Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
sau khi đọc xog abif thơ rằm tháng giêng. em cảm thấy xung cảnh thiên nhiên xung quanh Bác hồ trữ tình, đượm buồn và thanh tĩnh biết mấy. Chính ánh trăng trong đêm rằm đã làm cho em hứng thú. Ánh trăng ấy làm cho người ta xao xuyến, nhớ thương cái hư vô và đâu đó sâu thẳm trong mỗi con người. ánh trăng chính là ng bạn, ng tình, ng tri kỉ của mỗi cta. luôn bên ta khi khó khăn gian khổ , là nguồn động viên lớn lao của con ng. Ánh trăng ấy còn gowijk lên vẻ đẹp tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con ng và chính mẹ thiên nhiên đã đem nó đến với mỗi cta . ánh trăng như một ng bạn tâm giao ko thể chia rời, là nơi chia sẻ, niềm vui và nỗi buồn. cũng qua bài Rằm Tháng giêng cta thấy đc tình yêu nc, yêu dân của Bác Hồ luôn ấp ủ trong lòng Bác . ta thấy đc khát khao độc lập nơi ng và tình yêu nc chân chính , biểu hiện sâu trong con tim .
mk tự làm! bn có thể tham khảo
câu 1:
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước
câu 2:
Mở bài:
- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.
Thân bài:
- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.
* Vẻ đẹp chung của những người lính
- Họ đều thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
- Họ bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.
- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.
- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.
* Vẻ đẹp riêng.
Đồng chí
- Người lính chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.
- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”
- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.
- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.
- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:
.- Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.
- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.
Đồng chí.
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.
Kết bài :
- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .
- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.
dai lam do lieu chep duoc khong .cau hoc lop 7 a ket ban khong
Tham khảo nhé!
2 bài văn Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương
Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó ċó thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.
Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho кнôиg gιαи vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó ℓà nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương…. Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền….Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi…. Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."
Đế một đóa
đề 2
Rằm tháng giêng” của Bác Hồ được biết đến chính là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Hoàn cảnh để Bác viết bài thơ này chính là trong chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Thế rồi chính trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” dường như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước và còn thấy được tấm lòng luôn luôn canh cánh vì nước vì dân.
Nguyên tác bằng chữ Hán:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền
Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Ngay từ phần đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
Hình ảnh ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ ngữ được Bác sử dụng rất đắt, với từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Rồi hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác cũng giống như một người bạn tri âm, tri kỷ. Thế rồi ngay cả đến khi trong đêm Rằm thì vẫn cứ luôn luôn dõi theo và bầu bạn với Bác.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Chỉ với câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp biết bao nhiêu. Sử dụng hai từ “xuân” lặp lại dường như đã nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp như ngập tràn đầy sắc xuân cũng như sức sống nữa. Rồi hình ảnh sông, nước, ánh trăng,…cũng thật nên thơ.
Tiếp đến là câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Không khó để cảm nhận được chỉ với hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác Hồ tinh tế miêu tả thật sự quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Trái ngược hoàn toàn với điều đó là khi Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc thù, cứ luôn luôn chơi vơi giữa dòng nước. Nguyên do mà họp trong buổi họp này có địa điểm họp như vậy để tráng sự truy lùng của quân địch. Thế rồi cũng chính ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như đang giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc nơi đây. Khi được đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Bác Hồ dường như luôn luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Khi mà công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Chính với điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng – Hồ Chí Minh
Hình ảnh con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về chính thắng lợi của cách mạng. Thực sự hình ảnh con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Đọc câu thơ này dường như cũng đã thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng, luôn luôn tin tưởng vào cách mạng.
Tóm lại bài thơ “Rằm tháng Giêng” được xem là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Thi phẩm này cũng vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng đã nói lên được tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt như thế.
Cảm nghĩ về bài thơ " Rằm tháng giêng "
Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.
Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã vẽ ra khung cảnh lộng lẫy, choáng ngợp mà không kém phần thi vị, mơ mộng của cảnh vật trong thời khắc đêm trăng ngày Rằm. Ta cũng thấy rằng, hình ảnh ánh trăng thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh, điều đặc biệt là mỗi lần xuất hiện thì hình ảnh ánh trăng này không hề bị trùng lặp mà đều mang một sắc thái mới lạ, nó chứa đựng những cảm xúc khác nhau của tâm hồn người thi sĩ Hồ Chí Minh, trong bài thơ “Rằm tháng Giêng” cũng vậy, Bác đã thể hiện được sự cảm nhận độc đáo về ánh trăng ngày Rằm, về khung cảnh thiên nhiên dưới sự soi chiếu của ánh trăng ấy.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Ở hai câu thơ đầu tiên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cụ thể cả thời gian và không gian của bức tranh thơ, đó là không gian của bầu trời, sông nước dưới sự bao phủ, soi chiếu của ánh trăng Rằm, thời gian được nhà thơ chỉ ra đó chính là thời khắc đêm khuya, khi mọi nhịn sống rộn rã của con người đã bị màn đêm bao phủ bằng vẽ tĩnh lặng lặng tuyệt đối. Tuy nhiên, trong cách cảm nhận của Hồ Chí Minh, thì cái thời khắc tưởng chừng như tĩnh lặng ấy lại hiện ra vô cùng mới lạ, vô cùng gợi cảm. Ánh trăng Rằm soi chiếu xuống mặt nước tạo thành luồng ánh sáng bạc lấp lánh, trong cách cảm nhận của Bác thì ánh trăng ấy không tỏa chiếu một cách thông thường mà “lồng lộng” soi. Lồng lộng là từ láy gợi ra được cả chiều dài cũng như độ rộng của không gian được soi chiếu. Ánh trăng rọi xuống vạn vật trở lên vô cùng gợi cảm, sinh động trong cách cảm nhận của Người.
Câu thơ tiếp theo lại thể hiện sự hài hòa một cách tuyệt đối, một sự pha trộn tuyệt diệu của thiên nhiên. Sông, nước, trời dường như đã không còn khoảng cách, giới hạn nữa, chúng hòa quyện lại với nhau, làm cho nhau trở lên tươi đẹp hơn, ta có thể thấy đước sự phản chiếu được vật này qua vật kia: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.
Dưới ánh trăng ngày Rằm, dòng sông kia như “lẫn” thêm cả màu của bầu trời làm cho nó trở nên rực rỡ hơn, mang đậm sắc màu của màu xuân. Từ “lẫn” mà Hồ Chí Minh sử dụng ở đây rất hay, bởi nó chỉ sự hòa trộn một cách tự nhiên, không phân biệt được là do yếu tố nào tác động đến yếu tố nào mà chỉ biết rằng chúng cùng nhau hòa quyện, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của nhau lên.
Ta có thể thấy rất rõ, hai câu thơ đầu tiên đã chủ yếu là tả cảnh, khung cảnh ngày xuân dưới ánh trăng Rằm dường như hiện ra rõ nét hơn, màu sắc tươi thắm, sinh động hơn rất nhiều. Đặc biệt, qua cảm nhận của Hồ Chí Minh thì nó càng trở lên mới lạ, gợi cảm hơn, nó gợi cho người đọc liên tưởng đến một không gian rộng lớn, mênh mông nhưng không gây cho người đọc cảm giác sợ hãi mà còn làm cho người đọc khát khao thưởng thức, khám phá, những cảnh vật vô cùng quen thuộc cũng trở lên gợi cảm lạ thường. Điều đáng nói nhất trong hai câu tả cảnh này, có sự kết hợp một cách khéo léo tình cảm chủ quan của người viết, đó là cảm xúc say mê, sự rung động của tâm hồn trước sự tươi đẹp của cảnh sắc thiên nhiên.
