K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2016

soạn bài hả bn

7 tháng 9 2016
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Các loại từ ghép
a) Trong các từ ghép bà ngoạithơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ? Các tiếng được ghép với nhau theo trật tự như thế nào?
(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].
(Lí Lan)
(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].
(Thạch Lam)
Gợi ý:
- Các tiếng chính: thơm.
- Các tiếng phụ: ngoạiphức.
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
b) Các tiếng trong hai từ ghép quần áotrầm bổng ở những ví dụ sau có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không?
- Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
- Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng [...].
Gợi ý: Các tiếng trong hai từ này không chia ra được thành tiếng chính tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.
2. Nghĩa của từ ghép
a) So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ , nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm.
Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa của từ thơm rồi so sánh với nghĩa của các từ ghép có thơm là tiếng chính (bà ngoạibà nộithơm phứcthơm ngát, ...). Nghĩa của tiếng chính rộng hơn nghĩa của cả từ, ví dụ: nghĩa của  (cả bà nội, bà ngoại,...) rộng hơn nghĩa của bà ngoại. Sự có mặt của tiếng chính làm thu hẹp phạm vi bao quát của từ.
b) So sánh nghĩa của từ quần áo so với nghĩa của mỗi tiếng quầnáo; nghĩa của từtrầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầmbổng.
Gợi ý: Đối với các từ ghép đẳng lập, nghĩa của các tiếng tách rời bao giờ cũng hẹp hơn nghĩa của cả từ. Nghĩa của quần áo rộng hơn nghĩa của quầnáo; nghĩa của trầm bổngrộng hơn nghĩa của trầmbổng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Xếp các từ ghép suy nghĩlâu đờixanh ngắtnhà máynhà ănchài lướicây cỏẩm ướtđầu đuôicười nụ theo bảng phân loại sau:

Từ ghép chính phụ

 
Từ ghép đẳng lập
 
Gợi ý: Xem xét nghĩa của các tiếng; nếu là từ ghép chính phụ, khi tách ra, tiếng chính có thể ghép với các tiếng khác để tạo ra các từ cùng loại, ví dụ: xanh ngắt có thể tách thànhxanh / ngắt, rồi giữ nguyên tiếng chính để ghép với các tiếng phụ khác như xanh biếc, xanh lơ, xanh thẫm,...
2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ:

bút ...

ăn ...
thước ...
trắng ...
mưa ...
vui ...
làm ...
nhát ...
Có thể có các từ: bút chì, thước kẻ, mưa phùn, làm việc, ăn sáng, trắng xoá, vui tai, nhát gan,...
3. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành các từ ghép đẳng lập:

núi

...
mặt
...
...
...
ham
...
học
...
...
...
xinh
...
tươi
...
...
...
Gợi ý: Có thể thêm vào các tiếng để trở thành các từ như: núi non, núi đồi; ham muốn, ham mê; xinh đẹp, xinh tươi; mặt mũi, mặt mày; học tập, học hành; tươi trẻ, tươi mới,...
4. Trong các cụm từ dưới đây, cụm nào đúng, cụm nào sai? Vì sao?
- một cuốn sách
- một quyển vở
- một cuốn sách vở
- một quyển sách vở
Gợi ý:
- Các cụm sai: một cuốn sách vở, một quyển sách vở.
- Sai vì: sách vở là từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát nên không dùng với nghĩa tính đếm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ ghép đẳng lập kết hợp một cách hợp lý với những danh từ chỉ đơn vị đứng trước (bộ, chuyến,...) thì vẫn được dùng với nghĩa tính đếm như: một bộ quân áo, một chuyến đi lại, v.v...
5. Sử dụng từ điển để tra các từ và trả lời câu hỏi:
a) Có phải mọi thứ có hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b) Em Nam nói: "Cái áo dài của chị em ngắn quá!". Nói như thế có đúng không? Tại sao?
c) Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: "Quả cà chua này ngọt quá!" có được không? Tại sao?
d) Có phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Gợi ý: Các từ hoa hồngáo dàicà chuacá vàng mang ý nghĩa khái quát, gọi tên loại sự vật. Không nên hiểu hoa hồng chỉ là hoa có màu hồng, có thể có hoa hồng đen; tương tự, cà chua không chỉ là loại cà có vị chua, áo dài không phải đối lập với áo ngắn mà là tên gọi một loại trang phục truyền thống (có cả áo và quần), cá vàng không chỉ là cá có màu vàng (có cá vàng đen, cá vàng trắng,...).
6. So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (Anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Gợi ý:
- Hai từ mát tay và nóng lòng ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác (mát, nóng) với hai danh từ (tay, lòng). Khi ghép lại, các từ này có nghĩa khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên chúng. 
Mát tay: chỉ những người dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc (như chữa bệnh, chăn nuôi,…).
Nóng lòng: chỉ trạng thái (tâm trạng của người) rất mong muốn được biết hay được làm việc gì đó.
- Các từ gang và thép vốn là những danh từ chỉ vật. Nhưng khi ghép lại, chúng trở thành từ mang nghĩa chỉ phẩm chất (của con người.)
- Các từ tay và chân cũng vậy. Chúng vốn là những danh từ nhưng khi ghép lại, nó trở thành từ mang nghĩa chỉ một loại đối tượng (người).

