Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
…………………./´¯/)
………………..,/¯../
………………./…./
…………./´¯/’…’/´¯¯`·¸
………./’/…/…./……./¨¯\
……..(‘(…´…´…. ¯~/’…’)
………\……………..’…../
……….”…\………. _.·´
…………\…………..(
…………..\………….\…
1. · Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có luận điểm chính và các luận điểm phụ.
· Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
· Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
· Lập luận là cách nêu luận cứ để dần đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
2.
* Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
* Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
* Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
* Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
* Dàn bài:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
* Giữa các phẩn và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
3.
Nội dung
- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ.
Nghệ thuật
- Luận điểm rõ ràng, rành mạch.
- Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; kết hợp dẫn chứng với giải thích, bình luận.
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thốngquý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thân ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước "
1. Xác định câu chủ đề của đoạn
Đó là câu "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
2. Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của văn bản, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì ?
Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?
Các dẫn chứng :
-
Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm các thời đại.
-
Tinh thần yêu nước ở hiện tại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự:
-
Thời gian: quá khứ - hiện tại
-
Không gian: miền xuôi - miền ngược, nước ngoài - trong nước.
-
Lứa tuổi: già - trẻ, gái - trai.
-
Lĩnh vực: mặt trận, hậu phương.
d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?
Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nướckết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
Câu mở đoạn của đoạn văn này là: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".
Câu kết đoạn của đoạn văn này là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
(2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?
Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.
(3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?
g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:
- Xây dựng bố cục
Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.
- Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng
Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.
Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
'' Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thốngquý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thân ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước "
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn
- Câu chủ đề : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của văn bản, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì ?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
Bài văn có bố cục ba phần:
- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?
Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: - Tinh thần yêu nước trong lịch sử xa xưa các qua các thời đại: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi...
- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Dẫn chứng trong phần này được chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyền đất ruộng cho Chính phủ, ...
- Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thông nồng nàn yêu nước.
d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?
Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh:
- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
- Tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày... có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Nghĩa là tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
Câu mở đoạn của đoạn văn này là: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".
Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
(2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?
Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ... đến..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.
(3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng mang ý nghĩa bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ, nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.
g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:
- Xây dựng bố cục;
- Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng;
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.
=> Bố cục chặt chẽ.
- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trình tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, các dẫn chứng về lòng yêu nước thời nay lại được sắp xếp theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
- Hình ảnh so sánh độc đáo nhưng gần gũi, dễ hiểu, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước - một khái niệm trừu tượng.
bài văn nghị luận có 3 phần(mở bài, thân bài, kết bài)
Mở bài:giới thiệu nhân vật, nêu chủ đề của văn bản
Thân bài: cụ thể hóa, làm rõ nội dung đã nêu ở mở bài
Kết bài : thâu tóm, nhấn mạnh nội dung đã biểu đạt ở thân bài
Bài văn nghị luận gồm 3 phần :
MB : nêu vấn đề nghị luận có ý nghĩa đời sống , xã hội
TB : Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( thường sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề đang bàn luận )
KB : nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng , thái độ , quan điểm của bài . Liên hệ bản thân ( nếu có )
Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.
Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
Lời văn chặt chẽ, logic, hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.