Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc ta có hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Tình yêu nước của nhân dân ta mạnh mẽ là động lực để dân ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam mà em đã được học:
- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Dù diễn ra trong một thời gian dài gây cho quân Pháp không ít tổn thất nhưng tháng 2/1913 phong trào vẫn thát bại.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn. Tiêu biểu như: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Đông Xuân (1951 - 1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.
Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ
- Tác giả:
+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.
+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.
- Nội dung:
+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.
+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.
+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.
- Giá trị lịch sử:
+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.
Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
- Tác giả: La Fayette.
- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.
- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
TCCSĐT - Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là ba nước có nhiều điểm tương đồng về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là có chung vận mệnh lịch sử; từ rất sớm, nhân dân ba nước đã đoàn kết bên nhau chống thù chung, góp phần bảo vệ nền độc lập, tự do của mỗi dân tộc. Theo dòng chảy thời gian, tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước ngày càng được bồi tụ, vun đắp và nhân lên mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ.
Hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Việt lào hai nước chúng ta Tình sâu như nước Hồng Hà cửu long" liên tưởng đến vấn đề đoàn kết và đoàn kết đối ngoại trong công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia).
Câu thơ này thể hiện tình cảm đoàn kết và tình hữu nghị giữa ba nước Đông Dương. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng Việt Nam và Lào là hai nước có mối quan hệ đặc biệt, tình cảm sâu sắc như nước Hồng Hà và cửu long. Nước Hồng Hà và cửu long là biểu tượng của sự mạnh mẽ, bền vững và sự liên kết vững chắc.
Thông qua câu thơ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân và đạt được độc lập dân tộc. Ông mong muốn rằng các nước Đông Dương sẽ cùng nhau đoàn kết, hỗ trợ và hợp tác để đạt được mục tiêu chung của độc lập, tự do và phát triển.