Câu 1. Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu bên...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giup minh voi

Câu 1. Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

‘’Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im

Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành…
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...’’

(trích ‘’Mầm non’’ – Võ Quảng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ trên.
b. Hãy chỉ ra các từ láy có trong bài thơ.
c. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ in đậm và cho biết tác dụng của nó.
d. Viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ “Mầm non’’ – Võ Quảng.

Câu 2. Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm
cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự
ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về
tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non
mãi mãi chẳng ra đời.
Archimedes school|Rise above oneself grasp the world
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.’’
(trích “Tiếng vọng” – Nguyễn Quang Thiều)

a. Xác định ngôi kể được sử dụng và cho biết tác dụng của ngôi kể ấy với việc thể hiện nội dung
của bài thơ.

b. Phân loại các từ in đậm vào các nhóm từ phù hợp:

Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Từ láy

c. Giải nghĩa từ “trong vắt” và cho biết em đã dùng cách nào để giải nghĩa từ.
d. Viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ ‘’Tiếng vọng’’ của tác giả
Nguyễn Quang Thiều

 

2
18 tháng 9 2021

mình không biết , soory

18 tháng 4 2023

KHONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      

MẦM NON Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm nép lặng im … Chợt một tiếng chim kêu: - Chíp chiu chiu! Xuân đến! Tức thì trăm ngọn suối Nối róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc… (Võ Quảng) Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên được viết theo...
Đọc tiếp

MẦM NON Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm nép lặng im … Chợt một tiếng chim kêu: - Chíp chiu chiu! Xuân đến! Tức thì trăm ngọn suối Nối róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc… (Võ Quảng) Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5 điểm): Liệt kê bốn từ láy được sử dụng trong bài thơ. Câu 3 (1 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (trong đó có sử dụng chủ ngữ là một cụm danh từ, gạch chân dưới chủ ngữ đó). Câu 4 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối của bài thơ:

4
1 tháng 3 2022

1. Thể thơ 5 chữ

2. Từ láy: nho nhỏ, chiu chiu, róc rách

3. Những sự sống nối tiếp nhau thức giấc. Chủ ngữ là cụm danh từ: những sự sống

4. Hs viết đoạn văn, chú ý về hình thức: 6-8 câu; nội dung: nêu cảm nhận về đoạn thơ

1 tháng 11 2024

 

Này

 

25 tháng 3 2022

1. năm chữ

2. nho nhỏ, róc rách

3. BPTT nhân hóa

4. Đoạn thơ miêu tả khung cảnh mùa xuân, chim muông ríu rít, mầm non thức dậy

27 tháng 3 2022

1. Thể thơ 5 chữ

2. nho nhỏ, chiu chiu, nằm nép, róc rách.

3.  Mầm non như loài vật trải qua giấc ngủ đằng đẵng , nay mùa xuân đến vội tỉnh dậy bật tung lớp chăn xù xì , xám xịt , khô héo . Để tự tin , hiên ngang đứng dậy giữa đất trời bao la.

4. Một tiếng chim kêu

 

27 tháng 3 2022

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ

Câu 2: 4 từ láy trong bài thơ: nho nhỏ, chiu chiu, róc rách,cành bàng

Câu 3:Những sự sống nối tiếp nhau thức giấc.

Câu 4:...

MẦM NONDưới vỏ một cành bàngCòn một vài lá đỏMột mầm non nho nhỏCòn nằm nép lặng im…Chợt một tiếng chim kêu:- Chíp chiu chiu! Xuân đến!Tức thì trăm ngọn suốiNối róc rách reo mừngTức thì ngàn chim muôngNổi hát ca vang dậyMầm non vừa nghe thấyVội bật chiếc vỏ rơiNó đứng dậy giữa trờiKhoác áo màu xanh biếc…(Võ Quảng)Câu 2 (0.5 điểm): Liệt kê bốn từ láy được sử dụng trong...
Đọc tiếp

MẦM NON

Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im

Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nối róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

(Võ Quảng)

Câu 2 (0.5 điểm): Liệt kê bốn từ láy được sử dụng trong bài thơ trên .

Câu 3 (1 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (trong đó có sử dụng chủ ngữ là một cụm danh từ, gạch chân dưới chủ ngữ đó).

