Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả của Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là một tác phẩm nói về việc cũ của quê hương đất nước, ký thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách quê người. Tác phẩm hiện còn 28 thiên, có một số thiên mang yếu tố ly kì như những truyền kỳ, giai thoại, một số thiên gần như những "thi thoại" khá lý thú. Tất cả sự việc, cảnh vật và con người được tác giả nhớ đến thấp thoáng một số nét về xã hội, lịch sử, văn hoá thời Lý - Trần.
Thiên thứ 8, nhan đề chữ Hán là Y thiên dụng tâm (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng) kể chuyện Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi, qua đó ca ngợi y đức, kín đáo biểu lộ niềm tự hào về ông cha, tổ tiên mình.
Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Tông (1293 - 1314). Ông là một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để chữa bệnh giúp người, ông không "né tránh" máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh nhân chữa trị "tới khi khoẻ mạnh rồi đi”, ông không lấy tiền. Trong Ngư tiều y thuật vấn đáp, ta cũng bắt gặp một cụ lương y cao đẹp như thế:
Đứa ăn mày củng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Những năm đói kém dịch bệnh nổi lên, Phạm Bân còn dựng thêm nhà đón những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở. Ông đã cứu chữa được hơn ngàn người. Nhà ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc. Quan Thái y lệnh không làm giàu mà chỉ làm phúc. Y đức của ông toả sáng, cho nên được người đương thời trọng vọng. Tác giả nêu lên một số sự việc rất điển hình để làm nổi bật y thiện dụng tâm của Phạm Bân với bao tự hào ngợi ca của mọi người.
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có một tình huống gây cấn, đầy xung đột giữa tâm đức và danh lợi, giữa cái sống và cái chết, giữa an và nguy. Qua đó, tính cách, nhân cách, bản lĩnh xử thế của người thầy thuốc được tỏ rõ. Cùng một lúc có hai bệnh nhân, người đàn bà thì nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét bậc quý nhân trong cung đang bị sốt. Một bên là người đến gõ cửa mời gấp, một bên là vương triệu đến khám. Đã mấy ai dám trái lệnh vua? Phạm Bân đã có một cách ứng xử rất đẹp. Ông đã đi ngay đến cứu bệnh nhân khi mệnh sống... chỉ ở trong khoảnh khắc, còn bệnh của quý nhân thì không gấp, sẽ đến vương phủ sau: Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ. Cứu mệnh sống cho con bệnh nguy kịch là trên hết, trước hết. Phạm Bân đã ứng xử theo lương tâm người thầy thuốc, cho dù phận làm tôi không trọn vẹn, có thể nguy hiểm đến tính mệnh mình. Câu đối đáp của quan Thái y lệnh với quan Trung sứ đã thể hiện tầm vóc cao đẹp của một vị danh y. Trái mệnh vua là tội lớn: Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Ông thật là người dũng cảm, giàu đức hy sinh, có tâm đức, giàu y đức mới có sự lựa chọn vô cùng dũng cảm và đầy tình người như thế, như ông nói: Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khác, chẳng biết trông vào đâu-. -Ông nói lên niềm tin và sự anh minh của đức vua: Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát. Vì trái lệnh vua triệu, ông dũng cảm nhận: Tội tôi xin chịu. Qua đó, ta thấy Phạm Bân đã có "một tấm lòng" cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi, giữa mệnh sống bệnh nhân và sự nguy hiểm của bản thân mình. Câu nói của Phạm Bân vừa có lý vừa có tình, rất nhân bản, toả sáng một nhân cách cao quý. Có phần thưởng nào to lớn hơn khi Phạm Bân được Trần Anh Tông ngợi khen: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức....
Phạm Bân là hình ảnh tuyệt đẹp về người thầy thuốc giàu tình thương người, toả sáng tâm đức, y đức, để lại bao lánh yêu và ngưỡng mộ trong lòng ta. Lương y như từ mẫu. Cùng với các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác... nhân vật Phạm Bân sống mãi trong thời gian và lòng người. Đây là một truyện giản dị mà hấp dẫn, chứa chan tình người, nêu cao đạo đức của người thầy thuốc chân chính.
"Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" là câu chuyện đặc sắc được trích từ tác phẩm" Nam Ông Mộng Lục" của tác giả Hồ Nguyên Trừng. Đây là một truyện trung đại có hình thức ghi chép chuyện thật trong đó xoáy vào tình huống gây cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét. Khi đọc truyện, người đọc rất thán phục vị Thái Y lệnh Phạm Bân-một vị lương y nổi tiếng đời Trần. Ông không chỉ giỏi về nghề y mà còn có tấm lòng bồ tát quảng đại hiếm có. Ông sẵn sàng mang của cải trong nhà ra mua thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Ông còn dựng nhà cho người đói khát đến ở và cứu sống hơn ngàn người. Vì thế ông được mọi người trọng vọng. Đặc biệt hơn thái y còn thương yêu người bệnh đến mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Đứng trước tình huống phải lựa chọn giữa một người bệnh nặng là dân thường và một quý nhân bị sốt, thái y đã chọn quyết định chữa cho người bệnh nặng trước dù biết làm như thế là mắc tội với nhà vua có thể bị chém đầu. Tấm lòng của thái y với người lệnh thật đáng trân trọng biết bao.
