Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Trên hành trình đến với thành công, chúng ta luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Khi đó thì câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” chính là lời khuyên quý giá dành cho mỗi người.
Từ một hình ảnh có thật trong cuộc sống nói đến công việc rèn kim loại. Người thợ có thể rèn một thanh sắt thô sơ, to lớn thành một cây kim nhỏ bé, sắc bén. Cũng giống như con người nếu chịu khó học tập, rèn luyện sẽ trở thành một con người thành công, có ích cho xã hội. Bên cạnh “Có công mài sắt có ngày nên kim”, còn có rất nhiều câu với lời khuyên như trên như: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Thua keo này, bày keo khác”...
Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều tấm gương chứng minh cho câu tục ngữ trên. Bên cạnh những cái tên đã quá quen thuộc như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhà bác học Lương Đình Của, nhà văn Mai Xuân Thưởng. Thì ở hiện tại, thế hệ trẻ cũng xứng đáng với những người đi trước. Đó là Nguyễn Sơn Lâm - do ảnh hưởng của chất độc màu da cam để lại sau chiến tranh, anh đã bị dị tật ở hệ xương khiến chân tay mềm yếu. Những bằng ý chị, nghị lực phi thường và ước mơ cháy bỏng, anh đã vượt qua hạn chế của bản thân để đạt được thành công của riêng mình. Đặc biệt hơn là hình ảnh một chàng cao chưa đầy 90cm chinh phục nóc nhà Đông Dương, đỉnh Phan-xi-păng trên đôi nạng gỗ… Hay câu chuyện về “cô gái xương thủy tinh” - Nguyễn Phương Anh. Trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent 2011), Nguyễn Phương Anh đã bất ngờ lọt vào vòng chung kết. Dù không đạt giải, nhưng hình ảnh một cô gái nhỏ bé, với nghị lực phi thường đã để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng mọi người. Cô còn được sang Australia du học với học bổng toàn phần của Đại học Curtin. Cô là một trong những thí sinh xuất sắc đạt số điểm IELTS 8.0…
Có thể khẳng định rằng, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần chúng ta kiên trì rèn luyện thì có thể hoàn thiện bản thân, tiến gần đến thành công. Bản thân một học sinh như tôi, câu tục ngữ này đã giúp tôi ý thức được việc tích cực học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.
Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên đúng đắn. Mọi sự kiên trì sẽ đem đến những thành quả tốt đẹp cho con người.
THAM KHẢO
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập tọe đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào, chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Tham khảo!
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
Ví dụ:
Việt Nam ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và quý giá. Những câu tục ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng hàm ý một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng học hỏi. Một trong những câu tục ngữ đó, có câu tục ngữ khuyên chúng ta về sự kiên nhẫn, kiên trì đó là câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
II. Thân bài: chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
1. Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nghĩa đen: một một sắc có thể mài thành một cây kim
- Nghĩa bóng: thể hiện lòng kiên trì, kiên nhẫn, vượt qua thử thách của con người
2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực
- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì
- Nhẫn mạnh ý chí của con người
3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc
- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán
- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất
- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
TK:
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
II. Thân bài: chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
1. Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim- Nghĩa đen: một một sắc có thể mài thành một cây kim- Nghĩa bóng: thể hiện lòng kiên trì, kiên nhẫn, vượt qua thử thách của con người
2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực
- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì
- Nhẫn mạnh ý chí của con người
3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc
- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
Trong cuộc sống con đường dẫn tới thành công không phải là những con đường có cánh đồng hoa thơm ngát. Có ai đứng trên đỉnh vinh quang mà chưa một lần bước qua những con đường sỏi đá? Trên con đường đầy chông gai và thử thách ấy, câu tục ngữ ” có công mài sắt có ngày nên kim” luôn là động lực của ta.
Ai trong chúng ta cũng đã một lần nhìn thấy bác thợ rèn làm việc. Từ những thanh sắt to và dày vô tri vô giác, phải qua một quá trình đầy vất vả thì mới có thể trở thành cây kim nhỏ bé nhưng vô cùng hoàn hảo và hữu ích. Trong thực tế cũng vậy, để đi đến thành công là cả chặng đường gập gềnh mà ta phải vượt qua. Lúc đó, lòng kiên trì và ý chí quyết tâm là bảo bối quý báu giúp ta vượt qua mọi gian truân.
