Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.
Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.
Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.
Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.
Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.
Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.
Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.
Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!
Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.
Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.
Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.
Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.
Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.
Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.
Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.
Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tôi đã nghe qua những thông tin sách báo , trương trình ti vi nói đến những cô ,cậu học sinh ăn mặc một cách hở hang . Những bộ váy kì dị , quần thì rách tả tơi , nghe nói đó là mốt . Nhưng theo tôi đó là một thứ mà làm cho con người ta hư hỏng . Vậy theo các bạn điều đó là đúng hay sai ?
Những bạn học sinh ăn mặc theo mốt thường không tuân theo quy định cùa nhà trường : họ không mặc đúng đồng phục nhà trường đã quy định , trong giờ học họ chỉ chú trọng đến những bộ trang phục không chú ý đến bài học . Không biêt nay mai tương lai của họ sẽ thế nào nhỉ ? Ăn chơi , đưa đòi ...
Khi đi ra đường họ thường có tính khoe khoang, kể cả trời nắng , con người ta thì mắc áo trống nắng kín mít còn mình thì mặc áo hở, váy ngắn . Còn có những cô gái chạy theo mốt đến khi không còn biết đúng , sai . Họ săm trổ , nhuộm tóc , ... Họ tiêu tiền như nước .
Đặc biệt là họ rất khinh người . Họ chụp những người ăn xin bên lề đường rồi đăng lên facebook . Chê bai rồi chửi bới người ta . Chê là nghào , là hèn . Và họ không hề biết mình là một trong số những người hèn và nhát như vậy . Tiền là do bố mẹ làm ra chứ không phải mình thế mà họ tiêu thiền rất phung phí
Những lí do đó đã làm cho đất nước Việt Nam ta không còn sự thanh lịch như ngày trước . một số người còn rất ghét những con người như vây và mình cũng rất ghét họ . Mình có mooth lời khuyên cho các bạn là : các bạn đừng lên cạy theo mốt một cách điên cuồng như vây , nó sẽ không tốt đâu .
MB: Đất nước ngày càng phát triển nên cuộc sống ngày càng đủ đầy. Điều kiện sống như vậy là nền tảng cho thanh thiếu niên học tập, rền luyện nhưng bên cạnh đó cũng tạo mặt tiêu cực khi học sinh k làm chủ bản thân, ăn chơi đua đòi k hợp vs lứa tuổi và thuần phong mĩ tục của dân tộc.
TB: - Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của 1 số người bắt chước nhau, đua đòi về cách sống thích xài sang, chạy theo mốt.
- Thực trạng của hiện tượng này:
+ Trút bỏ những bộ đồng phục của trường m để mặc vào những bộ quần áo đáng trê trách.
+ Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng...
=>Đua đòi chạy theo thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa .
+ Có những người còn là hs lớp 8,9 đã đến lớp vs tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua .Họ cứ ngỡ m là nguời tiên phong trong lĩnh vực thời trang.
- Tác hại: Tiêu tốn tiền của, tgian 1 cách vô ích.
Tệ hại hơn họ còn biến m thành kẻ khác người vs tóc tai quần áo dị thường.
Để có tiền mua họ vòi vĩnh bố mẹ , thậm chí vì những bộ híp hốp ấy họ sẵn sàng ăn trộm, ăn cắp=>sa vào tệ nạn khác :ma túy, cờ bạc
==>Ảnh hưởng đến học tập, bố mẹ mang tiếng xấu.
- Lời khuyên và biện pháp
KB: Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này.
-MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
-TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay
THUYẾT MINH VỀ BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Bài văn mẫu 1 - Thuyết minh về nem chua Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...
Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.
Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.
Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt). Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.
Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.
Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng ... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.
Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.
Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.
Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.
Tham khảo:
Ngày nay, ta hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những bạn học sinh có cách ăn mặc chưa được phù hợp với hoàn cảnh, với điều kiện kinh tế gia đình. Các bạn dễ chạy theo những xu hướng ăn mặc thịnh hành mà không cần để ý đến hoàn cảnh, tình huống của mình cũng như khả năng tài chính của gia đình. Hơn nữa, việc ăn mặc không phù hợp cũng sẽ để lại những hậu quả nhất định đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.
