Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khao cach soan :Soạn bài Tấm Cám, Trang 72 SGK Ngữ Văn lớp 10
trên sông có chiếc lá
trôi nhanh theo thuyền cá
ôi bài thơ hay quá
Chúc mừng Thảo và rất cảm ơn mọi người đã ủng hộ cho cuộc thi. Hi vọng sau này sẽ có dịp để tổ chức cuộc thi lần 3
Chúc mọi người sẽ có 1 kì nghỉ lễ 2-9 vui vẻ và 1 năm học mới thành công> Yêu thương!
Giấy chứng nhận đẹp quá à, hóng giấy chứng nhận của hai giải nhì và ba nữa ạ :3 Chúc mừng Thảo.
Cảm nghĩ đoàn viên
Mừng ngày hai sáu tháng ba
Nguồn vui tuổi trẻ nở hoa tưng bừng
Bảy ba năm lớn không ngừng
Vì dân vì nước hiến dâng đức tài
Tôi yêu đoàn như muôn hoa lá
Đoàn vinh quang óng ả giữa mùa xuân
Đang thúc giục tinh thần tôi cố gắng
Để vươn lên hàng ngũ của đoàn
Tôi yêu đoàn, tôi yêu biết mấy
Giây phút nào tả được lòng tôi
Nguyện một lòng cố gắng bạn ơi
Để xứng đáng là đoàn viên giỏi
Nào bạn ơi vững vàng rắn rỏi
bước lên đường bao thế hệ đã qua
Cất tiếng hát và làm nhiều việc khác
Để đất nước ta ngày một đẹp hơn
Ánh sáng Đoàn
Hôm nay là ngày 26/3
Là ngày kỷ niệm đoàn ta ra đời
Đoàn mang tên Bác rạng ngời
Ngàn bông hoa nở đẹp tươi sắc hồng
Là tương lai của núi sông
Kế thừa truyền thống cha ông anh hùng
Mặc cho giông tố bão bùng
Dưới cờ Đoàn quyết xung phong đi đầu
Đời vui đẹp cánh chim câu
Tung hoành bay lượn giữa bầu trời xanh
Chúng em chăm chỉ học hành
Hăng say rèn luyện trở thành đoàn viên
Mỗi điểm tốt mỗi việc làm
Là bông hoa nở đẹp tươi dâng đoàn
Chào mừng đoàn ta
Chào mừng 26/3
Là ngày thành lập đoàn ta ra đời
Giương cao cờ đỏ sáng ngời
Đoàn ta tiếp bước theo lời cha anh
Trải qua khói lửa chiến tranh
Theo lời Bác dạy khó khăn không lùi
Bao gương anh dũng sáng ngời
Ta nguyện gìn giữ đời đời không quên
Mỗi bước đi mỗi bước tiến lên
Đoàn ta viết tiếp nên thiên sử vàng
Hôm nay ngày hội của Đoàn
Mừng vui xin tặng muôn vàn điểm cao.
Vẫn cái dáng còm cõi, bước từng bước nặng nề như gánh cả nổi buồn nhân thế trên lưng, lão bước đi ê a lẫn thẩn. Trời khuya rồi và cái lạnh càng xé da cắt thịt lão. Lão đi về phía công viên- ngôi nhà của lão. Cái đêm này người ta bảo là giáng sinh, là ngày mà chúa sinh ra và ban phước lành gì đấy, lão không biết chỉ thấy cái ngày này lạnh quá, cái đất Sài Gòn vốn ấm áp nhưng hình như ngày này nó lạnh nhất. Tụi trẻ con, tụi thanh niên bọn nó mừng, nó được diện áo ấm mới đi chơi giáng sinh, thậm chí lão còn nghe đâu đấy ước muốn có tuyết của những cô bé mộng mơ để đêm noel giống nước ngoài mới đúng cách. Lão chả muốn như thế chút nào, chỉ thế này thôi lão đã lạnh lắm rồi, nói gì đến tuyết. Đêm nôel cũng như bao đêm khác, tẻ nhạt với lão, lành lùng và cô đơn thảm hại.À mà không, noel người ta đi chơi nhiều, trẻ con cũng có, tụi thanh niên cũng có, người lớn cũng có, và cả những người già trạc tuổi lão cũng ra đường nếm cái mùi giáng sinh “thiêng liêng” mà chỉ những người an nhàn mới nghĩ tới. Đông người lão gắng gượng đi thêm vài đoạn công viên nữa, cố kiếm thêm vài đồng.
