K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2024

- Nguyên nhân

+ Do truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân VN.

+ Do tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần và các tầng lớp nhân dân.

+ Vai trò lãnh đạo của vua và các tướng nhà Trần.

 

5 tháng 4 2023

nguyên nhân thắng lợi :

- Truyền thống yêu nước , đoàn kêt chiến đấu dũng cảm của quân dân nhà Trần 

- Nhà Trần đề ra kế sách đánh giặc đúng đăn , sáng tạo 

- Sự lãnh đạo tài giỏi của vua Trần và các tướng ( Trần Thủ Độ , Trần Quốc Tuấn , Quang Khải , Trần Khánh Dự , ...

Mờ + ko có Tham khảo

Có tham khảo mà

10 tháng 12 2021

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

24 tháng 12 2021

À MIK GHI NHẦM ĐÂY LÀ MÔN LỊCH SỬ

 

24 tháng 12 2021

c

22 tháng 3 2022

refer

câu1

* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Phân bố: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

* Nhận xét:

- Quân đội mạnh thì mới bảo vện được đất nước, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

câu 2

* Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.





X

22 tháng 3 2022

Tham khảo:

1)

* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Phân bố: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

* Nhận xét:

- Quân đội mạnh thì mới bảo vện được đất nước, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

2) 

* Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

- Hậu quả Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".

18 tháng 12 2017

1, Nguyên nhân thắng lợi:

-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia kháng chiến, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc và vương hầu họ Trần là hạt nhân lãnh đạo.

-Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến sức dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân bằng nhiều biện pháp tạo nên sự gắn bó giữa triều dình và dân.

-Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nồng cốt là quân đội.

-Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dự đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ thế chủ động chuyển dần sag thế bị động để tiêu diệt chung, dành thắng lợi.

2, Ý nghĩa lịch sử

-đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vện lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

-Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc), góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

30 tháng 4 2016

- Kế hoạch và sự chuẩn bị đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền :

+ Ngô Quyền vào thành Đại La ( Tống Bình ) , bắt giết Kiều Công Tiễn , khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược.

+ Chọn cửa sông Bạch Đằng làm căn cứ trận địa cọc ngầm.

+ Ngô Quyền dự đoán quân Nam Hán sẽ đi vào nước ta bằng đường sông Bạch Đằng .

+ Lợi dụng địa thế và sự chênh lệch thủy triều , xây dựng trận địa cọc ngầm , có quân mai phục ở 2 bên đường.

30 tháng 4 2016

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ

11 tháng 12 2016

Câu 1:

+ Thuận lợi : cây trồng phát triển quanh năm , có thể xen canh gối vụ nhiều loài cây

+ Khó khăn : côn trùng , sâu bọ , mầm bệnh phát triển , lớp đất bề mặt dễ bị rửa trói

11 tháng 12 2016

Câu 2:Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...