Câu 4 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối của bài thơ:

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

1
1 tháng 11 2024

Hello

 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nướcđể tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,
nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước
để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,
nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã
gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi
sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối
mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình
Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng
ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi tanh cá.
Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo
đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi
lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê.
Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

(Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:
D. Truyện cổ tích

A. Cá Chuối mẹ B. Đàn Chuối con C. Bọn kiến lửa D. Tổ kiến
Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa
dò dẫm về phía có mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm C. Dò dẫm, phương hướng
B. Kiếm mồi, loằng ngoằng D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?
A. Để tìm hướng khóm tre
B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy
C. Để dụ đàn kiến
D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?
A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi
B. Tự cắn vào da thịt mình
C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình
D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Ngôi tự do

Câu 7: Nhân vật cá Chuối mẹ được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung truyện. Trình bày dưới hình thức một đoạn văn ngắn 5-
7 câu

1
31 tháng 10 2021

CTV ơi , em bị lỗi ạ

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.

ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU
(6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.

“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.

Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.

Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích,
Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
 

0
Giọng đọc Hướng Dương Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưaĐời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...Chiều nay con chạy về thăm BácƯớt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!Con lại lần theo lối sỏi quenĐến bên thang gác, đứng nhìn lênChuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác...
Đọc tiếp

Giọng đọc Hướng Dương 

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

1 xác định phuong thức biểu đạt chính

2. biện pháp tu từ được sử dụng câu  thơ "bác sông như trời đất của ta " . cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó

0
Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậuchỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉnắn nón được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạch, trông rất xấu.Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miếtmài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, câu bèn hỏi:- Bà ơi, bà làm gì...
Đọc tiếp

Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu
chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ
nắn nón được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạch, trông rất xấu.
Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, câu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như
cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. Cậu bé hiểu ra,
quay về nhà học bài.

(Theo truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì? Hãy đặt cho văn bản trên một
nhan đề phù hợp?

Câu 2: Tìm các từ láy cho trong văn bản trên?
Câu 3: Trạng ngữ là gì? Hãy tìm trạng ngữ có trong câu văn:
“Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường.”

Câu 4: Câu nói dưới đây giúp em liên tưởng đến thành ngữ nào?
Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim".
Câu 5 : Từ câu chuyện trên, em hãy viết khoảng 3-4 câu văn nêu 03 biểu hiện thể
hiện sự chăm chỉ sẽ làm nên thành công.
Câu 6 : Hãy nhập vai một nhân vật trong truyện và kể lại truyện cổ tích mà em yêu
thích nhất.

mn giúp mình với mình đang cần gấp
1
28 tháng 2 2022

1.tự sự. nhan đề là : có công mài sắt có ngày nên kim

2.từ láy là:nguệch ngoạc , mải miết , ôn tồn , 

3.trạng ngữ là thành phần phụ của câu , có nhiệm vụ làm dấu hiệu nhận biết ,xác định thời gian ,nguyên nhân ,nơi chốn,mục đích của 1 sự vật hiện tượng.Trạng ngữ xuất hiện trong câu để trả lời cho câu hỏi như:ở đâu?khi nào?tại sao?bằng cách nào?để làm gì?trạng ngữ trong đoạn văn là : Một hôm trong lúc đi chơi

4.liên tưởng đến câu thành ngữ : siêng học siêng làm // có chí thì nên

5. cuộc sống vốn có nhiều khó khăn trở ngại,nhưng chỉ cần có lòng kiên trì,nhẫn nại,bền bỉ,biết đầu tư công sức thì sẽ vượt qua tất cả .bởi ko có việc gì khó khăn,chỉ sợ ta ko có ý chí.công việc dù gian nan đeens đâu chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công,sẽ đạt đc ước mơ.

6. câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim như trên . thay cậu bé,cậu=tôi hoặc thay bà cụ=tôi (chú ý: những lời thoại ko đc thay mà để yên như thế. nếu đóng vai cậu bé thì đoạn đầu ko" ngày xưa ..." nữa mà thay vào đấy là:"tôi là 1 cậu bé ko có lòng kiên trì , làm việc gì cũng mau chán . mỗi  ......."rồi tự thay vào)