Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, tác giả Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" trước sinh mạng của người dân và bày tỏ niềm cảm thương của mình trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền đưa đến. Hai bức tranh đời tương phản, trái ngược ấy đậm đà chất hiện thực và thấm đẫm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.
(1)Từ Tôi trỏ con cò-->> Nhờ câu trước đó.
-Tôi 1: Phụ ngữ của động từ(vớt)
-Tôi 2: làm chủ ngữ.
(2) Tôi: trỏ Thành(atrai Thủy)--->> Nhờ nội dung đoạn văn
-tôi 1: Phụ ngữ cho danh từ mẹ(mẹ tôi)
-tôi 2: Phụ ngữ cho danh từ cánh tay
-tôi 3: Là chủ ngữ
(3) Ấy: Trỏ tài năng của quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn vai---> Nhờ câu trước đó.
(4) Thế: Trỏ sự việc mẹ yêu cầu 2ae chia đồ--> Nhờ câu trước đó.
(5,6) Ai, sao dùng để hỏi.
Tôi, ấy, sao, thế, ai--> là đại từ.
1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…
3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.
a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
b. Thân bài :
* Tả vài nét về mẹ:
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui, thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ?
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
1. VƯỜN RAU, AO CÁ CỦA BÁC
Dưới những vòm cây xanh phía sau Phủ Chủ tịch là một mái nhà sàn nho nhỏ, xinh xắn. Dòng người vào thăm lặng đi trong bồi hồi, xúc động. Căn phòng thanh bạch đơn sơ, thoảng mùi hương vườn. Tất cả như nói với đồng bào xa gần rằng Bác vừa đi công tác đâu xa, nhưng Người cũng còn kịp ra ao vỗ gọi cho đàn cá lên ăn. Nhìn đàn cá chen nhau tìm mồi, cạnh đó là vườn rau tươi tốt, dễ gợi cho mọi người nhớ về những ngày Bác sống ở chiến khu Việt Bắc.
Cuộc sống ở Việt Bắc khó khăn gian khổ nhiều. Tuy vậy dù bận đến đâu Bác cũng không quên nhắc nhở, động viên các cán bộ tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống, giảm bớt khó khăn. Ngày ngày, sau giờ làm việc lại thấy Bác đi tăng gia. Quanh khu vực Bác ở, mấy luống rau xanh, vài hốc bầu bí mọc lên là niềm vui, nguồn thúc đẩy anh em cùng làm theo Bác. Rau của Bác và các đồng chí cán bộ trồng tốt, nhiều khi ăn không hết, Bác lại nhắc đem sang tặng các cơ quan bên cạnh.
Khi về sống giữa Thủ đô, Bác vẫn giữ nếp quen lao động.
Năm đầu mới hoà bình có biết bao công việc bận rộn, nhưng Bác vẫn tranh thủ thời gian để tăng gia. Khu vườn trong Phủ Chủ tịch, lúc đầu, ngoài những chỗ trồng cây cũ còn có những khoảng đất bỏ trống, cỏ mọc um tùm. Thấy vậy, Bác bảo các đồng chí cán bộ:
- Bác cháu ta nên tổ chức khai hoang để lấy đất trồng rau ăn và trồng hoa cho đẹp.
Nghe lời Bác, buổi chiều nào mấy Bác cháu cũng vác cuốc ra vườn. Một thời gian sau, thay cho những đám cỏ hoang trước kia là những luống rau bắp cải, su hào xanh tươi mơn mởn. Trước ngôi nhà ở đã thấy các loại hoa khoe sắc, toả hương thơm ngào ngạt, trông thật vui mắt.
Cạnh nhà Bác ở còn có một ao tù cạn nước. Một lần, sau khi đi tưới rau về, Bác chỉ xuống ao vui vẻ bảo:
- Các chú sửa cái ao cạn này đi để nuôi cá thì rất tốt.
Theo ý Bác, mấy hôm sau các đồng chí cảnh vệ đã bắt tay vào sửa ao. Hàng ngày Bác thường ra động viên mọi người làm việc, Bác còn đem cả thuốc lá ra đưa tận tay cho từng người.