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Hồ Nguyên Trừng)
I. VỀ TÁC GIẢ
Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.
Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.
Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.
2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.
3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.
4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".
2. Lời kể:
Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:
- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.
- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.
- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.
- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.
3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.
4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.
Đó là cô An, một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên, cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác, một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.
Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối lì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đưa trẻ no nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.
Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.
Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi con phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.
Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
P/S : Bạn tham khảo thêm ở dây nha ( http://lazi.vn/edu/exercise/ta-co-giao-ma-em-yeu-quy )
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa, nội dung kể về cách dạy con rất nghiêm khắc và tình thương con đặc biệt của bà mẹ Mạnh Tử. Bà đã cố tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp và dạy con vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành, phấn đấu.
Cốt truyện gồm năm sự việc diễn ra từ thuở Mạnh Tử còn nhỏ:
Sự việc 1: Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc. Bà nghĩ: Chỗ này không phải chỗ con ta ở được nên dọn nhà ra gần chợ.
Sự việc 2: Nhà ở gần chợ, thấy con bắt chước học theo thói bán buôn điên đảo, bà mẹ nghĩ: Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được nên dọn nha đến cạnh trường học.
Sự việc 3: Nhà ở gần trường học, thấy con bắt chước lễ phép, chăm chỉ học hành, bà mẹ vui lòng nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được lâu dài.
Sự việc 4: Thấy nhà hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế? Mẹ nói đùa: Để cho con ăn đấy. Biết mình lỡ lời, bà đi chợ mua thịt lợn về cho con ăn.
Sự việc 5 : Con đang đi học bỏ về nhà chơi, mẹ cầm dao cắt đứt tám vải đang dệt để ngầm ví với việc con đang đi học mà bỏ học. Sau khi nghe mẹ khuyên, con học tập rất chuyên cần.
Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.
Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.
Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.
Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.
Ngày xuân ý là đầu năm à nha!!!
ừm mk ko thường đọc mấy chuyện dạng như thế lắm nhưng bạn cứ làm đi
nhớ like nha
viết truyện hử...thui thì viết về One Piece ik, truyện đó cx hay đấy
“Lương y như từ mẫu” đó chính là câu nói đầu tiên mà tôi được học khi được truyền nghề y. Tôi là Phạm Bân _ một thái ý lệnh có tiếng trong kinh thành. Gia đình tôi nhiều đời làm nghề y, và dù qua bao nhiêu thế hệ thì chúng tôi đề cao nhất chính là đạo đức của nghề y, và việc chữa bệnh cứu người là trọng trách, nhiệm vụ của chúng tôi phải thực hiện khi theo nghề này. Tôi không phân biệt sang hèn, giàu nghèo mới chữa bệnh như những người khác, tôi cũng không bị cho phú quý, vinh hoa làm mất đi cái “đức” trong nghề của mình.
Vì từng chữa bệnh cho nhà vua mà tôi được phong chức thái y lệnh, đây là chức vụ quan trọng, chuyên theo hầu và chữa bệnh cho vua chúa, hoàng hậu và những bậc vương công quý tộc. Tôi vui mừng vì sự tín nhiệm này của nhà vua dành cho mình, nhưng không vì vậy mà tôi trở nên kiêu ngạo, quên mất nhiệm vụ của mình. Ngoài giờ lên triều, tôi mở y quán tại nhà của mình, đây là nơi mà tất cả mọi người trong thiên hạ đều có thể đến xem bệnh, chữa bệnh. Vì tôi biết những người đến y quán của tôi đa phần là những người nghèo, không có tiền khám chữa nên tôi truyền ý phân phó những gia nhân trong y quán của mình không được coi thường, dè bỉu mà phải tận tình phục vụ, tiếp đón.
Người đến y quán của tôi khá đa dạng, từ người già, trẻ nhỏ, đàn ông đến đàn bà, họ đến từ khắp các vùng miền trong cả nước. Vì lượng người đến y quán của tôi rất đông, một ngày tôi không thể khám chữa hết cho tất cả mọi người, hơn nữa tôi đặc biệt ưu tiên những người bệnh nặng trước, sau đó đến những căn bệnh nhẹ hơn, ít nguy hiểm đến tính mạng hơn. Nhưng cũng vì vậy mà mọi người phải lưu lại nhiều ngày trong y quán. Không muốn mọi người phải dầm sương dãi nắng bên ngoài nên tôi đã bỏ tiền xây dựng nơi ở cho mọi người, đó là những khoản tiền thưởng khi tôi làm chức vụ thái y lệnh của mình.