Tính kiên trì là phẩm chất vô cùng quan trọng trong việc học tập. Có người nào cứ làm được một nửa rồi bỏ dở mà đạt kết quả tốt không? Ta không thể quên câu bé Nguyễn Hiền ngày mưa hay ngày nắng, dù có bận đến đâu vẫn kiên trì học tập, nghe nhờ bài giảng ở ngoài cửa lớp. Để rồi bù đắp cho những tháng ngày cần mẫn ấy, cậu bé đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất lịch sử Việt Nam. Haynhư chàng thanh niên Cao Bá Quát kiên chì rèn luyện chữ hết ngày này qua ngày khác, ở mọi lúc mọi nơi trong một thời gian dài. Cuối cùng ông đã trở thành tấm gương mẫu mực về ” văn hay chữ tốt”. Nổi tiếng hơn cả là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – người thầy mẫu mực của ngành giáo dục Việt Nam. Tuy bị tật ở tay, hoàn cảnh gia đình lại vô cùng khó khăn nhưng thầy vẫn ngày ngày đến lớp, cần mẫn tập viết bằng chân. Sau bao năm tháng học tập vất vả, ngày nay, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, tiếp thêm ngọn lửa quyết tâm và niềm tin đối với thế hệ trẻ nước nhà.
Không chỉ trong học tập mà trong cả lao động sản xuất hay khoa học kỹ thuật, đức tính kiên trì cũng không thể bị phớt lờ. Tiêu biểu hơn là tiến sỹ nông nghiệp Lương Đình Của. Ông đã làm việc cật lực từ sáng đến tối, ngày ngày bì bõm trên cánh đồng để nghiên cứu đặc điểm của cây lúa nước. Thời gian ông gắn bó với đồng còn nhiều hơn những người nông dân, và kết quả sau bốn vụ mùa ròng rã ông đã phát minh ra giống lúa mới cho năng suất cao và chống chịu lại được với sâu bệnh, phát minh của ông đã xóa đi nỗi lo mất mùa của người nông dân.
Không thể không kể đến, nhà bác học vĩ đại Thomas Edison – người đã chế tạo ra dây tóc bóng đèn. Để tìm ra loại sợi có thể làm sáng lâu, ông đã phải làm thí nghiệm 1000 lần với hàng ngàn loại sợi khác nhau. Cuối cùng điện cũng đã thắp sáng trên toàn thế giới – một sự kiện quan trọng của loài người. Ông khiến chúng tôi vô cùng cảm phục bởi sự kiên trì, nhẫn nại và thành công rực rỡ của mình.
Trong hoạt động thể dục thể thao, những cái tên như Nguyễn Thị Ánh Viên, Lý Hoàng Nam, Nguyễn Công Phượng… đối với chúng ta đã vô cùng quen thuộc. Họ đã mang về những huy chương, những danh hiệu, những chiếc cúp vô địch về cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Những thành công ấy có được chỉ nhờ một phần nhỏ vào tài năng bẩm sinh, còn phần lớn được tạo dựng nên bởi sự kiên trì, bền bỉ, lòng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn. Đằng sau những phút giây tỏa sáng trên đấu trường quốc tế là bao năm trời ròng rã phải luyện tập, thậm chí là chịu chấn thương nặng nề. Người khỏe mạnh đã phải khó nhọc như vậy, nhưng những vận động viên khuyết tật mới thực sự khiến chúng ta phải nể phục. Họ có cơ thể không hoàn thiện, sinh ra trong sự thiếu thốn, thậm chí còn lớn lên trong sự miệt thị của bạn bè. Nhưng họ vẫn không đầu hàng trước số phận, họ đã dám vùng lên, dám vượt qua chính giới hạn của bản thân mình để trở thành những con người có ích cho xã hội. Mỗi chiến thắng hay thành công của họ không chỉ là sự đánh bại đối thủ trên đấu trường mà còn là sự chiến thắng chính bản thân mình.
“Trên bước đường thành công chỉ có 1 % là khả năng bẩm sinh, còn 99% còn lại cần sự cần cù và chăm chỉ” . Bởi thế chúng ta luôn phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm vượt khó thì mới mau chóng gặt hái được thành công trong cuộc sống.
Bạn tham khảo dàn ý Đề 1 nhé^^
I/ Mở bài
- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.
“Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.
II/ Thân bài
a. Giải thích
- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.
- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.
- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.
- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.
- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.
- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…
- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.
- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?
- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.
- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.
- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.
c. Bài học
- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.
- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.
- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.
III/ Kết bài
- Nêu suy nghĩ về vấn đề.
Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?
THAM KHẢO:
Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.
Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.
Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.
Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời cổ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tham khảo:
Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.
Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.
Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.
Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.
Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.
Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.
Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.
Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.
Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tham khảo!
I/ Mở bài
- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.
“Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.
II/ Thân bài
a. Giải thích
- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.
- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.
- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.
- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.
- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.
- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…
- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.
- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?
- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.
- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.
- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.
c. Bài học
- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.
- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.
- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.
III/ Kết bài
- Nêu suy nghĩ về vấn đề.
Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
cre;mạng
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
* Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
b. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được
d. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Bài văn mẫu 1: Chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
Bài văn mẫu 2: Chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''
Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc lao động, học tập và nghiên cứu thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Trong đó trở ngại khó khăn lớn nhất, theo ý kiến của nhiều người ấy là sự thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc.
Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: "Có công mài sắc có ngày nên kim".
Điều này trong thực tế, với nhiều tấm gương lao động, học tập và nghiên cứu đã thành đạt cho phép chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
Để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, cha ông chúng ta thường đúc kết kinh nghiệm của mình lại thành những câu văn cô đọng, hàm súc. Ở đây cũng thế, tác giả dân gian đưa ra hình ảnh cụ thể là một thỏi sắt đen sì, thô cứng. Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.
Chân lí ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏ thêm bài học ấy.
Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả hai tay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.
Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.
Trong lĩnh vực hoa học kĩ thuật, có biết bao nhiêu nhà bác học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao nhiều công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho mọi người. Chúng ta dễ gì quên tên tuổi những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng...
Ngay trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác. Bài học về sự kiên trì nhẫn nại cũng đã được chứng minh với trường hợp nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Để có được thành công rạng rỡ là giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Sô-panh, anh cũng đã trải qua biết bao công phu khổ luyện miệt mài từ những ngày khó khăn trong chiến tranh phải đi sơ tán, tránh bom đạn Mĩ cho đến khi được đưa đi học ở nước bạn.
Một nhà văn phương Tây cho rằng thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài. Ở nước ta, ngày xưa, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ngày nay, từ Nguyễn Tuân đến Xuân Diệu... Cây bút nào cũng như nhau, dùi mài cần mẫn, đêm đêm thao thức bên đèn, trước trang giấy trắng, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu, dập dập, xóa xóa bao lần viết đi viết lại mới có được những hình tượng văn học đặc sắc làm rung động lòng người.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì chín năm ròng rã mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: "Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đó nên thiên sứ vàng" (Tố Hữu). Sau đó nhân dân cả nước lại phải kiên trì bền bỉ gánh chịu vô vàn hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh, cuối cùng đã đánh được "Mĩ cút ngụy nhào" "toàn thắng đã về ta" thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Làm sao kể hết những dẫn chứng có thể tìm thấy dễ dàng trong thực tế cuộc sống và lịch sử của dân tộc ta. Cũng do tính phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống mà bài học quý đó được văn học thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau. Có khi dưới dạng là các câu tục ngữ, ca dao diễn đạt cụ thể: "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cùng đầy tổ" hay "Công lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng".
Trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến bài học quý giá này, nêu bật tấm gương bền lòng trì chí của người anh hùng dấy nghĩa đất Lam Sơn:
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Năm 1942, bị chính quyền Tương Giới Thạch giam cầm một cách bất ngờ và vô lí, Bác Hồ trải qua kinh nghiệm của mình cũng đã đúc kết:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy gian khổ
Không nao núng tinh thần.
(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
Như thế, có thể nói bài học về kiên trì nhẫn nại nhất định dễ dẫn đến thành công là bài học không riêng của ai và của một thời nào. Ngay đối với bản thân em cũng thế, bài học lớn này nhắc nhở mình phải luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày, không nôn nóng, chán nản khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập hay làm bất cứ một công việc gì. Cũng chính nhờ những tấm gương sáng vừa phân tích bên trên mà em hiểu được phải có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn trong việc làm của mình, phải biết cố gắng từ sớm thì mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này.
