K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ rất mực yêu thương chồng tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

24 tháng 9 2017

“ Bạn “ là một từ để chi người có thời gian gắn bó ta trong 1 thời gian dài và giữa ta và họ có một sợi dây ràng buộc được gọi là “ tình bạn “có thể nó sinh ra chỉ đơn giản như C.S.Lewis đã nói :Tình bạn nảy sinh ngay khi người này nói với kia “ Ủa ! Bạn cũng vậy sao ? Tôi tưởng chỉ có mình tôi mới như thế “ .Trong cuộc sống này , mỗi người sẽ có một khái niệm riêng về tình bạn và cũng hiểu được tầm quan trọng của nó vì nếu không có tình yêu thì có thể tưởng tượng được nhưng nếu không có bạn thì thật là khó suy nghĩ, có thể đó cũng là lý do dễ hiểu sao ai cũng có bạn .Họ có thế nghe thấy bài ca từ trong tim ta, để rồi hát lại cho ta khi ta không còn nhớ gì về nó nữa .Và nếu bạn làm sai điều gì thì những người bạn sẽ giúp cho bạn thấy rõ điều đó. Bạn là người luôn đồng hành với ta để có thể nắm lấy đôi tay ta mỗi khi ta vấp ngã và có thể cũng là người cuối cùng để làm điểm tựa để ta đứng lên. Nếu một ai đó hỏi tôi rằng : Phải chăng “ Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi “ ? Thì câu trả lời mà người đó sẽ nhận được từ tôi là : Có thể là vậy ! . Tôi chắc rằng một người bạn thật sự sẽ “ đến với ta “ trong mọi hoàn cảnh dù là éo le ra sao , họ làm vậy chỉ đơn giản vị họ là bạn , hoàn toàn không nghĩ đến lợi ích cá nhân, với bằng trái tim của một người bạn chân thành niềm vui của ta cũng sẽ là niềm vui của họ cũng như nỗi bùn . Đừng thấy lạ nếu bạn bắt gặp cảnh một người cõng người bạn dị tật trên lưng để đến trường mặc dù đó là việc không dễ làm chút nào, động lực để người đó làm được điều như thế chính là tình bạn chân thành , vì người đó nghĩ rằng hạnh phục được đi học của bạn cũng chính là hạnh phúc của mình. Trong cuộc sống có lắm khó khằn, chông gai đôi khi ta phải vượt bằng chính đôi chân của mình nhưng cũng có lúc phải có sự chấp cánh từ người bạn thân, không cần ta gọi, họ cũng luôn ở cạnh ta để giúp đỡ và chỉ mong ở ta một nụ cười. Thế nhưng đôi khi đời không cho ta người bạn như thế , có những người bạn chân thành mà cũng có những người bạn dối gian . Họ là những người làm bạn với ta chi vì lợi ích cá nhân, đây là những người mà lúc ta cần sự giúp đỡ họ lại lảng tránh, vậy đến khi họ gặp khó khăn thì họ lại gọi ta, buồn thay cho những ai có người bạn như thế. Vậy nên liệu có ai “đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi “ phụ thuộc rất nhiều vào những tình bạn mà ta đang sở hựu có chân thành hay không mà thôi . Những tình bạn dựa trên những lợi ích cá nhân , lòng ích kỷ sẽ cho ta những người bạn giả tạo . Bạn như thế chỉ mang lại cho cuộc sống của ta thêm những vết đau mà thôi , sẽ đau hơn nếu họ còn lấy tình bạn ra làm trò đùa. Chúng ta cần lên án và tránh những tình bạn như thế .