Đối với tôi vật chất chỉ là những thứ ngoài thân, không đáng để quan tâm, vì vậy tôi giúp đỡ mọi người để mọi người có thể yên tâm chữa bệnh. Với những người nghèo, tôi không chỉ giúp họ khám chữa bệnh mà tôi cắt thuốc miễn phí cho họ. Những nụ cười cảm kích, những khuôn mặt nhanh nhẹn, mạnh khỏe của họ chính là điều tôi tâm nguyện khi hành nghề y này. Tiếng đồn lan xa nên có rất nhiều người đến y quán của tôi chữa bệnh, có khi bệnh nhân bệnh nặng tôi có thể đích thân đến nhà chẩn mạch, cắt thuốc.
Hôm ấy, khi trời đã về khuya y quán của tôi cũng đã tắt đèn thì ngoài cử vang lên tiếng đập dồn. Tôi vội vã ra mở cửa, xuất hiện trước mặt của tôi là một gương mặt đầy lo lắng của một người đàn ông. Thì ra vợ của anh ta bị bệnh nặng nhiều ngày, nay trở nặng mà khuôn mặt tím ngắt, nôn ra nhiều máu. Thấy biểu hiện của bệnh nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ kia nên tôi không nói hai lời, mang theo hộp thuốc và yêu cầu người đàn ông kia dẫn đường. Sở dĩ tôi đi trong đêm mà không để sáng hôm sau vì những biểu hiện của người bệnh kia rất nguy kịch, nếu không được chạy chữa kịp thời thì không thể qua khỏi đêm nayMặt khác, đó có thể là một dịch bệnh, có thể lây lan cho nhiều người, nếu được chữa trị sớm thì nguy cơ lây lan cũng ít hơn, những người xung quanh cũng tránh bị lây nhiễm. Đối với những người thầy thuốc khác thường e dè những căn bệnh dịch, máu mủ dầm dề vì sợ lây nhiễm, nhưng tôi lại không cho là vậy, càng nguy hiểm thì càng phải chữa, vai trò và nhiệm vụ của người thầy thuốc không phải ở đó sao. Người ta đã tin tưởng thì mình phải dốc sức mà cứu chữa. Nhưng, vừa ra đến ngoài cổng thì bất ngờ thánh chỉ đến, nhà vua ra lệnh cho tôi ngay lập tức vào cung chữa trị bệnh cho một quý phi, mà vị quý phi nọ đang bị ốm, xuất hiện triệu chứng đau đầu.
Trong phút chốc tôi đã thoáng do dự, không biết nên làm thế nào, nếu chống lệnh vua sẽ bị tội mất đầu, nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì người phụ nữ kia sẽ chết. Nhưng những tia do dự ấy chỉ xuất hiện trong chốc lát, rất nhanh sau đó tôi đã có quyết định, mà quyết định này khiến ai nấy đều lo sợ , bất ngờ. Vì tôi quyết định đi chữa trị cho người phụ nữ nguy kịch kia trước, vì xét theo mức độ thì người phụ nữ kia nguy hiểm hơn, còn bệnh cảm mạo của quý phi thì tạm thời không có nguy hiểm gì. Ai cũng nói tôi quá mạo hiểm và lần này khó thoát khỏi tội chết, nhưng tôi không cho là vậy, là người thầy thuốc, cái gì nên làm tôi sẽ làm còn vấn đề sống chết tôi không quá coi trọng.
Được sự cứu giúp kịp thời, người đàn bà kia đã thoát khỏi cảnh nguy kịch, nếu uống thuốc đều đặn có thể khỏi nhanh trong vài tháng. Sau khi ở nhà người bệnh về, tôi đã đến cung thỉnh tội với nhà vua, nhưng trái với tưởng tượng của tôi, một là nhà vua sẽ chem. Đầu tôi vì trái thánh chỉ, mà nhẹ hơn thì cũng nổi giận, cắt chức, tống tôi vào đại lao. Nhưng đáp lại lời thỉnh tội của tôi lại là lời khen ngợi, nhà vua khen tôi thức thời, đặt mạng sống con người lên trên tất cả là điều đáng quý mà người thầy thuốc nên có. Tôi vô cùng cảm kích bởi sự thấu hiểu, sâu sắc của vị minh quân.
Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.
Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.
Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.
Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.
Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.
Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.
Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:
- Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!
Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.
Tôi thưa:
- Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng
mình chăng?
Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.
Tôi đành đáp:
- Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.
Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc thang cho người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:
- Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?
Tôi quỳ lạy:
- Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.
Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.
Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.
Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.
Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.
Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.
Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.
Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.
Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.
Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:
- Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!
Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.
Tôi thưa:
- Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng
mình chăng?
Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.
Tôi đành đáp:
- Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.
Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc ***** người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:
- Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?
Tôi quỳ lạy:
- Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.
Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.
Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.
Bài làm
Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.
Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.
Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.
Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.
Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.
Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.
Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:
- Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!
Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.
Tôi thưa:
- Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng
mình chăng?
Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.
Tôi đành đáp:
- Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.
Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc ***** người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:
- Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?
Tôi quỳ lạy:
- Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.
Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.
Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.