K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2021

Bạn tham khảo !

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội !

Ngày nay, tinh thần trách nhiệm cá nhân của học sinh, sinh viên đã phai mờ sau bao thế hệ, chính vì thế nên tinh thần "sống có trách nhiệm" rất cần thiết đối với tất cả chúng ta lúc này. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề "sống có trách nhiệm" để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có".Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?"Live each day as it come!" (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

Bạn tham khảo ạ !

10 tháng 11 2021

tham khảo

Tình hình dịch bệnh ở thành phố diễn biến phức tạp là điều không ai trong chúng ta mong muốn. Lúc này, cần lắm ý thức và sự chung tay của người dân. Mỗi người chịu thiệt một chút, bớt tư lợi, biết sẻ chia, giúp đỡ người yếu thế hơn mình; thấu hiểu, cảm thông và sẵn sàng hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu chống dịch. Nếu như đã không thể góp sức, thì cũng không nên làm ảnh hưởng đến sự nỗ lực của một tập thể đã và đang trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 đầy cam go này. Đây chính là lúc mỗi cá nhân cần thể hiện thái độ sống có trách nhiệm với chính bản thân và xã hội. 

10 tháng 5 2023
 

Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các “hoàng tử thơ”: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v… Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam: “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo và một trong những nội dung tiêu biểu của thơ mới là tình yêu quê hương như một nhà nghiên cứu từng nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới”.

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.

Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập: sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cảcây già với những gió gào ngànnguồn hét núi:

“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”

Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.”

Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng.

=333 chúc bạn học tốt

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp, và nó đã từng xuất hiện thường xuyên trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,... hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

22 tháng 12 2021

Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khỏe” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy,người ta vẫn hút thuốc. Hút đến vàng răng, vàng cả ngón tay cầm thuốc,hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh… Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút, trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.

 

Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicotin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khỏe và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng.

 

Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khỏe vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…

 

Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khỏe của mình và cảm giác của những người xung quanh.

 

Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm ?

 

Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá ?Có lẽ cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao, chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình mình.

 

Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá!

 

22 tháng 12 2021
Nguyễn Việt Anhnó bay rồi m ak 

 

1 tháng 9 2021

ko hiểu gì hết 

???