Đương nhiên trái với những người bạn xấu thì đâu đó cũng có những người bạn chân thành nhưng họ đôi khi không thể hiện điều đó và chỉ khi nào ta cần thì họ mới xuất hiện để giúp đỡ, giống như những ngôi sao chỉ sáng khi trong bầu trời đêm tối mà thôi. Những tình bạn như vậy thiêng liêng hơn bao giờ hết, tình cảm này sẽ nới rộng niềm hạnh phúc và buộc nhỏ lại nỗi bùn của ta . Một tình bạn thật sự có thể đánh thức được cả tình cảm của người khác dù nó có sắc đá đến đâu. Qua bao nhiêu thế kỷ, tình bạn của những người bạn chân thành luôn là thứ mà thơ ca luôn ca ngơi, càng thấy rõ được trong lòng mỗi chúng ta luôn cần một người bạn thật sự bên cạnh mình . Theo Proverbe Malgache : “ Thà mất ít tiền còn hơn mất một ít tình bạn “.có thể nói khi sở hữu được một tình bạn thật sự là ta đã sở hữu cả một kho tàng. Để có được những người bạn đến với ta khi ta khó khăn , điều này phụ thuộc vào chính bản thân ta . Tình bạn cũng là hương vị của cuộc sống nên ta cũng phải biết chọn lựa hay nói cách khác ta phải chọn bạn như chọn đồ quý, ít nhưng phẩm chất cao.Ta đừng hấp tấp kết bạn mới mà cũng đừng vội vàng bỏ bạn cũ, vì có được người bạn tốt đã khó việc giữ tình bạn ấy lâu bền càng khó hơn cũng giống như ta trồng cây cần sự vun đắp . Erik Orsenna đã từng nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng : “ Đừng nhầm lẫn giữa tình bạn và nhu cầu tâm sự “. Hãy có những sự lựa chọn đúng đắn trong việc chọn bạn vì điều đó sẽ giúp cho cuộc sống bớt nhạt nhẽo hơn , để đến khi ta đi trên đường vào buổi tối sẽ có những ngôi sao soi rọi cho ta vững bước đi về phía trước .Đương nhiên tình bạn không chỉ một chiều, ta cũng phải là một người bạn tốt thì mới có thể dễ kiếm được những người bạn thân , vây nên việc hoàn thiện bản thân của chính mình cũng vô cùng cần thiết vì điều tốt với ta cũng là niềm vui với những người bạn của ta. Trên đường đời nếu ta nghĩ thế giới này không còn ý nghĩa thì hãy suy nghĩ lại vì có lẽ ta là cả một thế giới của ai đó. Dù cho khó khăn đến thế nào , dù cho không còn ai đến với ta, thì cũng đừng bỏ cuộc , vì ta phải tin vào một bàn tay ấm từ những người bạn sẽ với lấy ta , đỡ ta trên vai để bước tiếp .Hãy cảm ơn thứ tình cảm thiêng liêng mà họ dành cho ta , hãy gìn giữ và quý trọng như một vật quý, bởi chỉ như vậy mới làm cho cuộc sống của ta thêm chút vị ngọt ngào .