Từ việc khắc họa khung cảnh của đêm trăng Rằm, ở hai câu thơ tiếp theo chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc họa hình ảnh của chính mình trong bức tranh thơ ấy:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”Qua câu thơ, ta có thể thấy được vị trí của Bác đó chính là trên dòng sông, ở một điểm nhìn “giữa dòng” như vậy nên ta có thể hiểu vì sao Bác có thể cảm nhận một cách trọn vẹn, thu vào bức tranh thơ nhiều hình ảnh đpẹ và thi vị đến vậy. “Giữa dòng bàn bạc việc quân”, mục đích của Bác trên dòng sông xuân này không phải mục đích thưởng ngoạn “bơi thuyền ngắm trăng” như bao thi nhân khác mà Bác nhằm một mục đích trọng đại hơn, nó có liên quan đến vận mệnh của một quốc gia, một dân tộc “bàn bạc việc quân”. Dòng sông là một nơi không thật lí tưởng cho việc luận bàn việc nước, nhưng xem xét hoàn cảnh thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ, khi Cách mạng đang bước vào thời kì dữ dội, vì vậy mỗi đường đi nước bước có thể quyết định đến sự thành vong của sự nghiệp đấu tranh.
Bàn việc nước trên dòng sông, lại vào thời điểm đêm khuya là để tránh được “tai vách mạch rừng”, những phương hướng cách mạng sẽ không bị lộ ra bên ngoài. Ta có thể thấy đây là một cuộc họp bàn đầy nghiêm túc giữ những người lãnh đạo của Cách mạng. Tuy nhiên, việc công trọng đại ấy cũng được Bác Hồ giản lược nên nó không mang cái không khí quá căng thẳng, cứng nhắc mà nó còn được đặt trong mối quan hệ với tự nhiên: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Khi việc quân bàn xong, con thuyền trở về bờ thì ánh trăng soi chiếu vào thuyền khiến cho hình ảnh con thuyền cũng trở lên thật sinh động. Sự xuất hiện của “ánh trăng ngân” này như sự đồng lòng, ủng hộ và niềm tin của thiên nhiên, của đất trời đối với sự thành công tất yếu của cách mạng trong tương lai.
Như vậy, bài thơ “Rằm tháng Giêng” đã khắc họa một bức tranh màu xuân thật đẹp, nó cũng được phát hiện trong một thời gian thật đặc biệt, đó là vào thời khắc đêm khuya. Trong sự kì vĩ, tươi đẹp của bức tranh mùa xuân hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, đó là một con người hết lòng vì dân, vì nước, vì sự thắng lợi của Cách mạng dân tộc.
Tình yêu quê hương, tình cố hương, tình bằng hữu là một trong những đề tài tiêu biểu của thi tiên. Lý Bạch_là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. Ông đã để lại cho đời những bài thơ hay tuyệt sắc. trong đó ‘‘ tĩnh dạ tứ’’ là một trong những bài thơ hay nhất cho em thấy một tâm hồn thơ lãng mạn trong đêm trăng thanh tĩnh. bài thơ đã để lại cho em cảm xúc sâu sắc.
Chủ đạo bài thơ ‘‘Tĩnh dạ tứ’’ là nỗi thương nhớ cố hương da diết của Lý Bạch. Qua hai câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên như hiện lên trước mắt em:
‘‘Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương’’
Đêm dã khuya không gian càng tĩnh lặng không một tiếng gió thổi. nhà thơ chợt tĩnh giấc thấy mình nằm dưới trăng, ánh trăng chiếu vào ‘‘đầu giường’’ lạc xuống mặt đất. nếu như ở trong phần dịch thơ chỉ dung từ ‘rọi’ thay thế cho từ ‘ quang’ thì ta không cảm nhận hết được cảm xúc của thi nhân. Bởi mức độ sáng của ánh trăng khiến tác giả ‘ngỡ’ là sương phủ trên mặt đất . Từ ‘ngỡ’ được sử dụng độc đáo. Gợi cho em cảm giác như nhà thơ đang nửa thực nửa mơ, phải chăng thi nhân đang có một nỗi niềm tâm sự.