Công việc gần xong, Bác bảo:
- Ao đào sâu thế này Bác cháu ta sẽ thả được nhiều loại cá, như thế là tận dụng được thức ăn, không phí. Còn ở quanh ao, các chú thấy nên trồng cây gì cho đẹp?
Mọi người bàn tán sôi nổi. Người thì nêu ý kiến nên trồng hoa, người lại bàn trồng dừa, có người lại bảo trồng chuối… Mỗi người một ý. Nghe xong, Bác ôn tồn nói:
- Ý các chú đều hay cả, nhưng theo Bác thì ở xung quanh ta nên trồng râm bụt, cạnh bậc lên xuống ao trồng dừa, Bác cháu ta lại nhớ đến miền Nam.
Một thời gian sau, dừa và râm bụt đã lên xanh. Dưới ao, từng đàn cá bơi lội tung tăng. Chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác ra ao cho cá ăn. Sau tiếng vỗ tay nhè nhẹ của Bác, cá nổi lên tranh nhau đớp mồi.
Cá trong ao được Bác chăm sóc rất chóng lớn. Hàng năm cứ đến dịp Tết hoặc ngày lễ, Bác lại nhắc đánh cá để cho anh em cải thiện.
Đến thăm nhà Bác, đứng trước ngôi nhà, lòng ta bồi hồi xúc động bao nhiêu thì khi ra thăm vườn cây ao cá, thấy rau xanh tốt, cá trong ao vẫn sinh sôi nảy nở, từng đàn cá nổi đặc trên mặt ao đòi ăn rất đúng giờ, ta thấy vui vui. Và chính từ nơi đây, những chú cá xinh
QUÀ CỦA BÁC HỒ TẶNG CÁC CHÁU
Ngày Tết dương lịch năm 1960, mọi người lên Phủ Chủ tịch để chúc Tết Bác Hồ. Các cơ quan, đoàn thể trong nước, đoàn ngoại giao và ủy ban quốc tế đều đến đông đủ.
Vẫn trong bộ ka ki giản dị, với phong thái ung dung, chủ động, Bác đáp lễ vui vẻ và nói lời chúc mừng.
Sau tiệc ngọt, Bác cầm lấy một quả táo to cùng một túi kẹo đứng lên. Bác đi đến chỗ ông Đại tướng Ấn Độ và hỏi:
- Ngài Đại tướng có mang phu nhân sang đây không?
Vị Đại tướng râu hùm, hàm én, lẫm liệt oai phong là vậy mà lúc ấy, vì vô cùng xúc động trước vinh dự bất ngờ, bỗng lộ vẻ lúng túng, ấp úng đáp:
- Thưa Chủ tịch, cảm ơn Chủ tịch, tôi chỉ mang theo sang đây cháu trai năm nay chín tuổi.
- Thế thì Bác Hồ nói: Tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn.
Mọi người đều xúc động và vô cùng cảm phục một cử chỉ vừa thân mật vừa tự nhiên của Hồ Chủ tịch.
Rồi quay lại phía khách nước ngoài, Bác nói:
- Tết nhất, ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả ở trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà.
Cả phòng khách bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên. Khách nước ngoài khách trong nước ùa đến bàn tiệc, cầm lấy táo, lê, bánh kẹo, nét mặt hớn hở.
Trong cuộc sống, để đạt được một thành công nào đó thì nhất định người đó phải có lòng kiên trì, bền bỉ không chịu đầu hàng trước bất kì một khó khăn thử thách nào. Và người xưa đã từng đúc rút kinh nghiệm đó qua câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
Trước hết, câu tục ngữ này muốn nói lên thực tế rằng khi có một cục sắt nêu ta cứ kiên trì bền bỉ mài giũa nó thì đến một ngày nào đó, cục sắt to kia sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ. Từ câu tục ngữ này, cha ông ta xưa muốn khuyên răn chúng ta rằng: bất cứ việc gì con người cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả.
Câu nói này không biết xuất hiện từ bao giờ và cho đến này nó vẫn là một câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh được tính đúng đăn của câu tục ngữ qua thực tế cuộc sống.