9 tháng 11 2017

Sáng mùng 1 tết ,ba mẹ để mình ngủ đến tận 10 h mới gọi ,nhưng đêm qua đón giao thừa thức suốt ,mình bất đắc dĩ lồm cồm bò dậy .
-Con trai , dậy rửa mặt rồi đi ra vườn nhà hái mấy bông lay ơn đỏ , nhúng qua nứoc mưa cho tươi ,đem vào cắm lọ thủy tinh vào để cúng ông bà đi con !
Tôi nhớ mang máng lại tiếng đó là của mẹ tôi ,dạ vâng dạ vâng cho qua quýt ,sau đó cũng làm theo lời mẹ dạy .
Chẳng hiểu sao sơ ý thế nào khi đem hoa vào đến sân,một tay cầm lọ, có chú chuột nhắt chạy qua chân cái rào một cái, ,sợ quá tôi giật mình đánh thót ,thế là lọ pha lê của ba mẹ tôi vỡ tan tành .
-Con xin lỗi ,cái lọ nhà mình nay cầm sao trơn thế không biết ?-tôi vừa van nài vừa đánh mắt liếc ngang sợ sệt,dò ý mẹ đang nấu đồ ăn sáng cho tôi trong bếp .
-ái chà ,cậu ấm lại đoảng quá ,mùng 1 tết mà vỡ cốc chén ,lọ hoa quý vậy là dông cả năm ,xui xẻo lắm đó con ạ -tiếng mẹ rên rẩm .
-Không sao ,đổ vỡ là điềm lành ,lọ hoa này ba mua bên Tiệp về ,nó là xứ sở của pha lê đó con,nhưng không sao ,nhà mình còn một lọ nữa ba mua 1 đôi mà -giọng ba ôn tồn ,cũng làm mình đỡ run phần nào .Chắc ba cũng hiểu tính câu con trai nhút nhát của ba lắm ,tuổi mới lớn mà !
Tôi ngẩn ngừoi nhìn những mảnh vỡ vụn dứoi chân ,không dám giải thích gì hơn nhưng chắc chắn rằng con chuột nhắt đáng ghét kia đã cướp đi tiền triệu của ba mẹ mình ,lại làm cho mình mắc phải tội lỗi vô ý đánh đổ vỡ đồ dùng nữa chứ!
Lấy chổi và hót rác quét vào nhè nhẹ thương thương tiếc tiếc,tóm lại mình thầm nghĩ :pha lê hay gì gì thì cũng là đồ vật ,mình sẽ sửa ,hứa với lòng mình không làm ăn vụng dại như vậy nữa ,và cũng sẽ không sợ bọn chuột kia nưã ,lần sau mình gặp nó mình sẽ gọi bác mèo già ra là xong hết ,vĩnh biệt pha lê !hi hi

9 tháng 11 2017

tl lại nè:

Bài làm:
Thời gian cứ thế trôi đi, con thoi thời gian cứ lẳng lặng dệt từng góc cạnh của cuộc sống. Điều đó, đồng nghĩa với việc, sẽ có những thứ trở thành “kỉ niệm” trong ta. Lật lại từng trang kỉ niệm của mình, tôi chợt nhớ lại món quà sinh nhật lần thứ mười hai của tôi.
Chiều hôm ấy, tôi vội về nhà để lo bữa tối. Một đứa con gái vụng về như tôi thì không hề thích mấy công việc thế này, nhưng ba mẹ tôi đã về quê nên tôi đành phải làm vậy. Vừa về tới nhà, tôi đã thấy tin nhắn. À, thì ra là của mẹ: “Con vào phòng mẹ, mở cái ngăn tủ ra, con sẽ thấy điều bất ngờ.” Tôi vốn tò mò nên quên việc nhắn lại cho mẹ, vội chạy vào phòng mẹ, mở ngăn tủ ra. Tôi thấy một mảnh giấy ghi “Chúc mừng sinh nhật, con yêu!” phía dưới mảnh giấy là cái hộp xinh xắn thắt cái nơ màu tím. Thì ra hôm nay là sinh nhật của tôi, tôi chợt nhớ ra. Mẹ tôi đã chuẩn bị quà cho tôi từ lâu rồi ư? Tôi vui sướng mở hộp quà ra. Thật bất ngờ, trong chiếc hộp ấy lại có hai chiếc hộp nhỏ hơn nữa. Một chiếc màu xanh lục, một chiếc màu hồng. Chiếc hộp xanh lại có thêm một lỗ tròn xoe như đồng xu ở đáy. Điều bất ngờ là cả hai chiếc hộp hoàn toàn trống trơn. Một câu hỏi khá to xuất hiện trong tâm trí tôi: “Cái gì thế nhỉ?” Tôi vẫn chưa hiểu món quà có ý nghĩa gì. Nhưng tôi chợt nhận ra có một mẩu giấy nhỏ trong hộp nữa. Tôi cầm lên, thầm đọc: “Hằng ngày, con sẽ gặp nhiều niềm vui và cả những nỗi buồn. Con đựng nỗi buồn vào chiếc hộp xanh để nỗi buồn theo gió cuốn đi. Hãy đựng những niềm vui vào chiếc hộp màu hồng. Mẹ muốn rằng, niềm vui sẽ ở mãi bên con. Tặng con yêu của mẹ!” Đọc xong, tôi lặng người đi…
Thời gian giúp con người trở nên trưởng thành hơn, giúp cho những món quà vô giá ấy trở nên quý giá trong tim mỗi người. Hai cái hộp mẹ tặng tôi là nguồn động lực lớn giúp tôi vượt qua khó khăn. Đây không phải là món quà mua vội trên vỉa hè, mà đây là một món quà chứa đầy tình yêu thương của mẹ.

