K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2017

Gạch đầu dòng ngắn gọn nha bạn :) :

- Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, gắn liền với hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 6 ( sự tích Bánh chưng bánh dày). Bánh chưng thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

- Để làm bánh chưng, trước hết ta phải chuẩn bị các nguyên liệu sau:

*Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt.

*Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

*Gạo nếp: Gạo nếp có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác.

*Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam, sẽ thơm và bở hơn. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.

*Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công trong nông nghiệp. Thịt ba chỉ với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.

*Gia vị các loại: hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm.

* Tạo màu: bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. ( có thể cho phụ gia tạo màu vào nhưng đối với cách làm tại gia thì để thuần là tốt nhất).

- Chuẩn bị:

*Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Trước khi gói, lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc, cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).

*Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác, những viên sạn sỏi lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 10-12 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.

*Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ.Có thể nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.

*Thịt lợn: Thịt đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.

*Chú ý: khâu chuẩn bị này vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến thành phẩm.

- Cách làm:

_Gói bánh ( cách gói tay thông thường):

*Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập

*Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.

*Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,

*Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo

*Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh

*Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt

*Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ

*Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông

*Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay

*Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập

*2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

_ Cách luộc:

*Lấy nồi to, dày với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuống lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuống lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ ngon hơn.

- Bảo quản:

*Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

- Yêu cầu thành phẩm:

*Bánh có màu xanh ngọc, mịn màng.

*Bánh không nát quá cũng không rắn quá, hình bánh phải vuông vức, ngay ngắn.

*Nhân đều và thơm ngon ( đậu xanh phải mịn; thịt nạc phải thơm; gia vị rải đều vừa vặn, không để chỗ mặn chỗ nhạt).

*Bánh phải để được lâu ( không mốc, không ôi thiu).

- Bánh chưng là một món ăn dân tộc cổ truyền của nước ta, mang đậm bản sắc văn hoá Việt.

- Bánh chưng là tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết cổ truyền của Việt Nam.

- Trong câu đối phổ biến về sản vật ngày Tết, người ta thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

22 tháng 2 2017

Hơi dài, bạn tự rút gọn sao cho hớp lý nhé :))

22 tháng 8 2017

Gợi ý:banhqua

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

22 tháng 8 2017

Gợi ý bài 2:Chỉ là ý thui nha
‘Người mẹ có một êm dịu vô cùng…” Người mẹ đã trở về đúng ngày giỗ để làm trọn đạo lí và tự khẳng định tư cách người vợ, người mẹ trong gia đình. Mẹ đem về cho hai con nhiều quà. Tan học, trốn đường về nhà, bé Hồng gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Em gọi rối rít: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!Cảnh hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Mẹ cầm nón vảy… mẹ kéo tay con, xoa đầu con, hỏi..

Con “òa lén khóc nức nở”, mẹ cũng sụt sùi theo… Con sung sướng ngắm nhìn gương mặt thương yêu của mẹ. tự hào vì mẹ “vẫn tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn”, gì má “màu hồng” Bé Hồng được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất. Em được ”trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.Em sung sướng “đẩu ngả vào cánh tay mẹ”.

Bao “cảm giác ấm áp ” đã mất đi ,nay lại “mơn man khắp da thịt“. Miệng mẹ “xinh xắn nhai trầu” phả ra “thơm tho lạ thường“. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm ” .Tục ngữ có nói: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ ”.Tình mẹ con là vô cùng thiết tha, sâu nặng. Phút giây gặp lại mẹ, bé Hồng nói là những phút “rạo rực”.