Đối với những người học sinh chúng ta, lòng kiên trì cũng rất cần thiết. Ai đi học cũng mong muốn mình trở thành học sinh giỏi, song để đạt được mục đích đó lại không phải là chuyện đơn giản. Bởi kiến thức là vô cùng vô tận, sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, nếu ta đầu hàng trước những bài văn, bài toán khó thì ta sẽ không thể học tốt được. Thực tế có những bạn khi đọc đầu đề của một bài toán thấy khó thường nản chí không tự làm nữa rồi dần dần thành thói quen, cứ gặp những bài toán khó là không làm thì chắc chắn bạn đó sẽ không thể đạt được kết quả cao trong học tạp. Còn nếu trước các bài toán hóc búa ta cứ chịu khó mày mò, một tiếng không giải được thì hai tiếng và có thể hơn nữa chắc chắn ta sẽ làm được thì từ đó tạo cho ta một thói quen kiên trì học tập không hề nàn lòng trước bất kì một khó khăn nào.
Trong công việc cũng vây, có rất nhiều việc để làm được nó ta cũng phài cần đến lòng kiên trì. Chẳng hạn để dánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh như thực dân Pháp, đế quốc Mĩ thì nhân dân ta đã phải ngày đêm anh dũng chiến đấu dẫu con đường chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh mất mát. Và cha anh ta không hề nao núng trước hi sinh, gian khổ, thiếu thốn. Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ta có thể phần nào hiểu được điều này:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Sốt run người vừỉìg trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mành vá
Hay trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ta còn chứng kiến cả sự hi sinh mất mát:
Anh bạn dãi dầu khộng bước nữa.
Gục lên súng mũ bõ quên đời
Đọc những câu thơ trên thì phần nào ta thấy được hoàn cành của các chiến sĩ là vô cùng thiếu thốn nhưng những hi sinh mất mát đó chẳng làm nhu; ý chí chiến đấu của họ mà lại như động lực giúp họ chiến đấu anh dũng hơn. Chính nhờ ý chí kiên cường bất khuất, kiên trì bền bỉ cuối cùng chiến thắng đã về tay ta. Chúng ta đã giành lại tự do từ tay bọn thực dân, đế quốc vốn mạnh hơn nước ta rất nhiều.Và ngày nay trong đời sống ta cũng bắt gặp nhiều tấm gương sáng về ý chí. Sự kiên trì bền bỉ vượt lên khó khãn để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có lẽ chúng ta ai cũng từng biết đến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Người ta thường nói Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay, ấy vậy mà anh Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay từ khi còn rất nhỏ. Chắc chắn khi đó ai cũng nghĩ rằng cả cuộc đời này anh sẽ trở thành con người tàn phế. Nhưng không, chính bằng ý chí, sự kiên trì bền bỉ, anh đã tận dụng sự lành lặn của đôi chân để viết những nét chữ đầu tiên. Lúc đầu còn nguệch ngoạc và không biết đã bao lần anh bị chuột rút co quắp cả chân, đau đớn bực mình anh đã vứt tất cả vào xó nhà định sẽ không học nữa nhimg rồi anh lại kiên trì tập dần mỗi ngày một ít và anh đã thành công. Không những thế, chữ anh còn rất đẹp. Vậy là anh có thể đi học bình thường như các bạn khác, mặc dù vào những ngày đường trơn việc đi lại không hề dễ dàng nhưng anh đã vượt qua tất cả để trở thành con người có tri thức. Và trong cuộc sống hàng ngày, anh cũng cố gắng làm những việc có thể làm được để giúp đỡ mẹ cha. Hơn thế, anh còn làm những việc tưởng chừng như không thể đó là vớt bèo, băm bèo… Tất cả những việc làm đó rất khó khăn đối với anh thế nhưng anh đã làm được. Chúng ta hiểu rằng đó chính là ý chí nghị lực lòng kiên trì, quyết tâm đã giúp anh trở thành con người có ích cho xã hội. Anh đã trở thành một nhà giáo. Đây chính là một minh chứng cho câu tục ngữ xưa: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Ngày nay cũng có nhiều bạn học sinh đã vượt lên khó khăn vất vả của cuộc sống để được đi học và trở thành học sinh giỏi. Đó là những bạn do hoàn cảnh gia đình nên ngày ngày ngoài giờ học còn phải đi bán vé số hay phụ giúp cha mẹ bán hàng để có tiền ăn học. Các bạn luôn tranh thủ thời gian để học tập và thường đạt kết quả cao, đỗ đạt và trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Trong thực tế cũng chứng minh rằng nếu ta khống kiên trì bển bỉ trong học tập cũng như trong các công việc khác thì chắc chắn ta sẽ không thể thành công trong bất cứ công việc gì. Chẳng hạn như ta muốn học thật giỏi nhưng buổi tối mùa đông ngồi học một lát ta lại nghĩ đến chiếc giường ấm áp và vội vã học thật nhanh để đi ngủ trong khi bài cũ vẫn chưa học xong, bài tập cô giáo cho về nhà chưa làm, chưa chuẩn bị bài cho ngày hòm sau. Rồi có khi trước những công việc được giao chì cần có chút khó khăn là đã chùn bước thì chác chắn người đó sẽ chảng làm được việc gì tốt cả.