24 tháng 4 2017

-Gợi ý:

+) Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những người dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến - những hoạt động vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

+)Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng.

+) Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ành "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác....

24 tháng 4 2017

Gợi ý:

-thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

-

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

=>

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

6 tháng 11 2017

viết 1 bài văn nói về kỉ niệm với gia đình , thầy cô giáo

Đề bọn mình dễ này thôi nhé ^^

6 tháng 11 2017

mk lớp A nên để số 4 nhé!!!

7 tháng 9 2017

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

17 tháng 11 2016

đó là dụng ý của tác giả. cũng có thể có nhiều cách để kết thúc câu chuyện như: để giôn-xi khóc, hoặc giôn-xi với xiu cùng đi thăm cụ bơ men... nhưng hơn cả cứ để giôn-xi im lặng , cho sự cảm động thật sâu xa, thấm thía , thấm vào tâm hồn giôn-xi , thấm vào tâm hồn người đọc, làm cho câu chuyện có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán.

mk nghĩ vậy đó, cx k chắc đúng k nữa, hì, thông cảm!!!!

 

20 tháng 11 2016

- Để Cho người đọc nhớ lại đến cụ bơ-men và sự hi sinh của cụ....Để người đọc không bị lãng quên ..Thấm vào tâm hồn người đọc,làm cho câu chuyện có dư âm,,để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán <3
- Mình nghĩ chắc là vậy ă <3

14 tháng 11 2017

Con giun xéo mãi cũng quoằn.

10 tháng 10 2017
Cơn mưa bất ngờ ập đến. Gió càng lúc càng thổi mạnh. Trên các cột đèn xuôi theo đại lộ, các loa truyền thanh đang ra rả thông tin về diễn biến cơn bão dữ sắp tràn về thành phố. Mới 5 giờ chiều mà đường phố vắng tanh. Có lẽ ai cũng muốn tranh thủ về nhà sớm để xua tan cảm giác lạnh lẽo, cô đơn buồn bã lẫn lạnh lùng.

- Phải trú mưa thôi. Hoàng lẩm bẩm một mình rồi ì ạch đẩy xe vào trạm với nỗi chán chường.

- Thầy, … thầy …

Tiếng thưa nhỏ nhẹ trong veo từ một người đang che kín mặt bằng chiếc khẩu trang ướt sũng đang nhỏ từng giọt, từng giọt nước xuống mặt ướt đẫm trông rất thảm hại, duy có đôi mắt rất tinh anh, ngời sáng đến lạ lùng.

Lúc này Hoàng mới để ý nhận ra chiếc xe rác đầy ắp được phủ kín bằng tấm bạt ni lông. Trước hai tay cầm là vô số giấy vụn, vỏ chai, mũ bể được bỏ gọn gàng trong hai chiếc túi to đùng.

- Cô là … là….. Hoàng lên tiếng để phá tan sự hoài nghi.

- Dạ , em là Dung, học trò cũ của thầy ở khoa Toán Đại học sư phạm thành phố, thầy còn nhớ em không?