Và em khẳng định ngợi ca: “Phải để lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bấu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có mệt êm dịu vô cùng

Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực. Mọi sự đẽo gọt, tô màu sẽ làm cho hồi kí trờ thành vô nghĩa. Chương “Trong lòng mẹ” rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị vãn chương đích thực. Lòng con thương nhớ,yêu kính mẹ, sung sướng và tự hào khi gặp lại mẹ. giọt nước mắt, cảm giác êm dịu khi được sống bên mẹ hiền… đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo. Những tình cảm sâu sắc ấy làm nên vẻ đẹp văn chương trong hồi kí cùa Nguyên Hồng, 60 năm về trước…

20 tháng 2 2017

Đã mấy ngày nay Minh không nói câu gì với tôi. (1) Chẳng lẽ cậu ấy giận tôi thật? (2) Tôi thật không thể tin được là cậu ấy lại phản ứng như thế! (3) Làm ơn đấy, ai nói cho tôi biết là mình phải làm sao đi! (4)

(1), (2), (3), (4) lần lượt là: Câu trần thuật, câu nghi vẫn, câu cảm thán, câu cầu khiến

21 tháng 12 2017

Đã mấy ngày nay Minh không nói câu gì với tôi. (1) Chẳng lẽ cậu ấy giận tôi thật? (2) Tôi thật không thể tin được là cậu ấy lại phản ứng như thế! (3) Làm ơn đấy, ai nói cho tôi biết là mình phải làm sao đi! (4)

(1), (2), (3), (4) lần lượt là: Câu trần thuật, câu nghi vẫn, câu cảm thán, câu cầu khiến

7 tháng 5 2017

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát

Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?

A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?

A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo

Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?

A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên

Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?

A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng

Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?

A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm

Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?

A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 3 (5,0 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.

7 tháng 5 2017

Cam ơn bạn nhìu nháhahayeu

25 tháng 4 2017

Bạn dựa vào dàn bài này nhé!

I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

25 tháng 4 2017

1. Giải thích các khái niệm:

Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

2. Bình luận về tự học:

a. Vai trò của tự học :
Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....
Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay

3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

29 tháng 8 2017

Dòng cảm xuc của nhân vật "tôi" là dòng cảm xúc theo trinh tự không gian và thời gian. Đây là dòng cảm xúc vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt trong lần đầu tiên đi học:
- Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi vật quanh mình thay đổi một cách lạ lùng, dù là con đường đã quen đi lại lắm lần. Và bỗng nhận ra rằng, chính mình đang có một sự thay đổi lớn lao: "hôm nay tôi đi học".
-Nhân vật"Tôi" đã có quyết tâm học tập ngay từ ngày đầu đi học, ko để thua kém bạn bè khi bảo với mẹ đưa cho mình cầm thước, bút.
-Rồi cảm thấy ngôi trường bỗng nhiên to lớn, đẹp đẽ, đâm ra lo sợ vẩn vơ...
-Qua 2 h/a so sánh thấy rằng nhân vật tôi khát khao, và mong muốn như những ng học trò cũ để khỏi sợ sệt.
-Cảm thấy lo sợ khi phải rời xa bàn tay yêu thương của mẹ, và cuối cùng, cậu đã bật khóc nức nở. Chi tiết ấy ko phải nói rằng nv ''tôi'' nhút nhát, nhưng là lần đầu tiên rời xa cái thế giới quen thuộc mà mình vẫn thường ngày đối diện, bc vào hoàn toàn 1 thế giới khác.
-Khi đã vào lớp, nv "tôi" lại thấy mọi vật hay hay. Và thích thú nhìn ra xung quanh. Rồi tự nhiên ko còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi mà là cảm giác gần giũ thân quen ngay với cả nh~ ng bạn chưa lần nào gặp mặt.

P/S : Nhân vật tôi chính là Thanh Tịnh

30 tháng 8 2017

CẢM ƠN BẠN RẤT NHÌU hehehehehihihihi

24 tháng 8 2017

Đặt nhan đề " Tức nước vỡ bờ " cho đoạn trích này có hợp lí. Bởi vì :

+Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

+Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

24 tháng 8 2017

"Tức nước vỡ bờ" cũng chính là nội dung của đoạn trik trong tp " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
Bn muốn giải thik nó à? CHúng ta cùng giải thik từng cụm từ và liên hệ với nội dung đoạn trik xem nhé

"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" COn giun xéo lắm cũng quằn" ấy mà