Nếu ở câu thơ thứ nhất tác giả cảm nhận bằng trực giác thì ở câu thơ thứ hai tác giả cảm nhận bằng cảm giác một không gian thật lung linh huyền ảo. hai câu thơ đầucho em thấy không chỉ đẹp ở cảnh mà còn đẹp về tâm hồn lãng mạn của thi nhân
Cảnh đẹp là thế nhưng cảnh thiếu tình thì cảnh trở nên vô vị. hai câu kết em cảm nhận được tâm hồn thơ của thi nhân đang hường về cố hương:
‘‘ cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương’’
Nghệ thuật đối lập cấu trúc sóng đôi nhau với hai tư thế ‘ngẩng đầu’ và ‘cúi đầu’
hai tâm trạng ‘nhìn’ và ‘nhớ’ hai cảnh vật ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’. nhìn trăng la` nhớ quê cũ, nhớ gia đình, anh em xa cách. những hình ảnh đó đã làm trĩu lòng một kẻ xa quê với một tấm lòng yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu quê hương da diết sâu nặng.
‘‘ nhớ cố hương’’ là nhớ về gia đình, nhớ về những người thân thương ruột thịt. từ ‘ minh nguyệt’ đươc lặp lại nhiều lần nhưng không hề nhàm chán, ngược lại làm nổi bật nỗi lòng của một kẻ sống xa quê.
Câu thơ cuối như một điểm chốt khép lại toàn bài thơ. có thể nói chú ý của thi nhân là ở đây, nhớ quê chính là đỉnh cao cảm xúc của nhà thơ được dồn nén lại. với ngôn ngữ giản dị, hàm xúc, lời thơ dàn trãi cảm xúc trào dâng, tình yêu quê hương da diết luôn thường trực trong tâm hồn thi nhân.
Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch với những từ ngữ giản dị, thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sồng xa quê trong trăng đêm thanh tĩnh.
1) Việt Bắc bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng và không thể thiếu ánh trăng, hình ảnh xuyên suốt trong nhiều bài thơ của Bác.
Hai câu thơ đầu tiên Bác giúp người đọc hình dung được không gian cảnh khuya sống động thi vị với tiếng suối và ánh trăng. Trong bức tranh đó có hình ảnh thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên Việt Bắc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đêm khuya thật đẹp, có tiếng suối chảy như bản nhạc từ xa vọng lại. Tiếng suối chảy hệt như tiếng hát của một cô gái. Trong câu thứ hai hình ảnh ánh trăng xuất hiện ấn tượng với sự phân chia ba tầng, trên cao là ánh trắng, tiếp đó là bóng cổ thụ và cuối cùng là hoa. Ánh trăng, bóng cây cổ thụ, hoa giúp cho câu thơ trở nên trữ tính và trở nên ấm áp.
Sau khi miêu tả thiên nhiên và núi rừng, hình ảnh con người xuất hiện, Bác một thi sĩ và là một nhà cách mạng đang lãnh đạo đất nước với trăm ngàn nỗi lo:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Những câu thơ như diễn tả tâm tình thi sĩ và chiến sĩ tại Việt Bắc. Tại sao Người chưa ngủ? Không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn nhiều nỗi lo cho đất nước. Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người. Chữ “nỗi” đã nói lên sự trăn trở của Bác khi cuộc chiến giành tự do độc lập vẫn còn dang dở.
Cảnh khuya là bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc mà còn chất chứa nỗi niềm, lo lắng cho vận mệnh tương lai của đất nước. Một con người vĩ đại toàn tâm toàn ý với mục tiêu giải phóng dân tộc.
2) Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.
Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.