- Dung hả?. Để thầy nhớ lại xem. Hoàng vỗ trán suy nghĩ, cố nhớ nhưng không tài nào nhận ra. Giảng dạy gần ba mươi năm rồi chứ có ít ỏi gì đâu, sinh viên hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau vào rồi lại ra trường, chuyện quên lãng cũng là lẽ thường, Hoàng tự an ủi mình.

- Nhà em ở đâu? Sao em lại chọn nghề này? Ra trường sao không đi dạy? Còn chị này là ai?. Hoàng cứ hỏi liên tục khiến cô gái không kịp trả lời, chỉ còn thấy đôi môi mấp máy và đôi mắt buồn buồn xa thẳm.

Có lẽ lòng tự trọng khi bị Hoàng chất vấn làm cả hai người nóng bừng cả mặt. Chiếc xe rác được kéo băng băng trong cơn mưa tầm tã trắng xóa đất trời. Một người kéo một người đẩy thoăn thoắt đi nhanh như một sự trốn chạy vô hình. Mưa vẫn tuôn như thác đổ.

Về đến nhà. Hoàng không tài nào quên được hình ảnh ban chiều. Anh không hề để tâm khi vợ con mình bàn việc mua sắm ngày xuân, dù chỉ còn hai tuần nữa là Tết đến. Cũng chẳng hào hứng khi xem ti vi sau buổi cơm chiều. Hoàng cố lục tìm những hình ảnh xa xưa, cái thời anh mới chập chững bước lên giảng đường cho đến hôm nay. Dung là ai? Học trò cũ năm học nào? Sự ân hận cứ dày dò khiến anh điên tiết lên. Đây rồi tấm ảnh thầy trò ghi rõ Lớp Toán năm học 1998 - 2002, trong đó có nụ cười tươi tắn đôn hậu tự tin, và đôi mắt sáng tinh anh đầy nghị lực của Dung - lớp trưởng.

Hôm sau, cũng giờ tan tầm, Hoàng đậu xe phía bên kia đường. Anh đang chờ Dung và người đàn bà đi cùng hôm qua, mà chờ để làm gì? Sẽ nói gì với họ bây giờ? đến giờ Hoàng cũng không tự lý giải được lòng mình. Có lẽ anh chỉ muốn nói lời xin lỗi về sự đường đột hôm qua. Có vậy mà lòng anh như lửa đốt. Cái cảm giác chờ đợi sao dài quá, hồi hộp quá.
Bên kia đường, bóng dáng Dung đã xuất hiện. Còn người phụ nữ kia đâu? Hoàng bắt đầu sốt ruột. Dung lầm lũi kéo xe rác đi cặp theo đường phố, cái dáng nhỏ liêu xiêu trong nắng chiều làm Hoàng thấy thương hại, xót xa nhiều quá. Rời khỏi nơi tập kết rác, Dung tất tả đạp xe về nhà đâu biết rằng phía sau lưng mình có một người đang bám theo với sự dày dò lẫn hoài nghi khó tả.

Xe Dung rẽ vào hẻm nhỏ và dừng lại ở căn nhà tôn mục nát. Hoàng vẫn lẳng lặng bám theo đến khi Dung đã vào hẳn trong căn nhà nhỏ. Qua khe hở của chiếc vách tạm bợ, Hoàng thấy trên chiếc chiếc bàn thờ nho nhỏ giữa nhà là chiếc đèn dầu hột vịt leo lét trước di ảnh một người đàn ông có khuôn mặt giống Dung như đúc. Hoàng nghĩ có lẽ người ấy là ba Dung.

Ở góc nhà một người đàn bà gầy gò đang lên cơn ho sù sụ, đắp một chiếc mền vá víu khắp chỗ. Trên vách nhà là những bộ đồ công nhân vệ sinh treo thẳng thóm. Cạnh bên là chiếc bàn nhỏ chất đầy sách vở, giáo án của Dung. Trên vách tường những bằng giấy khen được treo kín, có cả tấm hình Dung tươi cười xúng xính trong chiếc áo choàng đen nhân lễ tốt nghiệp, đôi mắt tự tin, độ lượng sáng lạ thường.

