...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

Giúp mk nha!hihi

30 tháng 4 2017

Cậu chỉ cần hiểu : Đồ nội bộ quân ta rối ren quân đội yếu nhân thời cơ Tôn Sĩ nghị sang xâm lược nước ta

30 tháng 4 2017

Vì bấy giờ, vua Lê Chiêu Thống thế cùng kiệt lực, nhiều lần cho người sang cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.

Nên sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta

* Kinh tế :

1. Nông nghiệp :

_ Đàng ngoài :

+ Thời Mạc : nhân dân no đủ

+ Thời chiến tranh Trịnh - Nguyễn : ruộng vườn bỏ hoang cuộc sống vô cùng cực khổ.

_ Đàng trong :

+ Chúa Nguyễn khai hoang, lập làng; năm 1698 : chúa Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định

==> Hình thành địa chủ chiếm đất

2. Thủ công, buôn bán :

_ Xuất hiện nhiều làng nghề

_ Buôn bán mở rộng

* Văn hóa :

1. Tôn giáo :

_ Từ thế kỉ XVI - XVII :

+ Nho giáo được coi trọng

+ Phật giáo, đạo giáo được phục hồi

_ Thế kỉ XVII - XVIII :

+ Được các giáo sĩ nước ngoài truyền bá thiên chúa giáo

_ Nếp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng vẫn được duy trì

2. Văn học, nghệ thuật dân gian :

_ Thế kỉ XVI - XVII : văn học chữ hán vẫn chiếm ưu thế song song với văn học chữ nôm

_ Thế kỉ XVII : các giáo sĩ truyền bá chữ cái la tinh phiên âm tiếng việt và thành chữ quốc ngữ : là nhữ viết tiện lợi và khoa học

Tick cho mk nha bn

giờ còn kịp k bn

16 tháng 5 2019

ko có chi

12 tháng 4 2017

Bạn nên nói rõ ra là trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả hay ý nghĩa nha

14 tháng 4 2017

Từ năm 1418 đến năm 1423, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa.
Từ năm 1424 đến 1425, tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa
Từ 1426 đến 1427, tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo :
- Đạo phía tây, do Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy, tiến đánh miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang.
- Đạo phía đông, do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú chỉ huy, tiến ra miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo chính giữa, do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan, uy hiếp vây hãm thành.
Tháng 10 - 1426, địch đã cho rút đại bộ phận quân sĩ từ thành Nghệ An về tăng cường cho Đông Quan. Tiếp đó, tháng 11 , 5 vạn viện binh từ Trung Quốc, do Vương Thông làm Tổng chỉ huy, cùng kẻo đến Đông Quan, đưa tổng số quân địch lên hơn 10 vạn.
Tháng 10 - 1427, Liễu Thăng (viên tướng đã chỉ huy thủy binh triệt Hồ Quý Ly) đem 10 vạn viện binh theo đường Lạng Sơn tiến vào Đại Việt.Cùng lúc, đạo quân Mộc Thạnh tiến theo đường Vân Nam. Khi qua ải Chi Lăng (Lạng Sơn) Liễu Thăng đã bị nghĩa quân do Lưu Nhân Chú, Trần Lựu chỉ huy dùng mưu trá hàng nhử địch sa vào trận địa phục kích, giết chết bên sườn núi Mã Yên. Hàng vạn quân địch bị tiêu diệt. Tiếp theo, ta còn tấn công trên tiếp ở các trận Cần Trạm, Phố Cát. Binh bộ thượng thư Lý Khánh phải tự tử.
Sau khi đại bại, quân Minh tháo chạy về co cụm tại Xương Giang (Bắc Giang). Thôi Tụ phải đắp thành lũy giữa đồng để phòng ngự. Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn điều binh xiết chặt vòng vây, tổng tấn công Xương Giang, diệt 5 vạn, bắt sống 3 vạn địch, trong số đó có các tướng Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Được tin Liễu Thăng chết, đạo viện binh của Mộc Thạnh cũng hết hoảng rút lui. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang đã chôn vùi những hy vọng cuối cùng của quân Minh.
Không có viện binh, quân Minh càng khốn đốn ở Đông Quan, tinh thần nao núng, suy sụp nhanh chóng.
Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước.
Chiến tranh kết thúc, Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê lợi soạn thảo được công bố.
Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), lập ra triều Lê (Hậu Lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt.

21 tháng 3 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


21 tháng 3 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/em-biet-gi-ve-nguyen-hue-quang-c85a12253.html#ixzz4bxZbJX4J