là Nostradamus? Mình không chắc chính tả nhé

29 tháng 3 2016

cá chép

29 tháng 3 2016

cá chép

6 tháng 4 2016

VNEN hả

6 tháng 4 2016

ờ bạn. Rồi sao? biết k? haha

28 tháng 3 2016
- Không chỉ giới thiệu người thợ mộc - nhân vật chính của truyện (có một người thợ mộc), tác giả dân gian còn kể chuyện anh ta "dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày".

- Không chỉ giới thiệu một người nào đó "ở huyện Lạng Giang", mà còn cho ta thấy người này "đang bổ củi", trông "thấy một con hổ"; và miêu tả hình dạng, hoạt động của con hổ - nhân vật chính của truyện: trán trắng, cúi đầu cào bới, nhảy lên, vật xuống,...

 

Như vậy, ngoài tác dụng giới thiệu, đồng thời, các câu trần thuật trên còn dùng để tả, kể về hành động, hình dạng của nhân vật.


 
 
27 tháng 4 2016

        a giới thiệu anh thợ mộc.                      

        b miêu tả hình dạng hoạt động của con hổ

18 tháng 4 2016

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".

Tên "Nhật Bản" viết theo Rōmaji là Nihon theo chữ Hán (日本) hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".

Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dương thần nữ).

Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (倭国 "nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân (倭人 "người lùn"), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (倭寇 "giặc lùn"). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán 倭. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là nước sớm nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). Nhật Bản còn có tên gọi là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, Nhật Bản còn được gọi là "đất nước hoa cúc". Vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ("nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân ("người lùn").

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

18 tháng 4 2016

Nhật Bản còn được mọi người biết đến với tên gọi đất nước mặt trời mọc, vậy từ đâu mà đất nước này lại có cái tên gọi như vậy và ngay cả trên quốc kỳ Nhật Bản cũng là biểu tượng hình tròn đỏ của mặt trời. Được biết  đến với các mỹ danh “ đất nước mặt trời mọc” “ xứ sở hoa anh đào” “ xứ phù tang”. Nhật bản luôn là một điều bí ẩn, khơi gợi sự tìm tòi, khám phá trong mỗi người. Mỗi một tên gọi lại mang một một ý nghĩa, gắn liền với đất nước con người nơi đây. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm  hiểu rõ hơn về tên gọi đất nước Nhật bản. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Nằm ở cực Đông của Châu Á nên  Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm .Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). Không chỉ biết đến với loài hoa anh đào, Nhật Bản còn được gọi là “ đất nước hoa cúc”. Những bông hoa cúc 16 cánh xòe ra giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của Hoàng gia và Quốc huy Nhật Bản hiện nay. Nhật Bản còn có các mỹ danh “ xứ sở anh đào”, vì loài hoa này trải dài khắp dọc đất nước, những cánh hoa thoắt nở thoắt tan, được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp. Phù Tang cũng là một trong những tên gọi khi nhắc tời Nhật Bản . Cây phù tang thực chất là loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

OK chứ???

17 tháng 3 2016

Câu “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả sử dụng với tư cách là một biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ. Đối với hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Tác giả đem hình tượng so sánh Bác Hồ là mặt trời. Mặt trời là biểu tượng cho ánh sáng vĩnh cửu, sự trường tồn vĩnh hằng của thời gian và là chân lí của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như ánh sáng, như chân lí ấy. Đây là hình ảnh so sánh không gượng ép góp phần nâng cao giá trị hình tượng Bác.

2 tháng 3 2017

Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.


“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Nguyễn Khoa Điểm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

- Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?

- Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó.

YÊU CẦU

1. Học sinh phải chỉ ra được hình ảnh mặt trời trong các câu thứ hai được sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ. Đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.

2. Học sinh cần phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ:

- Tăng khả năng diễn đạt.

- Mở rộng trường liên tưởng, so sánh.

- Tiết kiệm từ ngữ, phù hợp với bản chất của thơ là gợi nhiều hơn tả.

BÀI LÀM

Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Với hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.

a) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).

b) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: cũng là hình ảnh mặt trời, nhưng tác giả bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã sử dụng với một tác dụng khác. Đối tượng so sánh ở đây là em bé, con của một bà mẹ Tà ôi. Lúc này, mặt trời không là biểu tượng cho chân lí hay một sức mạnh vĩnh cửu mà nó được đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của một người mẹ đối với con. Đồng thời qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng - tình mẹ con.

Qua sự phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từng trường hợp, ta có thể rút ra kết luận: ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tính biểu cảm mạnh mẽ, phong phụ. Nó làm đa dạng hóa nhiều hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.