Tục ngữ là những câu nói có vần điệu, lưu truyền trong dân gian từ xưa, đúc kết tri thức, kinh nghiệm thực tiễn của con người về tự nhiên, xã hội, cuộc sống, đạo lí ở đời. Những kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta qua nhiều thế hệ được gửi gắm trong nhiều câu tục ngữ. Bàn về tính kiên nhẫn, cần cù, chịu gian nan, vượt khó khăn, tục ngữ Việt Nam có câu: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Đọc câu tục ngữ, chúng ta thấy hiện lên hai tầng nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tầng nghĩa đen cho rằng dù một khối sắt to đến đâu, nếu chúng ta dành nhiều công sức, thời gian mài dũa thì chắc chắn sẽ trở thành một cây kim nhỏ bé. Nhưng chỉ hiểu một cách sơ sài như thế thì chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa hàm súc của nó. Thật ra, dân gian đã dùng nghệ thuật thậm xưng để khuyên bảo mọi người rằng: nếu chúng ta kiên nhẫn, bền chí, không ngại gian khổ thì sự thành công ở tương lai tươi sáng sẽ mỉm cười với chúng ta. Đó chính là tầng nghĩa bóng của câu tục ngữ trên. Những tấm gương trong học tập đã chứng minh điều này. Cách đây khoảng 700 năm, Mạc Đĩnh Chi xuất thân từ gia đình nghèo khổ, nước da đen đủi, tướng mạo xấu xí, không có tiền học. Ngày qua ngày, cậu phải vào rừng kiếm củi để lấy tiền đong gạo, phụ giúp cha mẹ. Mạc Đĩnh Chi rất khao khát được học. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu ngấp nghé học lỏm. Thấy cậu có chí, thầy giáo cho cậu vào học. Buổi tối cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, vì cậu không có tiền mua dầu. Do miệt mài học tập như thế suôt trong một thời gian dài, cậu thi đỗ trạng Nguyên vào năm 1304, được vua Trần phong chức quan to trong triều đình, làm nhiều việc lớn giúp dân, giúp nước. Từ đó, gương khắc phục khó khăn để học thành tài của Mạc Đĩnh Chi luôn được các bậc cha mẹ nhắc nhở con cháu noi theo. Trong khoa học, cũng có rất nhiều tấm gương suốt đời nghiên cứu khoa học để phục vụ cho lợi ích của nhân loại. Pasteur, nhà bác học người Pháp thế kỉ XIX, dù chân trái bị liệt, đi phải chống gậy nhưng ông đã kiên trì nghiên cứu văc-xin ngừa bệnh dại cho con người. Sau nhiều ngày mất ăn, đêm thiếu ngủ, vượt qua những thử thách ghê gớm trong khoa học, cuôi cùng Pasteur đã chế tạo thành công loại văc-xin này. Nhờ sự nhẫn nại của ông, biết bao người bị chó dại cắn đã thoát khỏi bàn tay của tử thần. Trong chiến đấu, nhờ kiên trì, vượt mọi trở ngại, chúng ta đã lật đổ ách thống trị của ngoại xâm, thống nhất đất nước. Trong lao động, tấm gương của Tiến sĩ Nông học Lương Định Của đáng đế chúng ta nể phục. Khi nhận lời mời của Bác Hồ, từ nước ngoài, Tiến sĩ Lương Định Của sẵn sàng xa rời cuộc sông sung túc, đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần để trở về phục vụ đất nước Việt Nam thân yêu. Mỗi buổi sáng ông thức dậy thật sớm, đi ra đồng trước cả những người nông dân chân lấm tay bùn. Sau một thời gian dài lội ruộng, cấy lúa, phân tích thí nghiệm, ông đã lai tạo thành công một giông lúa mới vừa đạt năng suất cao, vừa có tính kháng sâu rầy mạnh. Điều này không chĩ làm cho bản thân ông hạnh phúc mà mọi người nông dân đều cảm thấy sung sướng và tự hào. Bên cạnh đó, ông còn miệt mài thử nghiệm và lai tạo được nhiều giống cây mới cho năng suất cao. Hiểu được ý nghĩa sâu xa, thấu đáo của câu tục ngữ, em cảm thấy mình cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa. Em xem “chữ nhẫn là chữ tượng vàng” cho sự phấn đấu, sẽ kiên trì học tập, lao động để thấy ánh sáng lung linh, đẹp đẽ của tương lai dù gặp những khó khăn trong cuộc đời. Em quyết nghe theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên.
Nguon : Hỏa Long Natsu
Tục ngữ trên khuyên chúng ta phải làm chăm chỉ từ những cái nhỏ nhất nó sẽ trở thành một thứ lớn lao.
Tham khảo
. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
* Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
b. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được
d. Chứng minh lòng kiên trì
Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Tham khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/lap-dan-y-chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-co-cong-mai-sat-co-ngay-nen-kim-faq174266.html