Cái áo rách vai, ở chổ tà áo từng đường vân bẩn, lão vẫn lê từng bước chân khó nhọc, người lão bốc lên một mùi khó chịu, vẻ mặt già nua hốc hác, hằn lên nỗi khổ cực của đời người càng làm cho lão thêm vẻ tội lỗi và đáng thương hơn, có lẽ vì thế mà người ta cho lão nhiều tiền. Nhất là trong cái đêm này, một đêm rộn rã những nhạc, những đèn, người ta hình như muốn làm thêm việc gì thiện, có thể là để tích đức, hay vì muốn lão biến đi cho nhanh để không làm phiền, người ta cũng ném cho gã mấy đồng.
Cái ghề ăn mày… chúng nó đàm đúm nhau, ăn chơi hò hét, lão đến bọn nó xị mặt quát lớn vào lão, có vài cô gái bịt mũi xua tay, rồi họ cũng vứt cho lão mấy đồng: biến đi lão già. Người có học, họ dừng lại bộc lộ chút thương cảm mà mở ví cho vào cái nón rách của lão mấy đồng. Đều là bố thí cả, lão vui, cái nghề ăn mày còn gì vui hơn khi người ta cho lão tiền. Dù chỉ với năm trăm bạc rách chúng nó cả thể chửi lão, sỉ nhục lão có thể đó là cách làm cho chúng bớt tiếc đồng tiền mình vừa bỏ ra, dù chỉ với 1 đồng xu rỉ rét một thằng nhóc cũng có thể tự hào rằng mình đã làm một việc tốt, cứu rỗi một tên xin mày, và dù biết đâu nhờ đồng tiền của mình mà ông ta có thể sống tiếp thêm vài ngày nữa. Lão cười nhạt, hề gì! Gần sáu mươi năm, lão đã đi gần hết cái dốc của cuộc đời, quanh lưng lại, bạt bẽo, có gì để lão nhớ!?
Cái ngày xám xịt nào đó, lão được sinh ra, bơ vơ, lạc lõng, trong tiềm thức của lão không có mẹ, có bố, chỉ có cái chăn cũ trùm kín một em bé sơ sinh đang cố khóc thật to để níu kéo mẹ nó, có những bữa ăn nay đây mai đó của những cô hàng rong truyền tay nhau nuôi lão. Rồi theo thời gian, lão xoáy vào cuộc đời thành một hạt bụi đời bơ vơ trơ trẽn. Lúc còn sức khoẻ thì lão cướp dựt của thiên hạ, bây giờ lúc về nhà lão lại chào nón xin ăn, mang trên mình bộ mặt kham khổ, tội nghiệp, tựa như chưa từng có cái quá khứ nhơ nhuốc đó. Lão sống qua ngày, từng ngày từng ngày vô định, lão chờ một cái chết, chờ lưỡi dao của tử thần kéo lão đi- một mảnh đời bơ vơ không đáng có.
Lão mệt, không muốn lê thêm bước nào nữa, công viên đông nghịt người, khó khăn lắm lão mới kiếm được một góc khuất rống rãi, gã kéo tấm chăn cũ rích đã rách loan lỗ ra che tấm thân già còm cõi của lão, có mỗi mẫu bánh mì lão vẫn chưa ăn, răng lão không nhai nổi nó nữa, lão nằm dài, phó mặc, lão nghe cái chết đang cận kề.