Hoàng tất tả quay ra đầu hẻm trong tâm trạng vừa ân hận, vừa thương hại, vừa tự trách cứ mình. Mưa cuối ngày lại bất chợt kéo đến làm bầu trời vốn đã tối lại càng tối âm âm. Nước từ các hố ga lại bắt đầu dâng lên làm mắt hẻm ngập lầy lụa, ngườì ra vào xắn quần lên bì bõm trong cơn mưa xối xả, trắng xóa. Mắt Hoàng chợt ánh lên khi nhận ra bóng dáng liêu xiêu của Dung đang bì bõm dẫn xe ra đầu hẻm rồi vội vã đạp đi. Hoàng hấp tấp bám theo đến nổi quên trả tiền ly cà phê chưa uống. Dung đi đâu?

Tới mái ấm từ thiện trên phố nhỏ, Dung xuống xe dắt vào mái hiên nhà. Chiếc áo mưa nhàu nát có lẽ không đủ giữ ấm cho tấm thân nhỏ nhoi ấy, mặt Dung nhợt nhạt, môi xanh đen vì lạnh.

- Cô đến rồi, cô đến rồi các bạn ơi. Cô có lạnh hôn?, chúng con sợ cô lạnh rồi bệnh hổng đến dạy tụi con nữa, cô đừng có bệnh nghe, vắng cô chúng con buồn lắm. Tết này cô lại đây với tụi con như mọi năm nghe cô.

Dung nhìn thật sâu vào đôi mắt trong suốt, thánh thiện thơ ngây của các em mà nghe lòng xốn xang khôn tả. Chúng nó nhỏ dại quá, đơn độc quá, hứng chịu bao chuyện bất hạnh của cuộc đời. Bằng lứa chúng, bao trẻ khác đang ấm cúng trong những ngôi nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi, được nũng nịu trong vòng tay của cha mẹ, vòi vĩnh những đồ chơi đắt tiền. Còn lũ trẻ ở đây?

Nghĩ đến đó, Dung bật khóc. Thấy vậy cả lũ nhỏ cũng khóc theo dù không biết cô giáo của chúng khóc vì chuyện gì? Buổi học bổ túc kéo dài khoảng hai giờ. Thầy trò lại tiễn nhau ở khoảng sân quen thuộc của mái ấm trẻ mồ côi, Dung lại quay về vội vã với gia đình trong cơn mưa rả rích.

- Dung, em ngừng lại thầy có chuyện muốn nói với em. Tiếng Hoàng nói thật to trong cơn mưa.

Nghe tiếng nói, Dung hấp tấp thắng xe thật gấp vào vỉa hè, suýt chút nữa là ngã nhào trên nên gạch.

- Ủa , thầy… thầy đi đâu giờ này, em…. em

- Em vào đây thầy hỏi chuyện này một chút, chỉ ít phút thôi, thầy biết em rất bận. Nói xong Hoàng xuống xe dẫn chiếc xe đạp của Dung vào quán cà phê nhỏ ven đường, lúc này quán vắng tanh, chỉ có hai thầy trò là những người khách cuối cùng.

- Em dạy ở đâu? Gia đình sống ra sao? Hôm qua thầy thật vô tâm quá, suốt đêm không ngủ, em đừng trách thầy nghe.