Việc tiếp xúc với các văn hóa phẩm và phong tục tập quán của nước ngoài dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của mỗi người đến cách ăn mặc và trang phục của mình. Tuy nhiên, những thay đổi tiêu cực vẫn là những ảnh hưởng phần lớn mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Đầu tiên, đó là việc ăn mặc không phù hợp hoàn cảnh. Con người khi tham gia vào một loại hoạt động nào trong ngày thì đều cần có loại trang phục sao cho phù hợp và tiện lợi nhất. Ví dụ, đi tập thể thao thì không nên mặc quần áo lòa xòa, rực rỡ,... Hoặc như đi đám tang thì không nên mặc quần áo rực rỡ, lấp lánh, luộm thuộm,.... Sự tinh tế, thanh lịch của một người thể hiện ở việc họ chọn bộ trang phục sao cho vừa đủ, vừa đẹp và không có gì thừa thãi. Thứ hai, biểu hiện của ăn mặc không lành mạnh là ăn mặc theo kiểu đua đòi, tạo nên những tình huống hớ hênh, kệch cỡm và lố lăng. Các bạn học sinh có đầu óc dễ bị ảnh hưởng nhất bởi phong cách ăn mặc thịnh hành trên thế giới. Tuy nhiên, xét về điều kiện của bản thân, việc ăn mặc lố lăng sẽ dẫn đến sự phản cảm trong mắt người khác và phá hoại đi hình ảnh của những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
Việc ăn mặc lố lăng, không phù hợp với hoàn cảnh không những tạo nên một hình ảnh xấu cho chính bản thân mình mà nó còn thể hiện một cái nhìn nông cạn, thiển cận về việc ăn mặc trong cuộc sống. Trang phục là quyền tự do lựa chọn của mỗi người nhưng việc mỗi người chúng ta ăn vận đúng và đủ dùng cho hoàn cảnh của bản thân thì sẽ tạo được ngoại hình ưa nhìn và chiếm được nhiều thiện cảm. Hơn nữa, ăn mặc gọn gàng và ăn mặc đẹp, đúng với hoàn cảnh sẽ còn giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt đối với người khác. Đối với học sinh, các em nên tuân thủ quy định mặc đồng phục ở trường và biết cách ăn mặc khi ra đường sao cho luôn thơm tho, sạch sẽ, gọn gàng.
Tóm lại, việc ăn mặc không lành mạnh là một tình trạng khá phổ biến ở học sinh hiện nay. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục bằng sự khuyên bảo, giáo dục thêm từ phía gia đình và nhà trường để các em học sinh luôn có nhận thức đúng đắn về phong cách ăn mặc và phong cách sống của mình.
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
bn tham khảo nha
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)
Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...
Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.
Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.
Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.
Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.
Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?
Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.
Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.
Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.
Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.
1. Mở bài
- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở.
- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.
- Có một số ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.
b) Cách chế biến phở
- Cách chế biến nước dùng
- Đây là công đoạn quan trọng nhất.
- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị.
- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.
- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.
Thịt để làm phở
- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.
+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon.
+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.
Các loại rau thơm và gia vị
- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.
- Tiêu bắc, bột ngọt.
3. Kết bài
- Phở được xem là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.
- Phở là món ăn ngon, dễ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.
- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, phở Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.
1. Mở bài
- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc lịch sử
- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.
- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.
- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều
- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...
c) Công đoạn gói bánh chưng
- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)
- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.
- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.
- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.
- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.
- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.
- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.
- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết
d) Yêu cầu thành phẩm
- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.
- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.
- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.
e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng
- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.
- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.
3. Kết bài
- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.
Lứa tuổi nhi đồng rất hiếu kì, chúng cần phát triển toàn diện về mọi mặt. Điều kiện ăn uống cũng là một phần để giúp các em ở lứa tuổi này nạp năng lượng dinh dưỡng.Một trong những món đó là Cơm gà , món này tốt cho sức khỏe, làm nhanh và cực kỳ hấp dẫn.
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây để món ăn ngon và hấp dẫn hơn : Gà ta 1 con khoảng dưới 1,5 kg,Gừng, tỏi, ớt, chanh, muối đường, dầu hào,Gạo bắc thơm (hoặc gạo tám thơm) Tiếp theo Làm gà sạch rồi cho vào nồi luộc. Khi luộc cho vài lát gừng, chút muối và nhánh hành vào. Gừng, hành có tác dụng làm khử mùi cho gà và nồi nước dùng. Khi nồi luộc sôi được khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp và cứ để ngâm gà như thế khoảng 30 – 40 phút là gà chín dừ mà không bị nát. Trong thời gian đó chúng ta chế biến nước tương để rút ngắn tgian lại . Nước tương bao gồm 2 thìa mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa chanh, 2 nhánh tỏi to băm nhuyễn, gừng 1 nhánh băm nhuyễn, 2 thìa súp tương ớt, 1/2 thìa nước sôi nguội. Đánh tan số gia vị này lên bạn sẽ có một bát súp chấm gà ngon tuyệt. Sau khi gà chín vừa ngon , ta Vớt gà ra để ráo. Cho 4 nhánh tỏi vào phi thơm cùng với mỡ gà, cho thêm chút dầu hào cho có màu và thơm. Phi xong đổ nước luộc gà vào vừa đủ để nấu cơm. Cho gạo vào và nấu cơm đến khi chín. Cuối cùng Chặt gà theo thớ ngang, chặt dứt khoát để thịt gà không bị nát. Phần nước gà còn lại bạn cho hành lá vào là được một bát canh ngọt và ngon . Món cơm gà không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon, kích thích vị giác mà nó còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao.
Như vậy là món cơm gà đã xong. Nó không hề khó đúng không nào? Ngược lại khi ăn cơm gà, bạn sẽ bị cuốn hút bởi vị ngọt đậm đà từ cơm cho đến gà và nước canh luộc. Nước chấm sột sệt cay cay làm cho miếng thịt gà ngon đều và ngọt lịm
#like cho mik na
Cảm ơn bạn nhiều