Đêm giáng sinh, tiếng nhạc rộn rã, nghe nó lại gợi lại cho lão quá khứ của mình, hồi đó lão thèm được đến nhà thờ với gia đình trong đêm này, thèm được mẹ mua cho cái áo ấm mới như những đứa trẻ mà lão đã trông thấy giữa đường, thèm được một bữa cơm ấm cúng… nhiều lúc lão muốn tin vào cái điều ước, những phước lành thiên liêng mà chúa ban cho, nhưng thực tại làm mờ đi những hi vọng và cả đức tin trong lão, lão biết cái tội lớn nhất của lão là biết….thèm. Sự thèm khát yêu thương làm cho lão không có lấy một đêm ngon giấc, ngay cả nhưng giấc mơ của lão cũng thật u ám man rợn. Lão cố mườn tượng trong xa xăm, nhưng khuôn mặt là “người thân” của lão, không biết từ bao giờ, lão thôi trách móc, thôi hận thù họ, lão nằm đấy chờ đợi cái chết của mình trong tiếng nhạc noel réo rắc.
Lẫn trong những tiếng nhạc, tiếng cười nói, có tiếng khóc yếu ớt của trẻ con, lão cố ngồi dậy, tìm đến một góc sâu trong bụi cây- nơi phát ra tiếng khóc cạnh chổ lão ngủ, lão thảng thốt, một đứa bé cuộn tròn trong tấm chăn cũ, đang cất từng tiếng khóc yếu ớt, có lẽ vì đói, vì lạnh, lão cúi xuống, cố gắng thật khéo léo bế đứa trẻ trên tay, lão tìm thấy lá thư cạnh bé- một người nữa đã phũ phàn bỏ rơi một sinh linh bé nhỏ. Lão khóc. Lão móc hết mấy đồng tiền lẻ trong túi gắng mua một hộp sữa, lão mon mem, lão vụn về khi cho bé uống, nhưng rồi đứa bé cũng nín hẳn khi có sữa. Nó đói lòng, đói cả tình người. Nước mắt lão chừng chực trào ra.
Đêm dần trôi, mọi người vẫn ồn ào vui vẻ, chả ai để ý đến một lão già đang nằm thoi thóp từng hơi thở yếu ớt, lão run lên vì lạnh, vì đói…
Lão chết khi đôi tay vẫn còn ôm chặt đứa bé đang cuộn tròn trong tấm chăn của lão, lão ra đi thanh thản như chính những gì lão chờ đợi, nụ cười vẫn còn trên môi lão vì lão biết cái chết của lão cứu sống một sinh linh mới chào đời. Em bé ngon lành ngủ, em như ấm áp hơn trong vòng tay ôm chặt của lão, em thôi không khóc, em sẵn sàng đón chào cuộc đời dù còn quá nhiều chông gai phía trước.
Trong làn sương mờ lúc nửa đêm, trên cao, một ngôi sao loé sáng rực rỡ rồi vụt tắt, đổi ngôi cho một ngôi sao bé bỏng lấp lánh.
Tiếng chuông giáo đường rung lên, cuốn theo muôn vàng suy nghĩ, những dòng suy nghĩ bay cao, bay xa, dệt thành những điều ước thiêng liêng trong đêm giáng sinh.
….Để gió cuốn đi một tấm lòng!
viết 1 đoạn văn ngắn (khoản 10-15 dòng )trình bày suy nghĩ của em về hình tượng người phụ nư vn
Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại Cáo Bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc đã dẹp yên giặc Ngô. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của Người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương Bắc với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.
Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc mInh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.
Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em,phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.
Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội.Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi đan tộc.Nếu ko có một tấm lòng rộng mở, nếu ko có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực
Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.
Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được ?
Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.
Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.
Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.
Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hung văn(áng văn bất hủ muôn đời). Để rôì văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.