- Dạ có gì đâu thầy. Tiếng Dung nhỏ nhẹ, từ tốn. Câu chuyện của Dung kể cứ đều đều trong đêm vắng. Ra trường với tấm bằng loại giỏi, Dung xin việc ở một trường trung học phổ thông tại thị xã. Ban đêm cô dạy bổ túc cho các em nhỏ mồ côi gần chục năm qua mà không hề nhận một khoản bồi dưỡng nào. Dù bận mấy Dung vẫn đều đặn mỗi đêm đến với lũ nhỏ. Ba Dung mất khoảng hơn tám năm qua do căn bệnh ung thư, mẹ cô từ đó sức khỏe cũng suy giảm thấy rõ. Những chuyến xe rác ngày trở nên nặng nề hơn đối với người đàn bà bệnh tật sắp tuổi về hưu. Có lần đi dạy về ngang thấy mẹ đang oằn lưng kéo xe rác lên cầu, cô dừng xe đẩy tiếp mẹ lên cầu trong làn nước mắt nhạt nhòa. Từ đó mỗi chiều Dung đến giúp mẹ kéo rác. Lúc đầu mẹ cô khăng khăng từ chối.

- Con làm vậy coi sao được, mẹ còn kéo xe nổi, ai đời cô giáo cấp ba mà đi kéo rác, người ta biết thì nguy, rồi lỡ học trò con thấy thì sao? Thôi mặc mẹ.

- Có gì đâu mẹ, kéo rác cũng là cái nghề lương thiện và có ích, mẹ đã nuôi con ăn học nên người, con giúp mẹ như vầy có thấm vào đâu. Dung van nài.

Thấy thái độ kiên quyết của con, mẹ Dung đành chấp nhận với điều kiện, cô phải bịt kín mặt mày bằng khẩu trang để không ai nhận ra. Cứ như vậy, cuộc sống hai mẹ con cứ lay lắt theo dòng đời. Hai mươi tám tuổi, Dung vẫn độc thân để chăm lo cho mẹ chu đáo khi tuổi già xế bóng. Mắt Hoàng cứ cay xè theo câu chuyện của cô học trò cũ của mình.

Buổi chào cờ sáng thứ hai cũng là buổi học cuối cùng trước khi nghỉ Tết hôm nay rất lạ thường. Cô cảm nhận có điều gì đó khác lạ khi bất chợt thấy sự có mặt của thầy Hoàng - người duy nhất mà Dung bộc bạch hết nổi riêng tư về cuộc sống của mình.

Tiếng thầy hiệu trưởng vang vang trên bục đưa cô về thực tại.

- Xin mời cô Nguyễn Thị Dung lên nhận quyết định trao tặng căn nhà tình nghĩa từ sự đóng góp của quý thầy cô và học sinh toàn trường. Đây cũng là món quà xuân tặng cô. Thông qua thầy Hoàng, nhà trường đã hiểu và vô cùng cảm phục trước nghị lực và việc làm đầy ý nghĩa của cô.

Dung lảo đảo như người say sóng. Bất chợt nhìn sang phía thầy Hoàng và bắt gặp nụ cười rạng rỡ, tự tin, đồng cảm. Tiếng vỗ tay vang dội khoảng sân trường rộng mênh mông đầy nắng ấm. Hàng mai quanh trường cũng rung lên theo cơn gió se lạnh. Đồng nghiệp, học sinh chạy ùa tới vây quanh Dung để sẻ chia niềm hạnh phúc dâng đầy. Nước mắt cô rơi dài xuống mặt và trở thành hiệu ứng dây chuyền, bạn bè khóc rồi học sinh toàn trường cùng khóc vì xúc động.

Ở một góc hẹp dưới tàn phượng vĩ sân trường. Hoàng đang đăm đăm xin lên bầu trời xanh thẳm, ở đó như phảng phất có nụ cười của ba Dung, thấp thoáng hình bóng mẹ Dung thôi không còn oằn lưng kéo xe rác lên cầu, có hình dáng cô giáo nhỏ đôi mắt tinh anh, nụ cười rạng rỡ đang đến với lũ trẻ mồ côi. P/S : Đề bài khá hay đấy!
10 tháng 10 2017

đúng nhưng hơi dài...hihi