Do vậy cho đến tận ngày nay và có lẽ cho đến muôn đời thì câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim vẫn mang tính giáo dục cao. Đó là một lời khuyên, lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta trên con đường hướng tới tương lai.
Mình chỉ gợi ý thôi nha:(Trước cuộc họp chuẩn bị cho bầu lớp trưởng, bạn nên gặp ban tổ chức đăng ký bài phát biểu của mình.)
Hãy mở đầu bằng: Thưa các thày, (cô)
Thưa các bạn, hôm nay tôi muốn cùng các bạn thảo luận một số câu hỏi liên quan đến việc bầu chọn lớp trưởng của lớp ta.
Câu hỏi gộp của tôi là :
Tại sao phải bầu lớp trưởng. Nhiệm vụ của Lớp trưởng là gì?
Và vì sao tôi muốn làm lớp trưởng? có nhiều người muốn làm lớp trưởng như tôi không? Và vì sao có nhiều người không muốn làm lớp trưởng hoặc một chức danh nào đó trong lớp hay Đoàn thanh niên?
bạn sẽ phải hiểu một cách chính sác nhiệm vụ của lớp trưởng bạn hãy xuy nghĩ và phát triển nội dung các câu hỏi trên cùng với những giải đáp thẳng thắn cầu thị, giám nhận trách nhiệm, giám ứng cử để góp phần quản lý tổ chức lớp thật tốt trong học tập và cuộc sống của sinh viên. để có điều kiện đóng góp phương pháp làm việc của mình, mà mình tin là có hiệu quả hơn bạn phải là lớp trưởng Bạn sẽ đưa ra cách nhận thức vấn đề, sử lý vấn đề khác nhau cuả những người khác nhau trong tập thể lớp. hãy bám lấy mục tiêu học tập và rèn luyện để trở thành con người có đức có tài có ích cho quê hương đất nước. mọi hoạt động của lớp do lớp trưởng cầm đầu phải phục vụ mục tiêu đó.
Bạn hãy tự viết phần kết thúc. Với lòng nhiệt tình trong sáng không vụ lợi, với đường lối đúng đắn bạn sẽ giành được nhiều phiếu bầu trong lớp.
Chúc thành công.
Bạn ơi mik nún 1 bài thuyết trình nguyên vẹn mà bạn!
Cảm ơn bạn về góp ý nha
trong bài "cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi,phủ khắp phòng,la đà trên mặt đất làm người thi s̃i ngỡ là sương . Tuy từ"ngẩng"tạo cho ta 1 cảm giác buồn nhớ nhưng khung cảnh thiên nhiên ấy vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.Chính nhờ những từ ngữ,hình ảnh giàu tính gợi hình,gợi cảm ấy cùng với khung cảnh thiên nhiên đã tạo biểu hiện được nỗi nhớ quê mình và mang ý nghĩa sâu sắc,nói lên được tâm trạng của những đứa con xa quê.
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.
Học tốt!
Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở. Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí.
Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn.
Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.
Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.
Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!