 


7. Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nướcthan tổ ongbánh đa nem theo mẫu sau:
Gợi ý: Xác định tiếng chính trong các từ, tiếp tục xác định tiếng chính và phụ với các tiếng còn lại. Mũi tên trong mô hình là chỉ sự bổ sung nghĩa của tiếng phụ cho tiếng chính. Theo mô hình bổ sung nghĩa này, ta có:
máy hơi nướcmáy là tiếng chính; hơi nước là phụ, trong đó nước phụ cho hơi.
than tổ ongthan là tiếng chính; tổ ong là phụ, trong đó ong phụ cho tổ.
 
bánh đa nembánh đa là chính, nem là phụ; trong bánh đabánh là chính, đa là phụ.
 
 
22 tháng 11 2018

trần thị diệu linh tiếp sức cho câu 2 và 4 ấy mà hihahehe

21 tháng 11 2018

cai cho sao sao la voi moi cau tren (cau1)

20 tháng 2 2017

So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a. vs các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

- chống nạn thất học

- dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.

- sách là người bạn lớn của con người.

~~~~~~~~**************~~~~~~~~

Kết luận của các lập luận trong những câu trên có liên quan đến các vấn đề xã hội hơn kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a.

14 tháng 3 2017

cảm ơn bạn nhiều

17 tháng 2 2019

1)Đối với em ,(trạng ngữ)cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

2)Cuộc sống chúng ta không thể thiếu tình bạn, tình cảm bạn bè như một mối quan hệ tất yếu của xã hội giúp gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. Đôi khi tình bạn giản dị và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.Tình bạn đôi khi tình cờ và đến bất ngờ mà chính bạn cũng không nhận ra, có thể là cùng trong một lớp, cùng trong khóa học, bạn quen qua mạng Internet…điểm chung đó là ngọt ngào đôi khi hờn giận vô cớ. Khi bắt đầu một mối quan hệ tình bạn luôn giúp con người cảm thấy hào hứng như gặp nhau nói chuyện, tâm sự, chia sẽ vui buồn trong cuộc sống, đồng thời giúp cả hai hiểu nhau hơn.Cuộc sống này sẽ giúp chúng ta gặp gỡ và kết bạn với nhiều người, có thể những người bạn đến rồi đi nhưng trong ta họ vẫn tồn tại như một kỉ niệm, chỉ còn lại những người bạn thân thật giản dị thể hiện qua cách xưng hô, cách đối xử với nhau nhưng họ chẳng bao giờ quên bạn mỗi khi đứng trước khó khăn, chính điều đó đã thể hiện hai từ “bạn thân” thật đáng quý trọng.Tình bạn có thể giúp vượt qua khó khăn của cuộc sống, lúc buồn và lúc rối trí hay những lúc thất bại. Người bạn ấy sẽ nắm lấy tay bạn và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Nếu bạn tìm thấy một người bạn như thế hãy tôn trọng và quý trọng họ bởi gì không dễ để tìm thấy người thứ hai. Có tình bạn bạn sẽ không cảm thấy cô đơn, luôn có nghị lực vượt qua thử thách của cuộc sống.Tình bạn là như thế đó rất cao quý và đáng trân trọng. Hãy mở rộng lòng mình để đón nhận tình bạn, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và giá trị hơn rất nhiều.